Tiêu chảy nhiễm trùng và những điều cần biết

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
16 Tháng Sáu 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
2841

Tiêu chảy nhiễm trùng là một dạng nhiễm khuẩn đường ruột rất phổ biến. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào kể cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu biết và nắm rõ về căn bệnh này. Các bạn hãy theo dõi bài viết sau đây để hiểu hơn về tiêu chảy nhiễm trùng và những điều cần biết.

1. Tiêu chảy nhiễm trùng là gì?

Bệnh tiêu chảy nhiễm trùng là như thế nào?
Bệnh tiêu chảy nhiễm trùng là như thế nào?

Tiêu chảy nhiễm trùng là một căn bệnh thường phát sinh do sự xâm nhiễm và tấn công của các tác nhân vi sinh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới: tiêu chảy nhiễm trùng là tiêu chảy cấp tính phân lỏng hoặc có chất nhầy không thành khuôn nhiều hơn hoặc bằng 3 lần trong vòng 24 giờ.

Phân loại tiêu chảy:

  • Tiêu chảy cấp: tiêu chảy trong vòng 2 tuần, thường do tác nhân vi sinh vật (chủ yếu và virus và vi trùng)
  • Tiêu chảy kéo dài: tiêu chảy hơn 2 tuần, thường do vi trùng khó điều trị hoặc do ký sinh trùng.
  • Tiêu chảy mạn tính: tiêu chảy quá 4 tuần (thường có nhiều đợt trong năm).

2. Nguyên nhân bệnh tiêu chảy nhiễm trùng

Mặc dù bệnh tiêu chảy nhiễm trùng có thể xuất hiện ở bất kỳ ai nhưng người lớn tuổi và trẻ em lại là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh khá cao do hệ miễn dịch kém. Bên cạnh đó, những bệnh nhân từng bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc phẫu thuật – cắt đi một phần của dạ dày cũng rất dễ mắc bệnh. Vậy bệnh lý này xuất phát từ những nguyên nhân nào?

Lý do gây tiêu chảy nhiễm khuẩn thường là do virus, đồ ăn không đảm bảo
Lý do gây tiêu chảy nhiễm khuẩn thường là do virus, đồ ăn không đảm bảo

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy nhiễm trùng là gì? Đó là:

  • Virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể thông qua đường miệng. Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến nhất đối với phần lớn bệnh nhân mắc phải bệnh lý này. Bên cạnh đó, ngoài thức ăn thì nước uống cũng có thể chứa mầm mống bệnh rất cao, nhất là những nguồn nước bị nhiễm bẩn.
  • Vệ sinh cá nhân kém cũng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây bệnh.
  • Một số mầm bệnh xâm nhập cơ thể khiến các mô trong đường tiêu hóa bị kích thích và tăng nguy cơ bị tổn thương và viêm nhiễm.
  • Một số thức ăn được chế biến nhưng không đảm bảo sạch sẽ, nguồn thức ăn ôi thiu hoặc không được nấu chín thường tồn tại rất nhiều salmonella. Đây là một loại vi khuẩn có khả năng gây ngộ độc rất cao khi ăn phải chúng.
  • Một số thức ăn được làm từ các thịt, cá vẫn còn tồn tại độc tố của tụ cầu. Mặc dù tù cầu trong thức ăn có thể nấu chín nhưng độc tố hoàn toàn không thể tiêu diệt mà vẫn tiếp tục sinh sản. Khi ăn phải chúng, cơ thể sẽ bị tấn công và dẫn đến tiêu chảy.
  • Clostridium cũng là một loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh tiêu chảy, thường tồn tại trong các thực phẩm đóng hộp, điển hình như thịt hộp. Loại độc tố của Clostridium còn có thể khiến liệt cơ đối với các trường hợp nặng.
  • Rau sống được tưới bằng nguồn nước bẩn hoặc phân tươi có thể truyền giun, sán hoặc vi khuẩn E.coli. Khi ăn phải nguồn rau sống bẩn này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy hoặc làm bùng phát một số dịch bệnh như thương hàn, tả, lỵ.
  • Nguồn nước bị nhiễm bẩn cũng chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh.

>> Xem thêm: Điều trị tiêu chảy do rotavirus

3. Triệu chứng bệnh tiêu chảy nhiễm trùng

Bệnh tiêu chảy nhiễm trùng có những triệu chứng thường gặp nào?
Bệnh tiêu chảy nhiễm trùng có những triệu chứng thường gặp nào?

Khi bị vi khuẩn tấn công gây tiêu chảy nhiễm trùng, cơ thể sẽ có những dấu hiệu báo động ban đầu như sốt, đi ngoài nhiều lần. Tình trạng nhẹ thì bạn chỉ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu bất tiện ngắn. Nhưng với trường hợp nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy bạn cần chú ý những triệu chứng nhận biết bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn để có biện pháp xử lý kịp thời:

Đau bụng

Đau bụng là một trong những triệu chứng phổ biến ở người bị tiêu chảy nhiễm trùng và thường diễn ra nặng nề hơn đối với những bệnh nhân bị tăng cao nhu động ruột. Một số trường hợp khác còn xuất phát từ nguyên nhân vi khuẩn tấn công vào thành ruột khiến bệnh nhân cảm thấy đau tức vùng bụng dọc theo khung đại tràng. Đồng thời, đây cũng là triệu chứng cảnh báo về tình trạng ruột già bị tổn thương.

Tiêu chảy

Khi mầm bệnh di chuyển ra xa hơn trong đường tiêu hóa, chúng có thể gây tiêu chảy. Người bệnh có thể bị tiêu chảy một cách dữ dội, có thể đi đại tiện 20-50 lần/ngày, cảm giác mót, đi xong lại muốn đi tiếp. Phân lỏng có màu đục như nước vo gạo hoặc màu trong hoặc lẫn máu, mùi hôi tanh, khó chịu.

>> Xem thêm: Tiêu chảy ra máu là bệnh gì ?

Co thắt

Tiêu chảy nhiễm trùng gây ra các cơn co đau thắt vùng bụng rất khó chịu
Tiêu chảy nhiễm trùng gây ra các cơn co đau thắt vùng bụng rất khó chịu

Tiêu chảy nhiễm trùng do vi khuẩn thường gây ra cơn co thắt ở bụng, mỗi cơn sẽ thường kéo dài 3-4 phút một lần và có thể trở nên nặng hơn gây khó chịu cho người bệnh.

Nôn và buồn nôn

Dấu hiệu không thể thiếu khi bị ỉa chảy nhiễm khuẩn là nôn mửa nhiều, ăn không ngon, bụng ấm ách như sôi, thường kèm theo buồn nôn, nôn ói khác thường. Vì bị nôn và tiêu chảy cùng một lúc nên bệnh nhân luôn trong trạng thái mệt mỏi, kiệt sức, cơ thể gầy gò, hốc hác và thân nhiệt hạ thấp.

>> Tìm hiểu thêm: Cách khắc phục tình trạng sôi bụng tiêu chảy nhanh nhất

Chán ăn

Người bệnh cảm thấy khó chịu, miệng đắng, chán ăn là những dấu hiệu chung của nhiễm trùng đường ruột cũng như các loại nhiễm trùng đường tiêu hóa khác.

Thiếu nước trầm trọng

Do bị nôn và đi ngoài nhiều lần nên cơ thể người mắc tiêu chảy nhiễm trùng bị mất nước cũng như chất điện giải. Tình trạng cơ thể thiếu nước sẽ khiến bệnh nhân có biểu hiện bên ngoài như cổ họng khô rát và khát nước, môi khô, độ đàn hồi của da không bình thường, mắt trũng xuống do thiếu nước.

>> Đọc thêm: Chớ chủ quan khi tiêu chảy ra nước!

Nhiễm siêu vi đường hô hấp

Bị tiêu chảy nhiễm trùng còn ảnh hưởng nhiều đến các bộ phận khác, như hô hấp
Bị tiêu chảy nhiễm trùng còn ảnh hưởng nhiều đến các bộ phận khác, như hô hấp

Mầm bệnh vi rút gây tiêu chảy nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Người bệnh có thể bị nhiễm trùng xoang mũi, sổ mũi hoặc ho khi tình trạng nhiễm trùng xảy ra.

Các triệu chứng phụ đi kèm

  • Rối loạn giấc ngủ: Các triệu chứng khó chịu liên quan đến tiêu chảy nhiễm trùng đường ruột sẽ khiến người bệnh khó ngủ. Đây cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy gan đang làm việc quá sức vì phải cố gắng loại trừ các tác nhân gây nhiễm trùng.
  • Trầm cảm: Những người bị nhiễm trùng nấm men có thể gặp nguy cơ cao mắc trầm cảm, cơ thể mệt mỏi gây tác động tiêu cực đến tâm lý.
  • Nghiến răng: Trong một số ít trường hợp, những người bị nhiễm trùng sẽ nghiến răng trong khi ngủ, ngủ không yên giấc.
  • Nhức đầu: Tình trạng mất nước hoặc xuất hiện các chất kích thích như nấm men trong hệ thống tiêu hóa sẽ làm tăng nguy cơ gây đau nhức, váng đầu liên tục.
  • Bỏng da: Một số người bệnh có thể cảm giác ngứa hoặc nóng bỏng trên da.

4. Đối tượng nguy cơ bệnh tiêu chảy nhiễm trùng

Bất kỳ ai cũng có thể bị tiêu chảy và tiêu chảy nhiễm trùng
Bất kỳ ai cũng có thể bị tiêu chảy và tiêu chảy nhiễm trùng

Là một bệnh có tình trạng phổ biến, nhất là ở những nước đang phát triển bệnh tiêu chảy nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng chủ yếu là nhóm sau đây:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Người cao tuổi
  • Những người có cơ địa yếu và sức đề kháng kém
  • Những người sinh sống ở khu vực vệ sinh kém

Vì vậy, nếu trong gia đình có người nằm trong độ tuổi trên người thân cần hết sức lưu ý trong việc phòng tránh.

5. Phòng ngừa bệnh tiêu chảy nhiễm trùng

Ăn chín uống sôi, vệ sinh cẩn thận là biện pháp phòng tiêu chảy hiệu quả
Ăn chín uống sôi, vệ sinh cẩn thận là biện pháp phòng tiêu chảy hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh tiêu chảy nhiễm trùng chúng ta cần:

  • Vệ sinh cẩn thận, bao gồm rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi xử lý thức ăn hoặc ăn, sau khi thay tã, đi vệ sinh…để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
  • Khi ăn uống, mọi người nên uống nước đã đun sôi hoặc tiệt trùng kĩ; ăn chín uống sôi, tránh đồ tái sống. Đậy thức ăn tránh ruồi nhặng phát tán vi khuẩn vào thức ăn.
  • Thường xuyên sử dụng nước uống điện giải như nước biển khô, dung dịch muối đường, sử dụng các loại men tiêu hóa trong chế độ ăn uống hàng ngày để giúp đường tiêu hóa luôn khỏe mạnh, nâng cao hệ miễn dịch.
  • Đối với các hộ chăn nuôi, khi tiếp xúc với gia súc, gia cầm bị bệnh nên chủ động sử dụng dụng cụ bảo hộ, quần áo, giày khi vào chuồng trại, tránh để chất thải của gia súc gia cầm ở gần khu vực người sinh sống, ăn ở. Tránh ôm ấp hay gần gũi với thú cưng khi chúng bị bệnh.
  • Đối với người thường xuyên chăm sóc trẻ em, cần lưu ý rửa tay trước khi cho trẻ ăn hoặc bú sữa, rửa tay sau khi thay tã cho trẻ, sau khi đi vệ sinh và ngay sau khi bị dây bẩn. Khi trẻ được bú mẹ ít nhất 6 tháng, kéo dài tới 2 tuổi sẽ giảm nguy cơ tiêu chảy. Cho trẻ uống vitamin A cũng có thể giúp hạn chế bị tiêu chảy. Tiêm phòng sởi cũng là biện pháp gián tiếp phòng ngừa tiêu chảy vì tiêu chảy chỉ hay xảy ra khi trẻ bị bệnh sởi.

6. Các biện pháp chẩn đoán bệnh tiêu chảy nhiễm trùng

Đi viện khám và xét nghiệm để biết tác nhân gây tiêu chảy nhiễm trùng là gì
Đi viện khám và xét nghiệm để biết tác nhân gây tiêu chảy nhiễm trùng là gì

Để chẩn đoán tiêu chảy nhiễm trùng, các sĩ có thể yêu cầu người bệnh mô tả về các triệu chứng và yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm liên quan như xét nghiệm mẫu phân để xác định nhiễm khuẩn đường ruột là do virus hay vi khuẩn.

  • Nhiễm trùng do virus: đa phần nhiễm trùng đường ruột do virus sẽ gây ra hiện tượng tiêu chảy trong vài ngày.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn: trường hợp nhiễm trùng này nặng hơn, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây bệnh dạ dày, tá tràng, xuất huyết hoặc biến chứng liệt cơ.

7. Các biện pháp điều trị bệnh tiêu chảy nhiễm trùng

Để điều trị bệnh tiêu chảy nhiễm trùng, các bác sĩ có thể tiến hành điều trị như sau:

  • Đối với những trường hợp nhẹ: Đa phần các trường hợp tiêu chảy nhiễm trùng nếu nhẹ thì có thể tự cầm tiêu chảy sau một vài ngày, bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi, ăn các thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa và uống thật nhiều nước có chứa điện giải như nước biển khô, dung dịch muối đường để bù lượng nước đã mất. Theo đề nghị của các bác sĩ, người bệnh tránh dùng thuốc chống tiêu chảy vì nó có thể giữ các tác nhân gây bệnh ở trong cơ thể lâu hơn.
  • Đối với những trường hợp nặng: Nếu các biểu hiện tiêu chảy nhiễm trùng kéo dài và trở nặng như: nôn ói không thể ăn uống, tiêu chảy phân nước nhiều, phân nhầy có máu, sốt cao hoặc rất mệt mỏi, người bệnh nên cân nhắc nhập viện để thực hiện các phương pháp điều trị chuyên môn như: bồi hoàn nước và điện giải qua truyền dịch tĩnh mạch, sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ…
Bệnh tiêu chảy nhiễm trùng sẽ có phương pháp điều trị phù hợp cho từng tình trạng
Bệnh tiêu chảy nhiễm trùng sẽ có phương pháp điều trị phù hợp cho từng tình trạng

Đặc biệt lưu ý, nếu trẻ em bị tiêu chảy nhiễm khuẩn thì dù cho bị tiêu chảy do tác nhân là virus hay vi khuẩn gây bệnh thì đều nên sử dụng thực phẩm chức năng men vi sinh giúp tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt. Ngoài việc làm cân bằng lại hệ vi sinh, đẩy nhanh quá trình lành bệnh thì men vi sinh còn hỗ trợ giúp bé ăn ngon miệng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể…

Bố mẹ nên chọn cho con men vi sinh chứa 2 thành phần lợi khuẩn là Probiotics và Prebiotics có nguồn gốc tự nhiên từ kim chi lành tính, an toàn cho hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ. Probiotics có vai trò giúp duy trì sức khỏe đường ruột, kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi, đào thải và ức chế sự hình thành của vi khuẩn gây hại, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, trung hòa các độc tố sản sinh trong quá trình tiêu hóa thức ăn.

Thành phần còn lại là Prebiotics là chất xơ không tan, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn được trơn chu và dễ dàng hơn. Trẻ sẽ không gặp phải tình trạng khó tiêu, đầy hơi, táo bón… Đồng thời giúp trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt, phát triển thể chất và trí não vượt trội hơn. Công nghệ Lab2Pro hiện đang là công nghệ tiên tiến được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao. Với công nghệ này các lợi khuẩn sẽ được duy trì sự sống cho đến khi vào cơ thể của trẻ để hoạt động và đạt hiệu quả cao nhất. Chi tiết xem thêm sản phẩm tại đây.

Trên đây là toàn bộ về tiêu chảy nhiễm trùng và những điều cần biết. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình phòng tránh và điều trị bệnh tiêu chảy nhiễm trùng.

> Xem thêm:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.