Vắc xin ngừa HPV là phổ biến được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn để phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, không ít người vẫn thắc mắc rằng: “Tiêm HPV có làm chậm kinh nguyệt không?”. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tường tận thắc mắc này. Hãy cùng theo dõi nhé!
1. Tiêm HPV làm chậm kinh nguyệt có thật không?
Vắc xin HPV là loại vắc xin có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung, các u nhú ở bộ phận sinh dục, bệnh sùi mào gà do virus HPV gây ra. Vì vậy, để ngăn ngừa các bệnh do virus HPV gây ra, việc tiêm vắc xin HPV là rất cần thiết. Độ tuổi độ tuổi thích hợp nhất để tiêm ngừa ung thư cổ tử cung là 9 đến 26 tuổi và chưa quan hệ tình dục bao giờ.
Nhiều người thắc mắc rằng: “Tiêm HPV có làm chậm kinh nguyệt không?”. Câu trả lời là không.
Cho đến nay, chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào ảnh hưởng đến kỳ kinh nguyệt do tiêm HPV. Tuy nhiên sau tiêm HPV có thể xảy ra một số phản ứng phụ. Tương tự như các loại vắc xin khác, sau khi tiêm loại vắc xin này có thể xảy ra một số triệu chứng phổ biến như sau:
- Nổi mẩn đỏ tại vị trí tiêm
- Vị trí tiêm cảm thấy ngứa hoặc sưng đau
- Sốt
- Thắt khí quản (đây là trường hợp hiếm khi xảy ra)
Nếu gặp bất cứ triệu chứng nào trong những triệu chứng trên, bạn đừng quá lo lắng. Thông thường, các phản ứng phụ này sẽ biến mất trong 1 – 2 ngày kể từ thời điểm tiêm.
2. Một số nguyên nhân khác gây tình trạng trễ kinh
Tiêm HPV không làm chậm kinh. Vì vậy, nếu bạn bị trễ kinh có thể là do một trong những nguyên nhân sau:
2.1. Chậm kinh nguyệt do mang thai
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến phụ nữ bị chậm kinh. Hiện tượng kinh nguyệt xảy ra khi lớp niêm mạc bên trong tử cung sẽ bong ra. Từ đó gây ra hiện tượng hành kinh.
Trong trường hợp, trứng được thụ tinh, lớp niêm mạc này sẽ không bị bong ra. Ngược lại sẽ dần dày lên để làm tổ nuôi dưỡng trứng thụ tinh. Chính vì lý do đó mà phụ nữ trong thai kỳ sẽ không hành kinh.
Nếu cơ thể bị chậm kinh thì rất có thể bạn đã mang thai. Kèm theo đó là một số triệu chứng thường gặp như nôn nghén, buồn ngủ, đổ mồ hôi…
2.2. Chậm kinh do tăng giảm cân quá mức
Nếu tăng hoặc giảm cân đột ngột có thể gây ra tình trạng trễ kinh. Bởi lớp niêm mạc ở tử cung được hình thành từ estrogen. Trong trường hợp, cân nặng tăng hoặc giảm quá mức sẽ ảnh hưởng đến lượng estrogen trong cơ thể.
Nếu giảm cân quá mức sẽ khiến cơ thể không đủ calo để sản sinh estrogen. Lúc này, lớp niêm mạc không thể phát triển như bình thường. Ngược lại nếu tăng cân quá mức cũng khiến cơ thể sản sinh quá nhiều estrogen. Do đó, lớp niêm mạc cũng phát triển quá mức.
Đó chính là nguyên nhân khiến kỳ kinh nguyệt bị chậm từ 2 – 3 tháng, thậm chí không xuất hiện kinh nguyệt. Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn chế độ giảm cân phù hợp để không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý.
2.3. Các bệnh phụ khoa gây chậm kinh
Bệnh phụ khoa như u xơ cổ tử cung, suy buồng trứng, viêm âm đạo, viêm lộ tuyến tử cung… cũng có thể là nguyên nhân gây chậm kinh. Khi mắc các bệnh này, bên cạnh tình trạng chậm kinh, cơ thể cũng sẽ xuất hiện một số triệu chứng như: Vùng kín tiết dịch vàng, có mùi hôi, đau bụng dưới, máu kinh bị vón cục…
2.4. Chậm kinh do tác dụng phụ của thuốc
Việc sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thay đổi liều lượng các loại thuốc đang sử dụng cũng ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể dẫn đến tình trạng trễ kinh, rong kinh…
Nếu xuất hiện một trong những tình trạng trên, bạn nên nhanh chóng liên hệ với bác sẽ để xác định nguyên nhân. Từ đó có thể đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.
2.5. Căng thẳng, stress gây chậm kinh
Việc cơ thể sản xuất estrogen bị ảnh hưởng trực tiếp bởi vùng dưới đồi. Tuy nhiên, bộ phận này lại bị tác động bởi rất nhiều các loại hormone như adrenaline, cortisol… (đây đều là những loại hormone được tạo ra do sự căng thẳng)
Vì vậy, nếu thường xuyên duy trì trạng thái thần kinh căng thẳng hoặc stress có thể ảnh hưởng đến chu trình kinh nguyệt. Căng thẳng kéo dài có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt cũng như nhiều hệ lụy khác.
Bên cạnh đó, còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến chậm kinh như thường xuyên sử dụng chất kích thích như bia rượu. Hoặc cơ thể bị rối loạn nội tiết, tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc hoạt động kém… Nếu xuất hiện tình trạng trễ kinh kéo dài, tốt nhất bạn nên cần sự tư vấn của bác sĩ để xác định nguyên nhân chính xác nhất.
Qua bài viết chắc hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi “Tiêm HPV có làm chậm kinh không?”. Hy vọng với những chia sẻ trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như các nguyên nhân gây trễ kinh khác.
Bài viết liên quan:
- Đặt thuốc phụ khoa có làm trễ kinh không?
- Đặt vòng tránh thai bị chậm kinh có làm sao không?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn