6 tháng tuổi là lứa tuổi ăn dặm của trẻ. Lúc này các mẹ sẽ giảm dần lượng sữa và thay vào đó là những bữa ăn ban đầu. Thế nhưng có nhiều mẹ đau đầu vì bé chỉ thích uống sữa mà không chịu ăn dặm. Vậy trẻ biếng ăn dặm giải quyết ra sao?
1. Vì sao trẻ biếng ăn dặm?
Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng biếng ăn dặm ở trẻ, trong đó các mẹ nên chú ý một số lý do dưới đây:
Cho trẻ ăn dặm quá sớm
Nhiều mẹ cho bé ăn dặm quá sớm mà không nhận thấy mức độ nguy hiểm của hành động này. Trẻ chỉ nên ăn dặm bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi bởi hệ tiêu hóa của các bé lúc này mới có điều kiện tiêu hóa các loại thức ăn. Nếu mẹ cho bé ăn dặm dưới 6 tháng tuổi sẽ dễ gây các bệnh về đường tiêu hóa cho trẻ, ngoài ra còn khiến trẻ sợ hãi và biếng ăn.
Do chưa quen thức ăn mới
Khi các mẹ chuyển thức ăn từ sữa dạng lỏng sang bột hoặc cháo sẽ khiến bé cảm thấy chưa quen. Điều này cũng khiến các con biếng ăn giai đoạn mới ăn dặm.
Trẻ bị rối loạn cấu trúc thức ăn
Cấu trúc thức ăn rất quan trọng, nếu trong quá trình ăn dặm mẹ đổi loại thức ăn cho bé quá trễ sẽ khiến con nhàm chán và trẻ biếng ăn dặm.
Cho trẻ ăn dặm sai cách
Việc nhiều mẹ thực hiện ăn dặm sai cách cho con cũng sẽ khiến con dễ gặp phải tình trạng biếng ăn. Nhất là khi để dụ bé ăn mẹ cho bé đi chơi dong hoặc xem ti vi, điện thoại. Điều này sẽ khiến con mất tập trung và dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ.
Cho trẻ ăn quá nhiều bữa một ngày
Mỗi một tháng tuổi sẽ có nhu cầu năng lượng khác nhau. Chính vì vậy nếu các mẹ cho con ăn quá nhiều thức ăn một ngày thành nhiều bữa sẽ khiến các bé sợ hãi và trở nên chán ăn.
Trẻ bị thiếu kẽm thiếu chất
Kẽm là một vi chất rất quan trọng giúp bé phát triển hệ miễn dịch, chiều cao và chức năng sinh dục. Rất nhiều bé giai đoạn ăn dặm bị thiếu chất kẽm khiến bé mất cảm giác ngon miệng dẫn đến lười ăn, biếng ăn và thể chất không phát triển bằng các bạn đồng trang lứa.
Thực đơn chưa phong phú, khoa học
Nếu mẹ cứ lặp lại mãi một vài món ăn quen thuộc sẽ khiến bé bị nhàm chán và sợ hãi khi đến bữa ăn. Mẹ nên tham khảo các thực đơn ăn dặm phong phú hơn từ mùi vị cho đến cách trang trí sẽ khiến bé thích ăn hơn.
Sợ bị ép ăn
Khi thấy trẻ không ăn hoặc ăn ít thì phụ huynh thường cố gắng ép con ăn bằng mọi cách mà không quan tâm tới lý do vì sao trẻ biếng ăn dặm. Điều này vô tình khiến trẻ càng sợ ăn hơn và tình trạng biếng ăn khó có thể cải thiện.
Trẻ hay ăn vặt
Các mẹ quá chiều con và cho con ăn nhiều đồ ăn vặt như các loại snack, khoai tây chiên, kẹo bánh… Các loại đồ ăn này không chỉ ảnh hưởng xấu tới đường ruột của trẻ mà còn khiến bé bị “no”, mất cảm giác thèm ăn khi đến bữa và gây nên tình trạng biếng ăn.
Biếng ăn sinh lý theo giai đoạn
Theo các chuyên gia nghiên cứu, nhiều em bé sẽ bị biếng ăn theo từng giai đoạn phát triển. Mặc dù thời gian trước bé có thể ăn rất ngon miệng nhưng khi bước sang giai đoạn mới như biết bò, biết đi, mọc răng sẽ khiến các bé lười ăn hơn.
Biếng ăn bẩm sinh
Các nhà nghiên cứu cũng thống kê rằng có đến khoảng 5% trẻ em bị biếng ăn bẩm sinh. Đây là tình trạng các bé ngay từ lúc sinh ra đã không còn hứng thú với ăn uống ít khi đòi bú và đòi ăn. Với trường hợp này, tốt nhất các bậc phụ huynh nên đưa con đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa dinh dưỡng để tìm hiểu tình trạng và có cách giải quyết phù hợp nhất.
2. Nguyên tắc trị trẻ biếng ăn dặm đảm bảo thành công
Trẻ ăn dặm biếng ăn luôn là nỗi lo lắng của các ông bố bà mẹ. Để có thể “trị” được chứng biếng ăn cho trẻ ở giai đoạn này các mẹ có thể áp dụng một vài nguyên tắc sau đây:
2.1. Chế biến cấu trúc thức ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ
Các mẹ thường có tâm lý lo sợ rằng bé bị “hóc” hoặc khó nuốt trong quá trình ăn dặm. Tuy nhiên thực tế các mẹ nên chế biến thức ăn theo cấu trúc phù hợp với lứa tuổi của con. Cụ thể đó là:
- Từ loãng đến đặc: Lúc ban đầu các mẹ cần cho bé ăn thức ăn sánh gần giống với sữa để con có thể dễ nuốt hơn. Sau đó có thể chuyển qua các loại bột đặc dần lên sẽ giúp bé không bị chán.
- Từ ngọt đến mặn: Với giai đoạn đầu, mẹ nên cho bé ăn bột ngọt trước đã sau đó mới dần dần chuyển qua bột mặn.
- Từ ít đến nhiều: Với các tháng tuổi tăng dần, các mẹ cần chuẩn bị lượng thức ăn tương xứng để đảm bảo quá trình tiêu hóa và cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cho bé trong ngày.
2.2. Thường xuyên thay đổi thực đơn
Việc thay đổi thực đơn cho bé một cách linh hoạt sẽ làm bé hứng thú hơn khi ăn. Lúc này con sẽ được thưởng thức nhiều mùi vị khác nhau bên cạnh đó chất dinh dưỡng cũng đa dạng và không gây ngấy cho bé.
2.3. Không cho trẻ ăn vặt trước bữa chính
Trước các bữa ăn chính, các mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng các loại đồ ăn vặt. Bởi nếu mẹ cho bé ăn lúc này sẽ làm bụng các con no và bữa ăn sẽ không còn hứng thú nữa.
2.4. Không ép trẻ ăn
Các ông bố, bà mẹ hãy dừng ngay lại việc quát mắng thúc ép trẻ ăn trong các bữa. Điều này sẽ làm giảm cảm giác sợ ăn cho con. Nếu trong quá trình ăn bé không thích món đó mẹ có thể ghi nhớ để tránh món ăn đó ra và thay bù cho con bằng món ăn con yêu thích.
2.5. Bữa ăn chỉ tối đa 25 – 35 phút
Mẹ không nên để bé kéo dài thời gian ăn uống quá 35 phút một bữa. Nhất là hãy để cho con tập trung khi ăn bằng cách không xem tivi, điện thoại hoặc đi ăn rong.
2.6. Mẹ nên bổ sung bữa phụ hợp lý
Ngoài các bữa ăn chính hàng ngày thì các bữa phụ cũng vô cùng quan trọng. Các mẹ hãy bổ sung bữa phụ cho con vào thời gian hợp lý. Nhất là bữa phụ buổi sáng và chiều bằng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa hoặc hoa quả bổ sung vitamin như sữa chua, váng sữa, bánh, các loại hoa quả…
2.7. Cải thiện hệ tiêu hóa cho trẻ
Theo các chuyên gia, trẻ ở lứa tuổi ăn dặm biếng ăn có một phần là do hệ tiêu hóa kém. Việc cải thiện hệ tiêu hóa ở trẻ sẽ giúp con ăn ngon hơn và tiêu hóa tốt hơn.
Bên cạnh đó, với các bé mắc chứng biếng ăn để giúp con có thể hấp thụ tốt hơn cũng như có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh mẹ có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng mang tác dụng hỗ trợ tiêu hóa tốt. Một trong số các sản phẩm được ưa chuộng nhất trên thị trường cùng với việc nhiều chuyên gia y tế khuyên nên sử dụng cho trẻ đó là men vi sinh.
Men vi sinh là các chế phẩm sinh học có chứa các lợi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Khi bổ sung men vi sinh cho trẻ mẹ sẽ giúp trẻ có hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn, giảm thiểu tình trạng táo bón và các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Men vi sinh cũng giúp con hấp thu thức ăn dễ hơn, ăn ngon miệng hơn đẩy lùi chứng biếng ăn ở trẻ. Vì vậy, sử dụng men vi sinh cho trẻ là một trong những liệu pháp an toàn và tin cậy.
Khi lựa chọn men vi sinh, các mẹ nên tìm hiểu loại men có nguồn gốc từ tự nhiên như kim chi Hàn Quốc chứa hai thành phần là lợi khuẩn Probiotics và chất xơ hòa tan Prebiotics, được bào chế theo công nghệ hiện đại Lab2pro hỗ trợ điều trị tốt các chứng liên quan đến rối loạn tiêu hóa. Nhờ vậy trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn và không còn biếng ăn nữa.
3. Những lưu ý khi trẻ nhỏ biếng ăn dặm
Một vài điều ba mẹ cần lưu ý khi trẻ nhỏ biếng ăn dặm:
- Ba mẹ không nên tìm mọi cách để thu hút bé sau đó nhanh tay đút thức ăn cho bé. Bởi bằng cách này bữa ăn của bé sẽ trở nên thụ động và bé không hấp thu được đầy đủ dưỡng chất.
- Không cho bé ăn vặt trước giờ ăn để tránh gây cảm giác no, chán ăn khi đến bữa chính.
- Không dụ trẻ vừa ăn vừa chơi để trẻ mất tập trung khi ăn, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
Trẻ biếng ăn dặm mẹ phải làm thế nào đã được chúng tôi tư vấn qua bài viết trên đây. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các mẹ trong quá trình điều chỉnh bữa ăn hàng ngày cho bé để giúp con ngon miệng hơn và khỏe mạnh hơn.
Bài viết liên quan: Trẻ mọc răng biếng ăn
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn