Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch là tình trạng hình thành cục máu đông tại tĩnh mạch. Đây là là bệnh lý tim mạch thường gặp và rất nguy hiểm, gây đau đớn, sưng tấy, có nguy cơ biến chứng cao như thuyên tắc phổi. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị trong nội dung dưới đây.
1. Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch là gì?
Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch là tình trạng bệnh lý có thành lập cục máu và gây tắc nghẽn lòng tĩnh mạch. Bệnh có thể biểu hiện dưới hai bệnh cảnh lâm sàng chính là huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi, trong đó:
- Huyết khối tĩnh mạch sâu là tình trạng hình thành cục máu đông ở những tĩnh mạch sâu của chân (thường là những tĩnh mạch ở bắp chân, tĩnh mạch đùi).
- Thuyên tắc phổi là tình trạng có cục máu đông gây tắc nghẽn trong lòng một hay nhiều nhánh động mạch phổi, cục máu đông này phần lớn là cục máu đông di chuyển từ hệ tĩnh mạch sâu ở chân.
2. Triệu chứng nhận biết thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch
Có thể nhận biết bệnh thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch qua các dấu hiệu, triệu chứng sau:
2.1. Đau và sưng một bên chân
Triệu chứng phổ biến nhất của thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch là đau và sưng ở chân. Cơn đau có thể bắt đầu từ bắp chân lan dần lên đùi và thường chỉ một chân bị ảnh hưởng. Cảm giác đau thường bắt đầu từ từ và trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian, đặc biệt khi người bệnh đứng hoặc đi lại. Chân sưng, phù nề là do cục máu đông gây tắc nghẽn dòng chảy của máu, khiến máu bị ứ đọng và tạo áp lực trong tĩnh mạch. Điều này làm cho chân bị sưng lên, đôi khi còn cảm thấy căng và nặng nề. Đau và sưng chân không chỉ gây khó chịu mà còn có thể cản trở các hoạt động hàng ngày, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
2.2. Đổi màu da và cảm giác nóng khi chạm vào
Cùng với chân sưng thì còn thấy đổi màu da và cảm giác nóng ở khu vực bị ảnh hưởng, một triệu chứng điển hình của thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. Khi một cục máu đông hình thành và làm tắc nghẽn dòng chảy của máu, lưu lượng máu trong tĩnh mạch bị gián đoạn, dẫn đến sự thay đổi màu sắc của da ở vùng bị ảnh hưởng.
Vùng da có thể trở nên đỏ, tím hoặc nhợt nhạt, tùy thuộc vào mức độ tắc nghẽn và thời gian kéo dài của tình trạng này. Đôi khi, vùng da xung quanh cục máu đông cũng có thể xuất hiện các vết bầm tím. Cảm giác nóng khi chạm vào khu vực bị ảnh hưởng bởi vì viêm nhiễm và tăng cường lưu lượng máu cục bộ, đồng thời cũng là do cơ thể phản ứng lại với tình trạng tắc nghẽn. Da có thể cảm thấy ấm hoặc nóng hơn so với các vùng xung quanh. Người bệnh cần cẩn trọng vì đây có thể là chỉ điểm của một tình trạng nghiêm trọng hơn cần được can thiệp y tế khẩn cấp.
3. Các yếu tố nguy cơ gây thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, đó là:
- Người bệnh có chấn thương lớn, phẫu thuật, gãy xương chi dưới và thay khớp, và chấn thương tủy sống có nguy cơ rất cao mắc thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch.
- Ung thư là yếu tố thúc đẩy phổ biến của thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. Đặc biệt là ung thư tụy, bệnh máu ác tính, ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư não là các loại ung thư có nguy cơ cao nhất.
- Thuốc tránh thai đường uống có chứa estrogen có liên quan đến tăng nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch nên đây là yếu tố nguy cơ gây bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
- Một số bệnh cấp tính nhập viện như nhồi máu cơ tim cấp, suy tim cấp, suy hô hấp cấp và nhiễm trùng cũng làm tăng nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch.
- Ngoài ra hút thuốc lá, béo phì, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và đái tháo đường cũng là yếu tố nguy cơ của thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch.
4. Chẩn đoán và điều trị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch
4.1. Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ căn cứ vào bệnh sử, các triệu chứng mà người bệnh gặp phải như tìm các dấu hiệu khu trú ở chi dưới như sưng, nóng, đỏ, đau, phù ấn lõm ở một chân đối với huyết khối tĩnh mạch sâu hay tìm các dấu hiệu của suy hô hấp, tổn thương phổi, suy tim phải trong trường hợp thuyên tắc phổi… và tiền sử các bệnh lý liên quan thuyên tắc huyết khối như ung thư, sau phẫu thuật, sau chấn thương, các bệnh tăng đông di truyền,…; tiền sử dụng thuốc, mang thai,… để chẩn đoán bệnh. Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định các thăm dò tiếp theo, điều này đảm bảo quy trình chẩn đoán có hiệu quả, tránh bỏ sót bệnh mà không phải làm quá tay các xét nghiệm khi không cần thiết.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới: Siêu âm Doppler màu tĩnh mạch chân để khảo sát sự hiện diện của cục máu đông và đánh giá mức độ tắc nghẽn.
- CT-scan động mạch phổi: Người bệnh sẽ được bơm thuốc cản quang vào mạch máu ngoại biên. Sau đó được chụp CT-scan, hình ảnh động mạch phổi ngấm thuốc cản quang sẽ hiện rõ trên phim chụp. Các bác sĩ sẽ tìm sự hiện diện của cục máu đông, đánh giá mức độ tắc nghẽn và nguy cơ ở người bệnh thuyên tắc phổi.
- Siêu âm tim: Nhằm đánh giá chức năng tim phải khi có nghi ngờ hay đã chẩn đoán thuyên tắc phổi, góp phần quyết định điều trị, theo dõi và tiên lượng bệnh.
Ngoài ra, một số xét nghiệm máu có thể được thực hiện nhằm hỗ trợ chẩn đoán, đánh giá nguy cơ và theo dõi diễn tiến bệnh:
- D-dimer: Đây là một xét nghiệm nhạy và tăng cao khi có sự hiện diện của cục máu đông. Nếu người có nguy cơ lâm sàng thấp của thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch kèm theo D-dimer bình thường, bác sĩ có thể loại trừ ngay chẩn đoán thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch cho người bệnh.
- Troponin tim, NT-proBNP: Nhằm đánh giá tổn thương tim và rối loạn chức năng thất phải trong thuyên tắc phổi.
- Lactate máu: Khi nghi ngờ sốc tắc nghẽn do thuyên tắc phổi.
- Chức năng thận: BUN, creatinin, ion đồ.
- Chức năng gan: AST, ALT,…
4.2. Điều trị
Điều trị trong giai đoạn cấp (0 – 10 ngày): Nếu người bệnh có đủ 3 tiêu chí là thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch nguy cơ thấp, không có những bệnh lý đi kèm nghiêm trọng, có khả năng tự chăm sóc và theo dõi tự nhà, thì người bệnh có thể được điều trị ngoại trú mà không cần phải nhập viện. Nếu không thỏa mãn một trong ba tiêu chí này, người bệnh có chỉ định nhập viện để điều trị. Các biện pháp điều trị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch trong giai đoạn cấp:
- Tiêu sợi huyết: Sẽ được chỉ định khi người bệnh có thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch nguy cơ rất cao, nhằm làm tan ngay lập tức cục máu đông, giải phóng tắc nghẽn. Thuốc này thường chỉ định ở người bệnh thuyên tắc phổi có sốc tắc nghẽn, tụt huyết áp, tình trạng lâm sàng diễn tiến xấu dần trong quá trình theo dõi. Vì thuốc có nguy cơ gây chảy máu nặng, nên các bác sĩ sẽ đánh giá các chống chỉ định trước khi sử dụng cho người bệnh.
- Tiêu sợi huyết qua đường ống thông luồn từ da đến động mạch phổi, phẫu thuật lấy huyết khối: Được chỉ định trong trường hợp tiêu sợi huyết thất bại hoặc chống chỉ định với tiêu sợi huyết.
- Thuốc chống đông: Đây là các thuốc có tác dụng làm “loãng máu” vì hiệu quả ngăn chặn quá trình đông máu và hình thành cục máu đông. Thuốc có vai trò ngăn cho cục máu đông không tiến triển hơn nữa, cũng như ngăn hình thành nên các cục máu đông mới; từ đó tạo điều kiện có thời gian để hệ thống tiêu sợi huyết trong cơ thể hoặc thuốc tiêu sợi huyết “dọn dẹp” các cục máu đông này.
- Đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới: Đây là biện pháp dùng một tấm lưới “giăng” ở tĩnh mạch chủ dưới, ngăn cho cục máu đông từ các tĩnh mạch sâu bên dưới không trôi lên trên để về tim phải. Từ đó ngăn ngừa thuyên tắc phổi xảy ra. Biện pháp này chỉ định ở bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch sâu có chống chỉ định với thuốc tiêu sợi huyết.
Điều trị trong giai đoạn duy trì (10 ngày – 3 tháng): Tất cả người bệnh thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch đều được khuyến cáo duy trì điều trị chống đông ít nhất trong 3 tháng.
Điều trị kéo dài (3 tháng trở lên): Các trường hợp thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch có yếu tố thúc đẩy tạm thời (như phẫu thuật), hoặc nguy cơ chảy máu cao thì không nên điều trị thuốc chống đông quá 3 tháng. Thời gian điều trị có thể kéo dài từ 6 – 12 tháng hoặc hơn đối với những người bệnh chọn lọc như thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch vẫn còn tồn tại yếu tố thúc đẩy (như ung thư), hoặc không rõ căn nguyên vì nguy cơ tái phát ở những người bệnh này cao.
5. Làm gì để phòng ngừa thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch?
Có thể đề phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch bằng các biện pháp sau đây:
- Để cải thiện dòng máu lưu thông trong hệ tĩnh mạch thì nên tập vận động hai chân, cử động các ngón chân để kéo dãn các cơ ở phần thấp của cẳng chân và thư giãn, sau đó đưa cao bàn chân về phía đầu ở tư thế nằm.
- Nên hạn chế ngồi hay nằm bất động lâu.
- Sau chấn thương, phẫu thuật nên rời giường, tập vận động càng sớm càng tốt hay khi mắc bệnh cấp tính cần nhập viện ngay.
- Nên sử dụng tất ép (tất áp lực, tất thun dãn, tất y khoa) phòng huyết khối cho những người có nguy cơ cao. Đây là phương pháp này đơn giản, an toàn và hiệu quả giúp làm tăng vận tốc dòng máu chảy trong tĩnh mạch và giảm ứ trệ máu.
- Thường xuyên tập luyện thể dục, nên giảm cân nếu thừa cân, bỏ thuốc lá.
- Kê chân cao khi nằm trong trường hợp suy van tĩnh mạch chân.
Bên cạnh đó để phòng bệnh huyết khối từ sớm thì hàng ngày nên sử dụng thêm sản phẩm Omega-3. Nên chọn Omega 3 có hàm lượng EPA và DHA cao, sử dụng nguyên liệu tinh chế nhập khẩu trực tiếp từ Na Uy. Omega-3 sẽ giúp giảm mảng bám trong lòng mạch và giúp mạch máu khỏe mạnh. Theo các nghiên cứu thì Omega-3 chứa EPA và DHA cao sẽ giúp giảm hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Cùng với omega-3 thì người bệnh nên dùng thêm sản phẩm giúp tăng cường lưu thông máu nhờ có chứa các thành phần là các vitamin nhóm B (B1, B2, B6), Chondroitin, Cao Blueberry, Ginkgo Biloba. Viên uống được chuyên gia khuyên dùng giúp ngăn ngừa nguy cơ bị tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành,…
Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch là bệnh lý nguy hiểm nhiều người gặp phải. Cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch và gây tắc nghẽn, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng. Do đó hãy quan sát những thay đổi của cơ thể để khám, điều trị kịp thời cũng như dự phòng sớm tránh bệnh phát triển nặng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn