Tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh nguyên nhân là gì?

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
9 Tháng năm 2022

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
3437

Bị rong kinh sau khi tiêm thuốc tránh thai là hiện tượng khá hiếm gặp ở các chị em phụ nữ và gần như không gây hại đến sức khoẻ. Vậy vì sao tiêm thuốc tránh thai gây rong kinh và cách điều trị ra sao?

1. Thuốc tiêm tránh thai là gì?

Tìm hiểu về phương pháp tránh thai bằng thuốc tiêm
Tìm hiểu về phương pháp tránh thai bằng thuốc tiêm

Thuốc tiêm tránh thai hiện nay là một trong những phương pháp tránh thai được nhiều chị em ưa chuộng. Loại thuốc này được tổng hợp tương tự như progesterone – một loại nội tiết tố thường được buồng trứng sản xuất ra theo mỗi chu kỳ kinh nguyệt.

Khi bệnh nhân có nhu cầu tiêm thuốc tránh thai, các bác sĩ sẽ thực hiện tiêm vào tay hoặc mông. Loại thuốc tiêm tránh thai này thường có tác dụng tốt nhất trong vòng 12 – 14 tuần. Sau mỗi 3 tháng, chị em sẽ cần đi tái khám để tiêm lại nhằm đảm bảo hiệu quả tránh thai của mũi tiêm.

Hầu hết chị em phụ nữ đều có thể sử dụng phương pháp tiêm thuốc tránh thai, ngoại trừ các trường hợp sau:

  • Ung thư vú
  • Bị các bệnh liên quan đến gan
  • Thuyên tắc mạch
  • Chảy máu âm đạo bất thường mà không rõ nguyên nhân
  • Phụ nữ có đang bị loãng xương và các bạn tuổi teen vì thuốc tiêm tránh thai có thể làm giảm mật độ xương và ảnh hưởng đến quá trình phát triển.

Nếu phát hiện mình mắc các bệnh kể trên, chị em nên tìm hiểu các biện pháp tránh thai khác như: đặt vòng tránh thai, uống thuốc tránh thai hàng ngày,….

2. Tại sao tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh?

Vì sao tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh và sẽ rong kinh trong bao lâu?
Vì sao tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh và sẽ rong kinh trong bao lâu?

Tiêm thuốc tranh thai bị rong kinh có đúng không? Chích thuốc ngừa thai có thể gây rong kinh, rong huyết hoặc thậm chí là băng kinh. Nguyên nhân là do lượng hormone nội tiết trong thuốc tránh thai có thể tác động đến cơ chế sinh lý trong cơ thể bạn, dẫn đến rối loạn hormone và gây rong kinh.

Vậy, tiêm thuốc tránh thai rong kinh bao lâu? Thông thường, chị em phụ nữ sẽ thấy máu kinh ra nhiều hơn bình thường sau khi tiêm thuốc. Tuy nhiên, chị em cần bình tĩnh bởi hầu hết các mũi tiêm đầu đều có thể diễn ra tình trạng này. Nhưng ở những mũi tiêm sau thì tác dụng phụ sẽ dần bớt đi và kỳ kinh sẽ hết trong vòng 7 – 8 ngày. Do đó chị em nên bình tĩnh và chú ý theo dõi tình hình cơ thể mình sau khi tiêm và sử dụng thuốc tránh thai.

3. Bị rong kinh có nên tiếp tục dùng thuốc tránh thai?

Khi gặp tình trạng tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh, nhiều chị em sẽ thắc mắc: “Bị rong kinh có nên tiếp tục tiêm thuốc hay không?”

Theo các chuyên gia, hiện tượng bị rong kinh khi tiêm thuốc tránh thai là do tác dụng của thuốc đột ngột làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể, khiến nội tiết tố mất cân bằng và dẫn đến rong kinh. Do đó, rong kinh khi tiêm thuốc tránh thai là hiện tượng bình thường mà chị em không cần lo lắng quá nhiều.

Nếu chị em phụ nữ đang sử dụng thuốc tránh thai dạng viên thì cần lưu ý sử dụng đúng liều, đúng giờ để cơ thể dần quen với thuốc và không gây ra các phản ứng phụ khó chịu. Còn nếu chị em tiêm thuốc tránh thai thì chỉ sau 7 – 8 ngày triệu chứng rong kinh sẽ dần biến mất.

Bị rong kinh có nên tiếp tục dùng thuốc tránh thai không?
Bị rong kinh có nên tiếp tục dùng thuốc tránh thai không?

4. Cách trị rong kinh khi tiêm thuốc tránh thai

Tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh phải làm sao? Như đã cập ở đoạn trên, hầu hết các triệu chứng rong kinh do thuốc tránh thai đều có thể tự khỏi sau 7 – 8 ngày. Do đó chị em phụ nữ không cần quá lo lắng và nên giữ tinh thần lạc quan, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, trong thời gian bị rong kinh khi tiêm thuốc tránh thai, chị em cũng nên chú ý đến việc vệ sinh “cô bé” đúng cách để hạn chế tình trạng viêm nhiễm.

Tuy nhiên, với những trường hợp chị em phụ nữ bị rong kinh kéo dài, lượng máu không giảm bớt thì cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám kịp thời. Chị em cần tuyệt đối không được tự ý chữa rong kinh tại nhà để tránh bệnh tình diễn biến xấu hơn.

5. Cần lưu ý gì khi tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh?

Bị rong kinh sau tiêm thuốc tránh thai nên làm gì?
Bị rong kinh sau tiêm thuốc tránh thai nên làm gì?

Trong một số trường hợp phụ nữ có sức khỏe bình thường thì hiện rong kinh khi tiêm thuốc tránh thai không phải là điều bạn nên lo lắng. Còn ở một số trường hợp khác, nếu chị em bị rong kinh kéo dài kèm theo đau hoặc lượng máu chảy ra nhiều thì chị em nên nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ để được thăm khám và điều trị tốt nhất, tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thêm vào đó, khi sử dụng thuốc tránh thai bị rong kinh, chị em cũng cần quan sát cơ thể mình có xuất hiện các hiện tượng của bệnh thiếu máu như: choáng váng, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi,…. Nếu có bất cứ triệu chứng nào của bệnh thiếu máu, chị em cần bổ sung ngay viên sắt hữu cơ để giảm bớt các triệu chứng khó chịu cũng như tránh tình trạng thiếu máu. Với ưu điểm hấp thu nhanh và không gây lắng cặn ở các cơ quan nội tạng khác thì sắt hữu cơ chính là lựa chọn hoàn hảo với chị em phụ nữ bị rong kinh do thuốc tránh thai.

Ngoài ra, để ổn định nội tiết tố, tránh các hiện tượng khó chịu của rong kinh do dùng thuốc tránh thai, chị em cũng có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung Estrogen trên thị trường. Tuy nhiên, chị em cần tìm mua các sản phẩm Estrogen được chiết xuất từ các loại thảo mộc như: tục đoạn, đương quy, cách sơn tiêu,…. Các sản phẩm Estrogen có nguồn gốc từ thiên nhiên không chỉ có công dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu của rong kinh mà hạn chế tối đa việc gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, Estrogen từ thiên nhiên còn hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, điều hòa nội tiết tố, giúp chị em hạn chế tình trạng rong kinh sau tiêm thuốc tránh thai.

Trên đây là toàn bộ thông tin về tình trạng rong kinh do tiêm thuốc tránh thai ở chị em phụ nữ. Khi gặp các vấn đề bất thường do sử dụng thuốc tránh thai, chị em cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe. Hy vọng các thông tin trên đây sẽ hữu ích để chị em có thể chăm sóc sức khỏe mình một các hiệu quả và an toàn.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.