Rối loạn tiền đình gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau đầu, mất thăng bằng, chóng mặt, hoa mắt, dễ ngất xỉu,… ảnh hưởng đến cuộc sống. Dùng thuốc rối loạn tiền đình là biện pháp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng. Vậy bị rối loạn tiền đình uống thuốc gì an toàn nhất? Dưới đây là 5 nhóm thuốc điều trị rối loạn tiền đình được các chuyên gia khuyên dùng.
1. Hội chứng rối loạn tiền đình
Hệ tiền đình có vai trò giúp cơ thể duy trì trạng thái thăng bằng khi di chuyển và thực hiện các động tác như cúi người, xoay đâu, đi, đứng,… Hội chứng rối loạn tiền đình là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng, buồn nôn, nôn mửa, đầu óc xây xẩy, quay cuồng, dễ ngất xỉu…
Những đối tượng dễ bị mắc rối loạn tiền đình như:
- Nhân viên văn phòng ngồi lâu, thường xuyên làm việc với máy tính.
- Bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ, khiến chèn ép động mạch, ảnh hưởng đến lưu lượng máu lên não.
- Môi trường làm việc căng thẳng, áp lực, không gian chật hẹp, ồn ào.
Xem thêm:
- Top 7 thuốc rối loạn tiền đình của Hàn Quốc tốt nhất
- Top 8 thuốc rối loạn tiền đình của Mỹ hiệu quả nhất
- Top 10 thuốc rối loạn tiền đình của Nhật được tin dùng
2. Rối loạn tiền đình uống thuốc gì?
Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh rối loạn tiền đình nên chủ yếu cần phải tập trung tìm hiểu căn nguyên gây bệnh để điều trị. Tùy từng triệu chứng, đối tượng mắc bệnh mà sẽ có phác đồ điều trị rối loạn tiền đình khác nhau như dùng thuốc, phẫu thuật, phục hồi chức năng, trong đó dùng thuốc rối loạn tiền đình là thông dụng nhất. Dưới đây là một số loại thuốc trị rối loạn tiền đình được sử dụng phổ biến hiện nay:
2.1. Thuốc thuộc nhóm kháng histamin
Rối loạn tiền đình uống thuốc gì? Các loại thuốc Promethazine, dimenhydrinate, scopolamine… thường được dùng để giảm triệu chứng khi người bệnh bị chóng mặt, chống nôn… Tuy nhiên những loại thuốc này có tác dụng phụ chính là gây buồn ngủ sau khi sử dụng. Nên những người bệnh làm nghề lái xe hay có công việc cần độ tập trung cao cần thận trọng khi dùng thuốc này.
2.2. Thuốc làm giảm chóng mặt, buồn nôn
Acetyl leucin là hoạt chất có tác dụng điều trị các triệu chứng của rối loạn tiền đình như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn. Tuy nhiên thuốc có tương tác với một số thuốc khác nên trước khi dùng loại thuốc chữa rối loạn tiền đinh này người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn. Nếu tự ý sử dụng Acetyl leucin có thể gây nên rất nhiều vấn đề về sức khỏe.
2.3. Nhóm thuốc ức chế calci
Flunarizin có hiệu quả cao trong việc điều trị tình trạng chóng mặt do rối loạn tiền đình, giảm đau nửa đầu, thiểu năng tuần hoàn não. Tuy nhiên, khi dùng thuốc có thể làm tăng triệu chứng trầm cảm, buồn ngủ cũng như ảnh hưởng tới hệ thần kinh, đặc biệt những người mắc bệnh Parkinson. Dó đó người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng thuốc rối loạn tiền đình ức chế calci.
2.4. Nhóm benzodiazepines (diazepam)
Tuy nhóm thuốc benzodiazepines có tác dụng tốt trong việc giúp giảm lo lắng, trấn tĩnh nhẹ nhưng người bệnh không nên được dùng lâu dài, thường xuyên, vì sẽ khiến người bệnh lệ thuộc vào thuốc rất nhiều. Nhóm thuốc benzodiazepines cũng nằm trong danh sách thuốc kê đơn nên người bệnh chỉ sử dụng điều trị khi được bác sĩ chỉ định.
2.5. Điều trị hỗ trợ, tăng tuần hoàn não
Rối loạn tiền đình uống thuốc gì để nhanh cải thiện? Gingko biloba, piracetam… thường được dùng để hỗ trợ, tăng tuần hoàn não đem đến hiệu quả cao nếu người bệnh rối loạn tiền đình có thể sử dụng. Nhưng tốt nhất vẫn nên kiểm tra sức khỏe và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Bên cạnh các loại thuốc uống thì còn có loại thuốc tiêm mà người bệnh có thể dùng được như thuốc Gentamicin, thuốc Steroids… được dùng để cải thiện tình trạng chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi.
3. Lưu ý khi sử dụng thuốc trị rối loạn tiền đình
Việc sử dụng thuốc rối loạn tiền đình để điều trị khá phổ biến và đem đến hiệu quả. Tuy nhiên để nhận được kết quả tốt nhất thì người bệnh khi sử dụng thuốc cần lưu ý:
- Nên dùng thuốc theo tư vấn, chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu trong quá trình sử dụng thuốc xuất hiện những vấn đề bất thường nên báo cho bác sĩ biết và đến bệnh viện ngay. Thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em; các đối tượng mẫn cảm, dị ứng thuốc; người lái xe, vận hành máy móc.
- Nên sử dụng thuốc sau bữa ăn để tránh kích ứng dạ dày.
- Người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tránh thuốc lá, caffeine… Nên duy trì một chế độ ăn lành mạnh nhiều rau củ quả tươi.
- Chú ý giữ tư thế cơ thể tốt, tránh cúi đầu xuống quá vai, ngửa cổ lên hoặc xoay người gấp.
- Nên hạn chế ở những nơi có tiếng ồn, làm việc trong môi trường căng thẳng, lo âu.
- Nên chọn nghe nhạc, vận động nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình.
Cùng với việc dùng thuốc rối loạn tiền đình theo chỉ dẫn của bác sĩ thì người bệnh có thể chọn dùng sản phẩm bổ sung giúp tăng lưu thông máu và bảo vệ hệ thần kinh an toàn. Nên chọn sản phẩm có chứa Ginkgo Biloba, Cao Blueberry, fursultiamine tiền Vitamin B (B1, B2, B6), Chondroitin. Các thành phần này có tác dụng hỗ trợ điều trị và dự dự phòng bệnh rối loạn tiền định, giảm các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình nếu có. Trong đó Ginkgo biloba giúp tăng chức năng tuần hoàn não và chữa trị các bệnh về trí não. Cao blueberry góp phần ổn định huyết áp và duy trì hoạt động bình thường của các dây thần kinh. Chondroitin và tiền vitamin B1, Vitamin B2, B6 có công dụng làm dây thần kinh bị tổn thương phục hồi nhanh chóng.
Bệnh rối loạn tiền đình cần được thăm khám cẩn thận với bác sĩ chuyên khoa rồi mới dùng thuốc rối loạn tiền đình phù hợp, tránh các tác dụng phụ không mong muốn và nhận được hiệu quả tốt nhất khi điều trị.
Bài viết liên quan:
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn