Tiền mãn kinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
27 Tháng chín 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
1316

Trong cuộc đời của người phụ nữ, thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh như một cột mốc đánh dấu cho sự bắt đầu của tuổi già với hàng loạt các thay đổi về nhan sắc, sức khỏe, tâm sinh lý. Vậy làm thế nào để thích nghi cũng như hạn chế triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh giúp “kéo dài tuổi xuân”? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Thế nào là tiền mãn kinh – mãn kinh?

Tìm hiểu về tình trạng tiền mãn kinh - mãn kinh
Tìm hiểu về tình trạng tiền mãn kinh – mãn kinh

Tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là giai đoạn trước khi dứt hẳn chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ, thường bắt đầu từ 40-50 tuổi và kéo dài từ 2-5 năm. Đây là thời điểm cơ quan sinh sản nữ có dấu hiệu ngừng hoạt động do chức năng của buồng trứng suy giảm. Điều này ảnh hưởng đến khả năng tạo trứng, khiến chu kỳ rụng trứng bị rối loạn.

Tuổi tiền mãn kinh có thể đến sớm hay muộn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động. Thông thường tiền mãn kinh xảy ra ở độ tuổi trung niên nhưng nó có thể đến sớm hơn ở những chị em mắc các bệnh lý về buồng trứng như: ung thư buồng trứng, teo buồng trứng hoặc những người phải phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng.

Trong giai đoạn này buồng trứng bị suy giảm các chức năng cho đến khi ngừng hoạt động, lúc này người phụ nữ sẽ mất hẳn kinh nguyệt và không còn khả năng sinh sản.

Mãn kinh

Mãn kinh là giai đoạn đánh dấu sự kết thúc vĩnh viễn của chu kỳ kinh nguyệt. Người phụ nữ được coi là mãn kinh tự nhiên khi không có kinh nguyệt trong 12 tháng liên tục.

2. Nguyên nhân gây rối loạn tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là hai giai đoạn tất yếu trong cuộc đời người phụ nữ. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là sự suy giảm hoạt động của buồng trứng, não bộ và tuyến yên. Điều này khiến nồng độ nội tiết tố nữ trong cơ thể gồm Estrogen, Progesterone và Testosterone bị giảm mạnh, dẫn tới rối loạn tiền mãn kinh. Độ tuổi càng cao, quá trình sụt giảm càng diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng, dẫn đến những rối loạn của thời kỳ này.

Tuy nhiên, một số người có thể bước vào thời kỳ tiền mãn kinh sớm hơn bình thường do:

  • Có mẹ hoặc chị gái cũng bị mãn kinh sớm
  • Suy buồng trứng sớm
  • Phẫu thuật cắt bỏ tử cung hoặc buồng trứng
  • Điều trị bệnh ung thư bằng hóa trị và xạ trị
  • Mắc một số chứng bệnh như rối loạn chuyển hóa, rối loạn hệ miễn dịch…
  • Hút thuốc lá nhiều năm, làm việc hoặc sống trong môi trường ô nhiễm.

3. Triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh thường gặp ở chị em

Những dấu hiệu tiền mãn kinh - mãn kinh ở chị em phụ nữ
Những dấu hiệu tiền mãn kinh – mãn kinh ở chị em phụ nữ

Theo các chuyên gia, ngay từ tuổi 30-35, chị em phụ nữ bắt đầu đối mặt với những thay đổi trên cả 3 phương diện sức khỏe, sắc đẹp và tâm sinh lý. Đây chính là cột mốc mở đầu cho thời kỳ tiền mãn kinhmãn kinh sau này.

3.1. Kinh nguyệt không đều

Khi bước sang độ tuổi tiền mãn kinh chị em dễ dàng nhận thấy sự thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ không đều, vòng kinh có thể ngắn hoặc dài hơn, số ngày có kinh bình thường từ 5-7 ngày có thể biến đổi thành 10 ngày hoặc ngắn hơn là 3 ngày. Lượng máu kinh cũng thay đổi thất thường, rồi giảm dần cho đến khi phụ nữ rơi vào tình trạng mất kinh nguyệt hoàn toàn.

3.2. Bốc hỏa

Theo số liệu thống kê, có khoảng 75% phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh phải chịu đựng các cơn bốc hỏa. Đây được miêu tả là cảm giác nóng bừng đột ngột từ phần ngực lên đến cổ, mặt rồi lan ra khắp người. Cùng với đó là thân nhiệt tăng và kèm theo các biểu hiện khác như: tim đập nhanh, vã mồ hôi, đỏ mặt, cảm giác ớn lạnh toàn thân, người bứt rứt khó chịu… Cơn bốc hỏa diễn ra trong thời gian ngắn (khoảng 1-2 phút) và không có dấu hiệu báo trước.

3.3. Khô âm đạo

Khô âm đạo (khô hạn) là một trong những vấn đề tình dục thường gặp nhất ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh. Khi lượng hormone estrogen giảm mạnh dịch nhờn không được tiết ra đủ để bôi trơn âm đạo, gây đau rát khi quan hệ, làm giảm ham muốn tình dục, khó đạt được khoái cảm.

3.4. Nhiễm trùng đường tiểu

Nội tiết tố nữ suy giảm có thể gây ra hội chứng bàng quang tăng hoạt, dẫn đến mót tiểu, són tiểu khi ho, hắt hơi hoặc cười. Điều này cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm nhiễm âm đạo.

3.5. Giảm ham muốn

Khi tiền mãn kinh - mãn kinh chị em thường ít có ham muốn tình dục
Khi tiền mãn kinh – mãn kinh chị em thường ít có ham muốn tình dục

Giảm ham muốn tình dục là hệ quả do những ảnh hưởng của giai đoạn mãn kinhtiền mãn kinh. Sự sụt giảm estrogen không chỉ gây khô hạn, đau rát khi quan hệ mà còn ảnh hưởng đến chuyện chăn gối của chị em. Ở độ tuổi này, chị em phụ nữ thường ít có ham muốn, ngại gần gũi hay làm chuyện yêu đương. Trong một số trường hợp, người phụ nữ còn sinh ra cảm giác sợ hãi mỗi lần chồng đòi hỏi.

3.6. Đau nhức

Đau nhức xương khớp, đau cơ được xem là những triệu chứng phổ biến của tuổi tiền mãn kinh. Ngoài ra, chứng đau nửa đầu có thể tăng lên đáng kể trong giai đoạn này.

3.7. Thay đổi cân nặng

Phụ nữ bước vào tuổi trung niên dễ bị tăng cân mất kiểm soát, do mất cân bằng các hormone nội tiết đã tạo điều kiện cho sự tích tụ của các tế bào mỡ trắng tại vùng eo, bụng, đùi, bắp tay, chân. Kết quả là chị em dễ tăng cân, vóc dáng mất cân đối.

3.8. Thay đổi mức cholesterol

Hệ trục não bộ, tuyến yên, buồng trứng hoạt động kém hiệu quả kéo theo những thay đổi bất lợi về mức cholesterol trong máu, làm gia tăng lượng cholesterol xấu trong khi lượng cholesterol tốt giảm. Tình trạng này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh.

3.9. Đau ngực

Một số phụ nữ cũng có thể cảm thấy đau tức ngực, nhịp tim đập nhanh khi bước vào tuổi tiền mãn kinh.

3.10. Loãng xương

Loãng xương cũng là dấu hiệu của tuổi tiền mãn kinh bởi hormone estrogen có ảnh hưởng tới quá trình tạo xương. Khi hàm lượng hormone này suy giảm, khả năng hấp thu và chuyển hóa canxi trong xương cũng giảm theo, khiến xương bị giòn, xốp, dễ gãy.

3.11. Chóng mặt

Phụ nữ tiền mãn kinh thường mệt mỏi do suy giảm nồng độ estrogen
Phụ nữ tiền mãn kinh thường mệt mỏi do suy giảm nồng độ estrogen

Chóng mặt, mệt mỏi tuổi tiền mãn kinh xảy ra do suy giảm nồng độ hormone estrogen. Tuy nhiên, nếu bạn thấy chóng mặt dữ dội thì hãy đến gặp bác sĩ, bởi đây có thể là do nguyên nhân bệnh lý. Nếu chóng mặt đơn thuần do sụt giảm nội tiết tố, bạn có thể khắc phục bằng cách ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn.

3.12. Suy giảm trí nhớ

Mãn kinh cũng ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ và sự tập trung. Đây là lý do phụ nữ bước sang tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh thường hay quên, đãng trí, khó tập trung… Ngoài ra, vấn đề về giấc ngủ thời kỳ tiền mãn kinh cũng khiến bạn mệt mỏi, trí nhớ giảm sút rõ rệt.

3.13. Mùi cơ thể

Sự sụt giảm hormone estrogen giai đoạn tiền mãn kinh gây ảnh hưởng đến vùng dưới đồi, gây ra các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi. Tình trạng vã mồ hôi quá nhiều có thể là nguyên nhân gây ra mùi cơ thể.

3.14. Thay đổi về da, tóc, nhan sắc tàn phai

Sự suy giảm nội tiết tố nữ tuổi tiền mãn kinh khiến chị em phải đối mặt với những thay đổi rõ rệt về đặc điểm bên ngoài:

  • Làn da khô ráp, giảm đàn hồi, xuất hiện nhiều nếp nhăn ở khóe mắt, khóe miệng, vết nám sạm, tàn nhang…
  • Tóc khô xơ, gãy rụng nhiều, mất dần sắc tố, chuyển màu
  • Móng tay trở nên giòn, dễ gãy,…

3.15. Rối loạn giấc ngủ

Khi bước sang giai đoạn tiền mãn kinh chị em thường hay bị rối loạn giấc ngủ
Khi bước sang giai đoạn tiền mãn kinh chị em thường hay bị rối loạn giấc ngủ

Phần lớn phụ nữ tuổi tiền mãn kinh nhận thấy rằng họ khó đi vào giấc ngủ, thường xuyên mất ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc tỉnh dậy giữa đêm. Điều này có liên quan đến tình trạng bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm.

3.16. Tâm trạng thay đổi tiêu cực

Sự thay đổi hàm lượng estrogen có thể tác động đến não và hệ thần kinh, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm trạng của chị em. Ước tính có khoảng 23% phụ nữ trải qua giai đoạn tiền mãn kinh với các dấu hiệu của trầm cảm, khó điều chỉnh cảm xúc, dễ xúc động, lo lắng, cáu gắt, mất bình tĩnh,…

3.17. Các loại ung thư sinh dục nữ

Phụ nữ bước vào tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bệnh ung thư đường sinh dục như: ung thư vú, cổ tử cung, tử cung và buồng trứng…

3.18. Giảm khả năng sinh sản

Khi lượng estrogen giảm trong giai đoạn tiền mãn kinh, việc mang thai có thể trở nên khó khăn hơn. Khi một người phụ nữ đến tuổi mãn kinh, buồng trứng của họ không còn giải phóng trứng nữa, nghĩa là không thể mang thai.

Giai đoạn tiền mãn kinh, kinh nguyệt diễn ra bất thường, thời gian rụng trứng cũng khó xác định vì vậy khả năng thụ thai giảm. Đồng thời, chất lượng trứng cũng kém đi, dự trữ buồng trứng không còn, góp phần ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai thành công.

4. Chẩn đoán

Để chẩn đoán tiền mãn kinh, chúng ta sẽ dựa vào một số triệu chứng thay đổi về tâm sinh lý, sức khỏe như vừa nên trên. Bên cạnh những dấu hiệu trên, để chẩn đoán tiền mãn kinh chính xác hơn, các chị em nên tới cơ sở y tế uy tín và thực hiện xét nghiệm định lượng nội tiết buồng trứng và tuyến yên. Trong đó, các đối tượng sau nên làm xét nghiệm này bao gồm: phụ nữ dưới 40 tuổi không còn kinh nguyệt, phụ nữ đã cắt tử cung nhưng vẫn có triệu chứng tiền mãn. Cụ thể, phụ nữ tiền mãn kinh sẽ có kết quả với chỉ số:

  • FSH ≥ 40 mIU/ml
  • Estradiol < 50 pg/l

Ngoài ra, một số trường hợp phụ nữ do xạ trị, phẫu thuật cắt bỏ hai buồng trứng cũng sẽ được chẩn đoán tiền mãn kinh.

5. Điều trị rối loạn tiền mãn kinh như thế nào?

5.1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống khoa học giúp cải thiện triệu chứng tiền mãn kinh - mãn kinh hiệu quả
Chế độ ăn uống khoa học giúp cải thiện triệu chứng tiền mãn kinh – mãn kinh hiệu quả

Phụ nữ tiền mãn kinh cần đảm bảo có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ dưỡng chất. Trong đó, chị em nên tăng cường bổ sung các chất sau vào trong bữa ăn hàng ngày của mình:

Chất đạm

Việc bổ sung protein sẽ giúp duy trì khối lượng cơ thể, bổ sung năng lượng, cân bằng hormone ở nữ giới giai đoạn tiền mãn. Bên cạnh đó, chúng cũng hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu và cảm giác thèm ăn. Một số thực phẩm giàu chất đạm tốt là: thịt gia cầm, các loại đậu, cá, trứng,…

Axit béo omega-3

Đây là dưỡng chất vô cùng cần thiết cho cơ thể bởi chúng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời như: ngăn ngừa bệnh lý tim mạch và thần kinh, điều hòa huyết áp, kích thích phát triển não bộ và thị lực, phòng ngừa ung thư. Bên cạnh đó, omega-3 còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngăn ngừa da lão hóa, cải thiện tâm trạng,…

Tuy nhiên, cơ thể con người không thể tự sản sinh ra omega-3. Do đó, các chị em nên chủ động bổ sung dưỡng chất này qua nguồn thực phẩm như: cá thu, cá ngừ, cá trích,… hoặc uống viên dầu cá.

Chất xơ

Chất xơ sẽ giúp phụ nữ tiền mãn kinh có cảm giác no lâu, hạn chế tình trạng ăn uống “thả ga” mà dẫn tới tăng cân. Bên cạnh đó, chúng còn giúp ngăn ngừa lão hóa, phòng chống bệnh tim mạch và tốt cho hệ tiêu hóa. Để bổ sung chất xơ, bạn nên ăn nhiều rau, củ, quả, ngũ cốc, các loại đậu,…

Canxi

Một trong những vấn đề mà hầu hết ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh đều gặp phải đó là loãng xương. Lúc này, các chị em cần tăng cường bổ sung canxi và vitamin D. Những thực phẩm giúp bổ sung canxi hiệu quả đó là: các loại đậu, động vật có vỏ, trứng, sữa không đường tách béo,…

Ngoài ra, nữ giới độ tuổi tiền mãn cũng nên hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa, chất kích thích, đồ ăn chứa carbohydrate tinh chế cao (bánh mì trắng, kẹo, bánh ngọt,…).

5.2. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Cùng với một chế độ dinh dưỡng khoa học, đừng quên xây dựng và duy trì lối sống, sinh hoạt lành mạnh. Ở độ tuổi tiền mãn, các chức năng của nữ giới sẽ suy giảm khá nhanh, kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm về tim mạch, thần kinh, xương khớp.

Để ngăn ngừa tình trạng này cũng như giúp cải thiện những triệu chứng tiền mãn, bạn nên: tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày, ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng/ngày, duy trì cân nặng, ăn uống đúng giờ và đủ bữa, không làm việc quá sức, không hút thuốc lá,…

5.3. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc giúp cải thiện triệu chứng tiền mãn kinh - mãn kinh hiệu quả hơn
Sử dụng thuốc giúp cải thiện triệu chứng tiền mãn kinh – mãn kinh hiệu quả hơn

Bên cạnh đó, để quá trình cải thiện tình trạng tiền mãn kinh hiệu quả hơn, các chị em có thể sử dụng một số loại thuốc như:

  • Thuốc bổ sung và thay thế. Ví dụ: thuốc có chứa canxi và vitamin D để điều trị, phòng ngừa loãng xương; thuốc bôi âm đạo giúp âm đạo không bị khô, tránh tình trạng đau rát thậm chí chảy máu khi quan hệ;…
  • Thuốc thần kinh. Ví dụ: thuốc trầm cảm liều thấp như Serotonin giúp giảm cơn bốc hỏa.

5.4. Liệu pháp hormone

Đây là phương pháp điều trị mà nữ giới tiền mãn kinh sẽ chỉ bổ sung Estrogen hoặc kết hợp Estrogen với một loại hormone khác là Progesterone hay Progestin ở dạng tổng hợp để giúp điều hòa vòng kinh của mình. Có thể nói đây là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả khá cao do giải quyết đúng nguyên nhân gây ra tình trạng tiền mãn kinh đó là sự thiếu hụt, rối loạn nội tiết tố nữ. Liệu pháp hormone giúp giảm các triệu chứng tiền mãn như: bốc hỏa, loãng xương, mất ngủ,…

Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc nào, liều lượng bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào cơ địa và mức độ tiền mãn của mỗi người. Vì vậy, bạn cần hỏi ý kiến và tuân theo chỉ định của bác sĩ, tránh gặp tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Để vừa tăng cường nội tiết tố, vừa đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, các chị em có thể lựa chọn loại sản phẩm bổ sung Estrogen có nguồn gốc thiên nhiên lành tính như: EstroG-100 (hỗn hợp thảo dược đương quy, tục đoạn, cách sơn tiêu), Collagen, Curcumin, Gama-Oryzanol, Pregnenolone (chiết xuất từ củ mài đắng),… Đây đều là những chất có tác dụng tăng cường nội tiết tố nữ, hỗ trợ điều trị và cải thiện triệu chứng tiền mãn kinh. Bên cạnh đó, sản phẩm cũng có tác dụng giúp căng sáng da, làm chậm quá trình lão hóa ở nữ giới.

6. Phòng ngừa các rối loạn tiền mãn kinh – mãn kinh

Giai đoạn tiền mãn kinh là quy luật tự nhiên mà người phụ nữ nào cũng phải trải qua. Thay vì lo lắng hay stress vì nó, chị em phụ nữ hãy chuẩn bị tâm thế đón nhận và cần có biện pháp nhằm hạn chế triệu chứng khó chịu để thời kỳ này trôi qua nhẹ nhàng nhất, cụ thể:

  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, thoải mái, hạn chế trạng thái tiêu cực: lo lắng, căng thẳng quá mức.
  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, chị em nên nữ bổ sung canxi, ăn nhiều hoa quả, rau xanh cung cấp cho cơ thể đầy đủ nước và chất xơ.
  • Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp bạn tăng cường sự dẻo dai của xương, tuần hoàn máu tốt mà còn duy trì vóc dáng thon gọn. Chị em có thể lựa chọn các môn tập vừa sức như: đi bộ, yoga, khiêu vũ, đạp xe…
  • Từ bỏ thói quen xấu như thức khuya, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia,… bởi chúng khiến các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh nặng nề hơn.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể bằng cách ăn uống khoa học, tập thể dục thể thao hàng ngày.
  • Bổ sung thực phẩm hỗ trợ: Chị em nên sử dụng sản phẩm bổ sung nội tiết tố nữ để giúp làm giảm triệu chứng của tiền mãn kinh, mãn kinh. Bạn nên chọn những sản phẩm chứa nội tiết tố thảo dược như EstroG-100 và tiền nội tiết tố Pregnenolone từ củ từ, củ mài… vừa an toàn, vừa hỗ trợ làm chậm quá trình mãn kinh, cải thiện sắc đẹp, sinh lý nữ hiệu quả.

Hy vọng với những thông tin trên, các chị em đã có cái nhìn tổng quan về tình trạng tiền mãn kinh, mãn kinh. Từ đó, mỗi chúng ta hãy chủ động có phương pháp ngăn ngừa và cải thiện triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh hiệu quả nhất.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.