Tiêu chảy là bệnh lý cực kỳ phổ biến và xảy ra ở mọi đối tượng, làm xáo trộn cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Một trong những cách cầm tiêu chảy nhanh nhất đó là uống thuốc. Vậy thuốc tiêu chảy nào tác dụng nhanh và an toàn, cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
1. Nguyên nhân gây tiêu chảy
Có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta gặp phải tình trạng đau bụng và tiêu chảy. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp mà mọi người cần biết để phòng ngừa và có phương án khắc phục kịp thời.
- Do thực phẩm không đảm bảo: Thức ăn không được bảo quản tốt dẫn đến ôi thiu, quá hạn sử dụng, nấm mốc và không đảm bảo vệ sinh khi chế biến… là nguyên nhân gây tiêu chảy. Tình trạng này thường xảy ra đối với những người thường xuyên ăn đồ ăn bên ngoài kém vệ sinh.
- Rối loạn vi khuẩn đường ruột: Xảy ra khi người bệnh ăn phải những loại thực phẩm chứa một vài loại vi khuẩn như Salmonella, Clostridium, khuẩn tụ cầu… dẫn tới ngộ độc. Khi những mầm bệnh này đi vào cơ thể gây nên tình trạng kích thích các mô trong đường tiêu hóa gây nên tình trạng viêm nhiễm và đau bụng tiêu chảy.
- Mắc các bệnh về dạ dày: Một vài bệnh như viêm dạ dày, viêm đại tràng… cũng là nguyên nhân khiến bạn gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy.
- Hội chứng ruột kích thích: Tuy đây là chứng bệnh lành tính không gây ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng lại thường xuyên xuất hiện các triệu chứng khó chịu như đau bụng, rối loạn nhu động ruột, tiêu chảy.
- Giữ vệ sinh kém: Không rửa tay trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh. Dụng cụ nấu ăn không được rửa sạch như bát, đĩa, cốc, thìa,…
- Ăn phải thức ăn lạ: Một số người có hệ tiêu hóa nhạy cảm nên khi ăn phải thức ăn chưa nấu chín hoặc lần đầu tiên ăn món mới, uống sữa… cũng gây tiêu chảy.
- Nguồn nước ăn bị ô nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiêu hóa, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và dẫn tới tiêu chảy.
2. Thuốc trị tiêu chảy loại nào tốt nhất?
2.1. Bù nước và điện giải Oresol
Vì vậy, việc cấp thiết đầu tiên trong quá trình điều trị tiêu chảy đó là bù nước và điện giải bằng dung dịch Oresol cho cả người lớn và trẻ em. Có 2 loại Oresol phổ biến là dạng bột và dạng viên sủi, tùy từng hãng mà hàm lượng khoáng chất trong oresol khác nhau, nên cần pha đúng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Pha đúng liều lượng sẽ tăng hiệu quả bù nước và giảm tác dụng phụ.
Một số chú ý khi sử dụng dung dịch bù nước và điện giải để cầm tiêu chảy:
- Dùng khoảng 10ml/kg trọng lượng cơ thể sau mỗi lần đi tiêu chảy để phòng ngừa mất nước. Từ 10 tuổi trở lên thì uống theo nhu cầu.
- Uống 75ml/kg trong 4 giờ đầu để cung cấp chất điện giải. Khi đã hết dấu hiệu mất nước thì uống liều phòng ngừa.
- Uống hết dung dịch oresol đã pha trong 24 giờ.
- Nên dùng nước đun sôi để nguội pha oresol, tránh dùng nước khoáng vì trong nước khoáng có ion điện giải sẽ là sai lệch tỷ lệ khoáng chất của dung dịch bù nước.
2.2. Thuốc chữa tiêu chảy Berberin
Berberin là thuốc có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên, chứa các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn và được sử dụng phổ biến trong điều trị tiêu chảy, kiết lỵ do ký sinh trùng và vi khuẩn, ngăn tình trạng bội nhiễm nấm, vi khuẩn E.Coli và tả.
- Dạng bào chế: Berberin được bào chế thành nhiều dạng như viên nén, viên nang, viên nén bao đường, viên nén bao phim, thuốc nhỏ mắt.
- Đối tượng sử dụng: Thuốc trị tiêu chảy Berberin dùng được cho cả người lớn và trẻ em. Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Lưu ý sử dụng: Phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người huyết áp thấp, người có nồng độ bilirubin trong máu cao cần cẩn trọng khi dùng thuốc.
2.3. Thuốc cầm tiêu chảy Diphenoxylate
Diphenoxylate là thuốc hỗ trợ kiểm soát thuốc trị bệnh tiêu chảy triệu chứng nhẹ hoặc tiêu chảy du lịch không biến chứng.
- Dạng bào chế: Dung dịch uống diphenoxylate và viên nén diphenoxylate hydrochloride.
- Đối tượng sử dụng: Phù hợp với người lớn và trẻ em. Người già trên 65 tuổi tránh sử dụng.
- Lưu ý khi sử dụng: Không dùng cho người bị tiêu chảy do ngộ độc, không dùng cho bệnh nhân sốt cao, phân dính máu. Tuân thủ đúng liều lượng sử dụng. Thận trọng khi lái xe.
2.4. Thuốc chữa tiêu chảy Loperamid
Đau bụng tiêu chảy nên uống thuốc gì? – Loperamid. Loperamid là thuốc trị tiêu chảy cấp không rõ nguyên nhân và tình trạng ỉa chảy mạn tính. Loperamid làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch ở đường tiêu hoá, và tăng trương lực cơ thắt hậu môn, giảm nước trong phân. Đồng thời, Loperamid còn có tác dụng tăng vận chuyển dịch và chất điện giải giúp hạn chế được tình trạng mất nước khi đi ngoài nhiều lần.
- Dạng bào chế: Viên nang
- Đối tượng sử dụng: Người lớn, trẻ em bị tiêu chảy cấp, tiêu chảy mạn.
- Lưu ý khi dùng thuốc: Thuốc Loperamid chỉ điều trị triệu chứng không điều trị nguyên nhân. Cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc vì có thể gây phản ứng ngược, ứ đọng vi khuẩn, hoặc hiện tượng căng trướng bụng.
2.5. Thuốc chữa tiêu chảy Codein
Codeine là thuốc giảm đau nhóm opioid được sử dụng để trị các cơn đau co thắt từ nhẹ đến vừa phải khi bị tiêu chảy cấp và ho. Có thành phần là chất Codein phosphat có tác dụng giảm đau, điều hòa nhu động ruột.
- Dạng bào chế: dạng bột, viên nén, dung dịch, dung dịch tiêm.
- Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ nhỏ trên 2 tuổi đều có thể sử dụng thuốc cầm tiêu chảy Codein dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Lưu ý khi sử dụng: Một số tác dụng phụ nghiêm trọng như nhịp tim chậm, mạch yếu, ngất xỉu, xuất hiện ảo giác, thở khò khè, thở dài,… Cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia trước khi uống thuốc trị bệnh tiêu chảy Codein.
2.6. Thuốc trị tiêu chảy Diarsed
Thuốc tiêu chảy Diarsed điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp và mạn do tăng nhu động ruột, giúp giảm số lần đi ngoài, giảm thể tích phân và giúp phân đặc hơn.
- Dạng bào chế: Viên bao
- Đối tượng sử dụng: Trẻ em trên 30 tháng và người lớn.
- Lưu ý khi sử dụng: Nếu quên liều thì không uống gộp. Nên kiểm tra độ nhạy cảm của từng cá nhân với diphenoxylate, biểu hiện bằng hiện tượng ngủ gà. Có thể xuất hiện tác dụng phụ như nôn, buồn nôn, đau đầu, phát ban da.
2.7. Thuốc điều trị tiêu chảy Pepto Bismol
Trong các loại thuốc điều trị tiêu chảy phổ biến hiện nay luôn có mặt Pepto Bismol. Pepto-Bismol® là thuốc trị tiêu chảy khi đi du lịch, giảm tiêu chảy và giảm các triệu chứng về dạ dày như ợ, ói mửa, khó tiêu, buồn nôn, đầu bụng.
- Dạng bào chế: thuốc siro, thuốc nhai, thuốc uống
- Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em đều sử dụng được.
- Lưu ý sử dụng: Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, trẻ em, người cao tuổi cần có chỉ định của bác sĩ. Có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như dị ứng, nhịp tinh nhanh, miệng khô… Người đang dùng thuốc chống đông máu, bệnh nhân gout, tiểu đường, người bị dị ứng với các thành phần thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Nếu thấy triệu chứng chảy máu như tiêu chảy kèm sốt, phân lẫn máu và dịch nhầy, dạ dày bị loét, dị ứng aspirin hoặc salicylat thì bạn cần đi khám sớm để có phương pháp điều trị tốt nhất.
2.8. Thuốc trị tiêu chảy Racecadotril
Racecadotril là một loại thuốc chống tiêu chảy, hoạt động như một chất ức chế enkephalinase ngoại vi, có tác dụng chống nôn, hoạt động bằng cách làm giảm sự tiết nước và các chất điện giải vào ruột. Từ đó trị nhanh chứng bệnh tiêu chảy cấp.
- Dạng bào chế: viên
- Đối tượng sử dụng: Trẻ em và người lớn tùy theo độ tuổi sẽ có liều lượng phù hợp, cần hỏi bác sĩ trước khi uống.
- Lưu ý khi sử dụng: Thuốc điều trị tiêu chảy không giúp bù nước, người bệnh cần bổ sung nước và điện giải theo tình trạng. Người có bệnh liên quan đến gan thận cần thận trọng.
2.9. Smecta – Thuốc chữa đau bụng tiêu chảy
Một trong những thuốc tiêu chảy được ưa chuộng nhất là Smecta, điều trị tiêu chảy cấp và mạn tính, cải thiện hội chứng ruột kích thích, trào ngược dạ dày thực quản.
- Dạng bào chế: Hỗn hợp pha dịch uống, thụt trực tràng.
- Đối tượng sử dụng: Dùng được cho cả trẻ sơ sinh, trẻ em, người lớn và người cao tuổi
- Lưu ý khi sử dụng: Một số tác dụng phụ thường gặp như phát ban, nổi mề đay, ngứa,..Những bệnh nhân không dung nạp fructose, hội chứng kém hấp thu glucose hoặc galactose không nên sử dụng. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được chỉ định tốt nhất.
2.10. Uống Kẽm để tăng đề kháng cho người bị tiêu chảy
Kẽm không phải thuốc trị tiêu chảy. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, bệnh nhân bị tiêu chảy được bổ sung kẽm sẽ giúp giảm thời gian và mức độ nặng của bệnh, đồng thời tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ tái phát bệnh sau khi điều trị. Mặt khác, kẽm còn giúp cải thiện vị giác, kích thích sự thèm ăn. Người bình thường được bổ sung kẽm đầy đủ cũng hạn chế nguy cơ mắc tiêu chảy.
>> Xem thêm: Vai trò của kẽm trong điều trị tiêu chảy
2.11. Sử dụng Men vi sinh cải thiện tiêu hóa
Khi bị tiêu chảy, hệ vi sinh trong đường ruột bị mất cân bằng. Mặt khác, việc điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh cũng dẫn đến tình trạng loạn khuẩn ruột. Vì thế, bạn cần bổ sung các chủng lợi khuẩn cho đường ruột để tái thiết lập sự cân bằng này. Một gợi ý dành cho bạn là sử dụng nguồn lợi khuẩn từ men vi sinh.
Loại men vi sinh được các chuyên gia khuyên dùng có nguồn gốc từ kim chi Hàn Quốc và chứa 2 thành phần là lợi khuẩn Probiotics và chất xơ hòa tan Prebiotics. Khi vào đường ruột, mỗi loại lợi khuẩn này lại có những chức năng riêng biệt như làm giảm thời gian tiêu chảy ở trẻ em lẫn người lớn, kìm hãm sự phát triển của những vi khuẩn có hại, tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, cải thiện bất dung nạp đường lactose, chống đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu…Chi tiết xem sản phẩm tại đây.
Cùng với lợi khuẩn Probiotics, men vi sinh còn có thành phần Prebiotics. Đây chính là chất xơ hòa tan từ thực vật, có vai trò là thức ăn để Probiotics hoạt động có lợi cho hệ tiêu hóa.
So với các men vi sinh khác, men vi sinh này có ưu điểm vượt trội nhờ được sản xuất bằng công nghệ bao kép LAB2PRO. Công nghệ bào chế hiện đại này sẽ giúp các lợi khuẩn Probiotics được giữ lại nguyên vẹn qua lớp bảo vệ kép, giúp chúng luôn ổn định và không bị hao hụt bởi dịch dạ dày, dịch mật, đảm bảo lợi khuẩn còn sống cho tới đích cuối là ruột. Tại đây chúng sẽ định cư, tăng sinh và phát huy tác dụng.
Men vi sinh từ kim chi Hàn Quốc rất an toàn nên bạn có thể sử dụng hàng ngày để phòng ngừa các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, và cải thiện khả năng hấp thu. Đặc biệt, men vi sinh này còn giúp bổ sung lợi khuẩn để nâng cao hiệu quả của thuốc kháng sinh và giảm thiểu tác dụng phụ trong quá trình điều trị bằng thuốc.
3. Lưu ý cần biết khi dùng thuốc cầm tiêu chảy
Bên cạnh việc uống thuốc trị tiêu chảy, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây để giúp quá trình điều trị được hiệu quả nhất:
- Khi bị đau bụng đi ngoài, người bệnh không nên tự ý mua thuốc cầm tiêu chảy về uống. Bởi tùy thuộc vào nguyên nhân gây tiêu chảy mà có thể sử dụng kháng sinh, thuốc làm giảm nhu động ruột hoặc men tiêu hóa. Mặt khác, các loại thuốc này đều giới hạn đối tượng sử dụng và gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn. Do vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào.
- Tùy thuộc từng loại thuốc mà bạn có thể uống trước, trong hoặc sau bữa ăn. Bạn cần uống theo đúng hướng dẫn để mang lại hiệu quả cao nhất.
- Trong quá trình điều trị bằng kháng sinh, người bệnh nên bổ sung lợi khuẩn bằng men vi sinh để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, hạn chế chứng rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh, nâng cao hiệu quả của thuốc, đồng thời giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.
- Thông báo cho bác sĩ/ dược sĩ biết nếu: Bạn đang mang thai hoặc cho con bú, bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc hay đang dùng thuốc để điều trị các bệnh lý khác.
- Nếu uống sau 7 ngày mà triệu chứng tiêu chảy không hết thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ xem có nên tiếp tục dùng thuốc nữa không.
Hy vọng thông qua bài viết trên bạn đã biết bị tiêu chảy nên uống thuốc gì để nhanh khỏi. Những thuốc này chỉ là điều trị triệu chứng tạm thời không điều trị nguyên nhân, vì vậy, nếu tiêu chảy mãi không cầm thì bạn nên đi khám để có hướng dẫn điều trị đúng và kịp.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn