Bệnh viêm xoang có nhiều nguyên nhân gây ra, nên các thuốc trị viêm xoang khá đa dạng từ dạng uống, dạng xịt…. Mỗi dạng thuốc trị viêm xoang sẽ có công dụng phù hợp với tác nhân gây bệnh viêm xoang, nên người bệnh có thể “note” lại kiến thức cơ bản về các loại thuốc này để có lựa chọn dùng hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ.
1. Các loại thuốc trị viêm xoang cấp tính
1.1. Thuốc dạng xịt, nhỏ
- Nước muối sinh lý: Loại dung dịch đẳng trương này thường được sử dụng để xịt và rửa mũi với công dụng giúp loại bỏ các chất nhầy dư thừa, làm sạch xoang mũi, giảm triệu chứng nghẹt mũi.
- Thuốc xịt mũi có chứa corticoid: Thuốc xịt mũi dạng này có tác dụng dự phòng và làm giảm tình trạng viêm mũi. Các triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, phù niêm mạc mũi sẽ được cải thiện khi dùng thuốc. Các thuốc corticoid phổ biến có beclomethasone dipropionate, budesonide, fluticasone propionate, triamcinolone acetonide.
- Một số loại thuốc dạng xịt, nhỏ khác: Một số thuốc chữa viêm xoang mũi dạng xịt có chứa các chất như Chlorzoxazone, naphazoline, phenylephrine hoặc pseudoephedrine… có tác dụng co mạch tại chỗ, giảm viêm, thông mũi và sẽ cho tác dụng ngay sau 1 – 3 phút sử dụng. Với loại thuốc này người bệnh chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng khiến các loại thuốc này có thể gây nặng nề hơn tình trạng viêm.
>> Xem thêm: Top 6 thuốc xịt mũi trị viêm xoang được bác sĩ khuyên dùng
1.2. Thuốc dạng uống
- Thuốc thông mũi: Loại thuốc này có dạng siro hoặc viên nang với những hoạt chất có gần giống như phenylephrin hoặc ephedrin,.. có tác dụng gây co mạch, giúp mũi dễ thở và thông thoáng. Tuy nhiên thuốc cũng có thể gây phản ứng phụ như hệ thần kinh trung ương bị kích thích, huyết áp tăng,…
- Thuốc giảm đau: Bác sĩ có thể chỉ định loại thuốc này để hạ sốt và giảm đau trong một số đợt viêm xoang cấp tính hay có đau nhức vùng trán, mặt. Paracetamol, acetaminophen, ibuprofen, aspirin,… là các thuốc thường được kê đơn. Cần lưu ý sử dụng thuốc với những người bệnh mắc bệnh hen suyễn và nhạy cảm với ibuprofen hoặc aspirin.
2. Các loại thuốc trị viêm xoang mũi mạn tính hoặc do nhiễm trùng
2.1. Thuốc dạng xịt và uống có chứa corticoid
Các sản phẩm thuốc xịt chứa corticosteroid có công dụng tại chỗ và hạn chế các phản ứng phụ so với dạng uống. Tùy vào tình trạng bệnh xoang nặng hay nhẹ của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định đường dùng thuốc thích hợp và người bệnh có thể chịu nhiều tác dụng phụ khi dùng corticoid trong thời gian dài nên cần phải làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
2.2. Thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin có công dụng ức chế dạng H1 của histamin có chọn lọc nhờ đó mà cơ quan hô hấp khác giải phóng histamin. Thuốc thường được sử dụng khi viêm xoang có đi khám với các triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, nghẹt mũi, sổ mũi. Tác dụng phụ của thuốc kháng histamin là gây buồn ngủ. Thuốc kháng histamin có ở dạng xịt, dạng uống và dạng nhỏ mũi.
2.3. Thuốc kháng sinh
Với những người bệnh bị viêm xoang do vi khuẩn thì thường được bác sĩ tư vấn dùng kháng sinh và thời gian sử dụng phù hợp dựa trên các yếu tố như cơ địa dị ứng, biểu hiện và tiền sử dùng kháng sinh của người bệnh. Một số loại thuốc điều trị viêm xoang mũi tiêu biểu là:
- Thuốc kháng sinh đường uống trong nhóm Penicillin như thuốc ampicillin, thuốc amoxicillin,…
- Kháng sinh Sulfamethoxazole hoặc Trimethoprim thường được kê đơn cho người bệnh có cơ địa dị ứng với kháng sinh nhóm Penicillin.
- Nhóm Cephalosporin kháng sinh thường được kê đơn đối với những trường hợp có tình trạng nhiễm trùng nhiều lần tái phát hoặc kháng thuốc.
3. Thuốc trị viêm xoang mũi có tác dụng phụ gì?
Các loại thuốc viêm xoang đều có thể có tác dụng phụ như:
- Thuốc thông mũi: Có thể gây mất ngủ, buồn nôn, bí tiểu, ho, khô miệng, chảy máu cam, mờ mắt, đau đầu, run, bồn chồn, lo lắng,…
- Thuốc chứa corticoid (dạng xịt ít nguy cơ hơn dạng uống): Có thể gây suy thận thượng, đường huyết tăng, loãng xương, cao huyết áp, tăng cân, nhiễm trùng nặng hơn,…
Do đó mà người bệnh không nên tự ý dùng thuốc trị bệnh viêm xoang nếu chưa hỏi ý kiến của bác sĩ hay không có chỉ định của bác sĩ để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.
4. Những lưu ý khi dùng thuốc trị viêm xoang mũi
Các loại thuốc viêm xoang đều cho tác dụng tức thì sau khi sử dụng nhưng để thuốc cho tác dụng tốt nhất thì người bệnh cần thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc. Đồng thời người bệnh viêm xoang cần lưu ý:
- Người bệnh nên uống nhiều nước để cơ thể không thiếu nước và để thúc đẩy quá trình dẫn lưu xoang, hỗ trợ làm loãng dịch đờm đồng thời cấp ẩm cho niêm mạc mũi họng.
- Tránh uống cà phê, rượu, bia,… và ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng.
- Nên kê gối cao đầu trong khi ngủ để xoang mũi thông thoáng và giảm nghẹt mũi.
- Người bệnh có thể xông mũi bằng nước nóng.
- Nên vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý.
- Nếu thấy dấu hiệu viêm nhiễm như sốt cao dai dẳng, vùng mắt, trán và mặt cảm thấy đau nhức, mờ mắt, khó thở, nhức đầu,… thì người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được hỗ trợ điều trị kịp thời.
Ngoài các loại thuốc trị viêm xoang này thì người bệnh có thể an tâm chọn dùng viên uống chứa 100% thảo mộc an toàn và hiệu quả trong hỗ trợ điều trị như Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Hoa hòe, Sài hồ, Cam thảo, Đông trùng hạ thảo, Diếp cá, Gừng, Mã đề, Hoàng cầm. Viên uống cho tác dụng hỗ trợ tăng sức đề kháng, hỗ trợ giảm các biểu hiện sốt, ho, đờm và là lá chắn virus, vi khuẩn phát triển bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm họng mãn tính. Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc cúm thông thường, viêm họng, viêm phế quản ở người có sức đề kháng kém.
Với người lớn bị viêm xoang thì sản phẩm xịt rửa xoang có chứa Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết sẽ giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang. Đồng thời hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang và còn giúp phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.
Với trẻ em (có thể dùng được cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên) nếu dùng xịt rửa mũi có chứa Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu tràm, nước tinh khiết sẽ giúp vệ sinh mũi hàng ngày giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang, làm sạch và thông mũi, phòng ngừa và làm giảm sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang; làm ẩm, phục hồi độ ẩm tự nhiên của niêm mạc mũi giúp làm giảm tình trạng khô mũi, giảm kích ứng đặc biệt trong thời tiết hanh khô, phòng điều hòa. Và giúp phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.
Hi vọng với những chia sẻ về thuốc trị viêm xoang phổ biến hiện nay sẽ là những thông tin hữu ích với người bệnh và giúp cho quá trình điều trị thêm hiệu quả.
Bài viết liên quan:
- Top 7 thuốc trị viêm xoang của Mỹ tốt nhất hiện nay
- Cách chữa trị viêm xoang tận gốc ngăn ngừa tái phát
Nguồn tham khảo:
[1]. Acute sinusitis. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acute-sinusitis/diagnosis-treatment/drc-20351677 [2]. Commonly used medications to treat sinusitis. https://www.vinmec.com/en/pharmaceutical-information/use-medicines-safely/commonly-used-medications-to-treat-sinusitis/ [3]. Sinus Infection (Sinusitis). https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17701-sinusitis
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn