Trẻ 15 tháng tuổi biếng ăn – mẹ cần nhanh chóng giải quyết vấn đề

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
4 Tháng Năm 2021

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
5594

Trẻ 15 tháng tuổi mắc chứng biếng ăn không còn là xa lạ với những gia đình có con nhỏ. Các triệu chứng của biếng ăn như quấy khóc, chán ăn, nôn trớ khiến trẻ có nguy cơ mắc các bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng, khả năng đề kháng kém khiến các bậc phụ huynh như “ngồi trên đống lửa”. Vì vậy, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu biếng ăn ở trẻ các ông bố, bà mẹ nên kịp thời giải quyết vấn đề.

Trẻ 15 tháng tuổi biếng ăn
Trẻ 15 tháng tuổi biếng ăn

1. Nguyên nhân nào khiến trẻ 15 tháng biếng ăn?

Trẻ nhỏ, nhất là trẻ trong giai đoạn từ 1-6 tuổi thường có dấu hiệu biếng ăn. Tình trạng trẻ biếng ăn là biểu hiện của những trẻ không chịu ăn hoặc ăn rất ít. Do đó, lượng thức ăn không đủ nạp vào cơ thể để đáp ứng được lượng chất dinh dưỡng cần thiết. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn của bé trong giai đoạn này, đó là:

1.1. Do thói quen xấu của trẻ mà cha mẹ vô tình tạo ra

Khi biếng ăn, trẻ thường có dấu hiệu lười ăn hơn bình thường và có tâm lý sợ sệt khi ăn. Thường chúng chỉ muốn ăn các loại thức ăn dạng lỏng, không cần nhai, nuốt. Chúng sẽ từ chối các loại thức ăn cần nhai nuốt như: Rau, củ, quả, thịt, cá…

Những thói quen xấu mà cha mẹ tạo ra trong giai đoạn này có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến việc trẻ ăn. Biếng ăn thường xảy ra do kết quả lâu dài của việc cha mẹ cho con ăn các bữa với thời gian kéo dài. Để trẻ ngậm thức ăn quá lâu mà không nuốt, không nhai ngay… Tất cả những thói quen xấu cha mẹ tạo ra trong giai đoạn này đều sẽ khiến trẻ biếng ăn về sau càng ngày càng nghiêm trọng hơn.

1.2. Cho trẻ ăn không đúng bữa

Cha mẹ thường có xu hướng cho trẻ ăn các bữa lộn xộn, không theo giờ giấc khoa học. Cho trẻ ăn khi trẻ vẫn còn no nên trẻ sẽ không thể nào ăn nhiều và ăn một cách hứng thú. Cha mẹ nên phân chia các bữa ăn sao cho hợp lý. Chỉ khi nào bé thực sự đói thì bé mới có thể ăn một cách tập trung, ăn nhiều và ăn khỏe hơn.

1.3. Trẻ bị mất tập trung khi ăn

Cha mẹ thường nghĩ rằng, trẻ cần xem tivi, chơi đồ chơi hoặc đi long rong khắp xóm… để dụ trẻ hơn. Tuy nhiên, về lâu dài, chính những hành động này lại vô tình khiến trẻ có xu hướng lười ăn dần và chỉ tập trung vào nhiệm vụ chơi của mình.

1.4. Trẻ không ăn các món mà mình không thích

Cũng giống như người lớn, trẻ nhỏ cũng có những “món tủ” của mình. Tuy nhiên, nếu cha mẹ quá yêu chiều theo các sở thích của trẻ và không cho bé ăn thêm các món ăn khác sẽ khiến trẻ bị thiếu chất. Hơn nữa, ăn mãi một vài món thì tất cả các món yêu thích cũng sẽ dẫn đến việc trẻ cảm thấy nhàm chán và khó chịu.

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí trực tiếp từ chuyên gia!.





    1.5. Trẻ biếng ăn do tâm lý

    Khi thấy trẻ lười biếng ăn uống, cha mẹ thường sẽ la mắng, quát nạt bé. Những hành động này sẽ khiến cho bé cảm thấy sợ hãi và sợ sệt các bữa ăn hơn. Như vậy, tình trạng biếng ăn của trẻ càng thêm tệ.

    1.6. Trẻ biếng ăn do vấn đề về sức khỏe

    Trong giai đoạn này, trẻ có thể có rất nhiều vấn đề về sức khỏe có thể gặp phải. Vì trẻ đang trong độ tuổi phát triển và hoàn thiện các cơ quan, hệ cơ quan. Những vấn đề về sức khỏe mà trẻ có thể gặp phải là:

    1.7. Trẻ mọc răng

    Khi mọc răng, khoang miệng nhất là vùng nướu của trẻ sẽ bị sưng và đau hơn. Điều này khiến cho bé sẽ khó khăn hơn trong ăn uống. Nên trẻ sẽ có những dấu hiệu dễ dàng nhận ra như hay quấy khóc hơn bình thường. Hoặc biếng ăn và có thể bỏ ăn thường xuyên nữa.

    Trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa

    Các biểu hiện của bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ có thể là: Buồn nôn, đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy… Hoặc trẻ có thể bị nhiễm bệnh do các loại vi khuẩn, virus gây bệnh và làm rối loạn hệ tiêu hóa non nớt của bé.

    Trẻ có thể bị viêm nhiễm

    Các bệnh viêm nhiễm rất dễ xảy ra đối với trẻ nhỏ như: Bệnh viêm tai, mũi, họng, mắt hoặc viêm nhiễm đường ruột gây ra các vấn đề ho, sốt, mệt mỏi… cũng có thể khiến cho tình trạng biếng ăn của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

    Ngoài những nguyên nhân trên, trẻ trong độ tuổi 15 tháng còn có thể bị biếng ăn do các nguyên nhân từ tâm lý hoặc do sự tác động của yếu tố sinh học, di truyền… Dù là nguyên nhân nào thì cha mẹ cũng nên sớm tìm ra nguyên nhân để trẻ có thể sớm chữa khỏi tình trạng này.

    Trẻ 15 tháng biếng ăn
    Trẻ 15 tháng biếng ăn

    2. Biểu hiện của trẻ 15 tháng biếng ăn

    Vậy đâu là các biểu hiện biếng ăn ở trẻ 15 tháng tuổi? Có rất nhiều biểu hiện của trẻ khi chán ăn và lười ăn. Cha mẹ có thể nhận biết tình trạng biếng ăn này qua 15 biểu hiện như sau:

    Trẻ biếng ăn thường ngậm thức ăn lâu

    Cha mẹ có thể thấy biểu hiện này rất rõ ràng trong quá trình cho trẻ ăn. Nếu bình thường khi mẹ bón, trẻ có thể nhai và nuốt ngay trong khoảng thời gian không quá lâu. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ thường xuyên ngậm thức ăn trong miệng với thời gian lâu thì đó là biểu hiện trẻ đang biếng ăn.

    Bé không thích việc ăn uống, không muốn ăn khi đến bữa ít nhất trong một tháng

    Một biểu hiện nữa của tình trạng biếng ăn là trẻ chán và thể hiện thái độ không thích ăn uống. Trong vòng một tháng tình trạng này thể hiện rõ ràng thì có thể nói bé của bạn đang biếng ăn rồi đấy!

    Bé không thể hiện điều gì liên quan đến cơn đói, không đòi ăn, thậm chí tìm cách tránh né bữa ăn

    Trẻ bị biếng ăn thường có dấu hiệu tránh né bữa ăn. Nhất là việc không thấy trẻ thể hiện các dấu hiệu đói thì cha mẹ có thể hiểu trẻ đang biếng ăn.

    Bé muốn trèo xuống khỏi ghế ăn, chỉ ăn những gì mình thích hoặc bỏ ngang bữa ăn

    Biếng ăn cũng có thể thể hiện qua việc trẻ thể hiện thái độ rằng chỉ thích một vài món nhất định. Trẻ nhất quyết không động đến các loại thức ăn mà trẻ không thích, có thể bỏ ngang bữa ăn.

    Bé sụt cân hoặc không tăng cân theo lộ trình phát triển bình thường

    Khi biếng ăn, trẻ sẽ khó có thể ăn đầy đủ các loại thực phẩm cần thiết để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể. Điều này khiến cho cân nặng của trẻ bị chững lại. Trẻ có thể bị sụt cân và dẫn đến không phát triển bình thường như lộ trình mong muốn.

    Bị phân tâm, xao nhãng, dễ bị thu hút bởi đồ chơi hay sự vật xung quanh trong giờ ăn

    Trẻ nhỏ thường có tâm lý ham chơi, thích thú với các đồ vật xung quanh mình. Vì thế, trong trường hợp trẻ bị biếng ăn thì sự xao nhãng khi ăn của trẻ thể hiện rất rõ. Thay vì tập trung ăn, trẻ thường thích thú và quan tâm đến các món đồ chơi đầy màu sắc, các ngõ ngách hoặc đồ vật trong nhà hơn…

    Trẻ có thể khó chịu, ngậm miệng khi được bố mẹ đút thức ăn hoặc đổ thức ăn đi

    Biểu hiện rõ nhất của biếng ăn là ngậm thức ăn. Khi được cha mẹ đút thức ăn, trẻ thường ngậm nó trong thời gian dài mà không chịu nhai nuốt. Hoặc trẻ cũng có thể tùy hứng mà nhổ thức ăn ngay sau khi mẹ vừa cho ăn.

    Trong một số trường hợp, các bé chỉ quan tâm và thích thú ăn một loại thực phẩm có mùi vị mình ưa thích. Bé sẽ – không thử những món mới hoặc tránh ăn một số món ăn nào đó

    Ngoài ra, trẻ biếng ăn thường có xu hướng ăn và chỉ ăn một số món trẻ yêu thích. Ngoài những món ăn đó thì trẻ không chấp nhận ăn thêm bất kỳ món ăn nào. Khi được cha mẹ cho ăn thêm các món mới, trẻ sẽ tránh né và không ăn.

    3. Hậu quả của việc trẻ 15 tháng biếng ăn

    Như đã nói, trẻ biếng ăn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng trong giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ biếng ăn có thể không đáp ứng được những yêu cầu cần thiết để trẻ phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần. Cụ thể, những hậu quả mà biếng ăn gây ra ở trẻ nhỏ như sau đây:

    3.1. Thiếu hụt dưỡng chất, ảnh hưởng đến quá trình phát triển

    Khi biếng ăn, trẻ sẽ tránh né ăn uống hoặc chỉ ăn một số món ăn nhất định. Chính điều này khiến trẻ khó có thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí não và tinh thần của trẻ.

    Ở độ tuổi này, bé cần được đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng. Nhất là các loại vitamin cho mắt, cho tiêu hóa, cho việc ngăn ngừa thiếu máu, giúp xương chắc khỏe… Nếu không được cung cấp đủ chất, trẻ có thể sẽ nhẹ cân hơn những trẻ phát triển bình thường đến 3 lần.

    3.2. Trẻ chậm phát triển trí não

    Trẻ nhỏ cần được đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Có như vậy mới có thể đảm bảo dưỡng chất cần cho sự phát triển của trí não và các hoạt động khác của bé. Trong giai đoạn này, nếu trẻ biếng ăn thì có thể dẫn đến sự thiếu hụt của: Sắt, chất béo, protein,… Đây là những dưỡng chất cực kỳ quan trọng quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này.

    3.3. Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc bệnh

    Khi trẻ biếng ăn, cơ thể không được cung cấp đầy đủ các chất cần thiết. Do đó, rất dễ dẫn đến hệ thống miễn dịch, sức đề kháng để chống lại các loại vi khuẩn, virus trở nên suy yếu nhanh chóng. Do đó, trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc tiêu hóa…

    3.4. Ảnh hưởng đến chỉ số cảm xúc của trẻ

    Các chuyên gia về sức khỏe cho biết, những trẻ ăn uống đầy đủ sẽ có thể phát triển tốt hơn những trẻ bị biếng ăn. Nhất là các chỉ số về sức khỏe, EQ hoặc các khả năng khác về sự thích nghi, thái độ hòa đồng, khả năng giao tiếp với bạn bè, môi trường sống… đều sẽ tốt hơn.

    Chăm sóc trẻ 15 tháng tuổi biếng ăn
    Chăm sóc trẻ 15 tháng tuổi biếng ăn

    4. Trẻ 15 tháng tuổi biếng ăn phải làm sao?

    Câu hỏi đặt ra của các cha mẹ là khi biết trẻ bị biếng ăn thì phải làm sao? Nếu thấy trẻ biếng ăn, cha mẹ không nên hoang mang, lo sợ và bắt ép trẻ hoặc dọa nạt để trẻ ăn.

    Những điều này chỉ gây ra tác dụng phụ, thậm chí trẻ còn bỏ cả bữa ăn. Vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ xem đâu là nguyên nhân hình gây ra biếng ăn của bé là gì trước tiên. Sau đó, mới có thể có biện pháp ứng phó, can thiệp từ cuộc sống hoặc bác sĩ… nếu cần thiết. Các bạn có thể làm như sau:

    4.1. Chỉ nên cho trẻ ăn khi đói để hình thành thói quen

    Nên để cho trẻ làm quen với việc ăn theo nhu cầu. Không bắt ép trẻ ăn khi chúng chưa cảm thấy đói. Nếu đói, không cần cha mẹ quát tháo, dọa nạt trẻ vẫn sẽ ăn uống một cách ngon lành. Còn việc bạn bắt ép trẻ sẽ chỉ khiến trẻ thêm chán nản và sợ sệt ăn thôi.

    Để trẻ tham gia thêm nhiều các hoạt động chạy nhảy, leo trèo…cho tiêu hao năng lượng cũng là một cách hiệu quả để trẻ ăn ngon hơn. Những hoạt động này còn tốt cho sự phát triển về thể chất cho trẻ, rèn luyện sự thông minh, nhanh nhẹn.

    4.2. Giảm lượng thức ăn trong một khẩu phần ăn và giảm bớt bữa ăn

    Khi cho trẻ ăn, không nên cho trẻ ăn quá nhiều nếu bé đang có dấu hiệu chán ăn. Khi giảm lượng thức ăn, số lượng bữa ăn trong một bữa ăn thì mẹ có thể thấy các dấu hiệu tích cực hơn. Bé sẽ không cảm thấy quá nhàm chán hoặc áp lực khi ăn uống. Hoặc lượng thức ăn nhỏ hơn sẽ khiến cho bé thích thú và muốn ăn thêm.

    4.3. Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn

    Trẻ nhỏ cũng giống như người lớn chúng ta vậy. Nếu ăn mãi một món ăn quả thực sẽ cảm thấy rất vô vị, nhàm chán nên dễ gây ra biếng ăn. Thay vì như vậy, cha mẹ có thể thường xuyên thay đổi thực đơn để bé có thể thấy thích ăn uống hơn. Linh hoạt thay đổi thực đơn theo ngày, theo tuần, theo tháng…sẽ giúp bé lấy lại tinh thần ăn uống ngay thôi!

    4.4. Bạn hãy cố gắng để các món ăn bày lên bàn trông thật màu sắc và ngon lành

    Vẻ ngoài của các món ăn, hoặc màu sắc của các loại thực phẩm cũng là một trong những yếu tố quan trọng kích thích việc ăn uống của trẻ nhỏ. Cha mẹ có thể tìm cách hấp dẫn và níu chân bé lâu hơn trên bàn ăn bằng các món ăn màu sắc lạ, độc đáo. Và cũng có thể là hương vị tuyệt vời nữa. Như vậy trẻ có thế sẽ ăn ngon miệng hơn đó.

    4.5. Hãy chấp nhận một số ý thích của bé

    Mẹ có thể tìm hiểu sở thích của trẻ để biết được trẻ thích ăn gì và không thích ăn gì. Nếu trẻ được đáp ứng những thứ mình thích sẽ có thể kích thích cho trẻ ăn uống tốt hơn nhiều.

    4.6. Cắt giảm các món ăn vặt

    Các món ăn vặt thường khiến cho bé say mê hơn là ăn cháo, bột, cơm… Vì vậy, nếu cho trẻ ăn các loại đồ ăn vặt trước bữa ăn sẽ khiến bé không còn tâm trí và bụng để ăn uống. Bé sẽ có cảm giác no và chưa hào hứng hoặc nghiêm trọng hơn là từ chối cả bữa ăn. Vì vậy, nên hạn chế cho trẻ ăn các món ăn vặt trước khi ăn bữa chính là điều cần thiết cho bé.

    Bé 15 tháng biếng ăn phải làm sao ?
    Bé 15 tháng biếng ăn phải làm sao ?

    5. Chăm sóc trẻ 15 tháng tuổi biếng ăn

    Nếu thấy trẻ biếng ăn, cha mẹ nên có sự chăm sóc đúng đắn, khoa học. Có như vậy trẻ mới có thể dần dần ăn uống tốt hơn. Nhất là nếu biếng ăn, cha mẹ càng quát tháo, càng ép buộc trẻ càng có xu hướng chống lại. Cha mẹ có thể cân bằng lại xem trẻ cần bao nhiêu năng lượng để cho trẻ ăn và dùng các biện pháp thích hợp để kích thích hứng thú ăn của trẻ. Tránh dùng các biện pháp quát nạt, đe dọa hoặc đánh đập…vì chỉ khiến bé sợ sệt các bữa ăn hơn thôi.

    Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể chăm sóc trẻ như sau:

    5.1. Tạo cơ hội cho trẻ nhai thức ăn

    Trong giai đoạn này trẻ vẫn cần được đảm bảo lượng sữa cần thiết, tuy nhiên không nên cho bé bú quá nhiều. Mẹ nên dần dần cho bé làm quen với việc nhai nuốt thay vì chỉ có uống sữa. Các món ăn có vị ngon ngọt, cứng và dai… đều là những mùi vị thú vị mà trẻ sẽ có hứng thú khám phá và trải nghiệm.

    5.2. Giữ gìn sức khỏe cho trẻ bên cạnh dinh dưỡng

    Ngoài việc đảm bảo cung cấp cho trẻ các loại dinh dưỡng cần thiết thì trẻ cần được chăm sóc sức khỏe tốt. Có như vậy trẻ mới có sức đề kháng để chống lại các bệnh như cảm cúm, sổ mũi, sốt hoặc bất cứ các bệnh lây nhiễm từ vi khuẩn, virus khác.

    Khi trẻ có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh thì có thể chống lại các tác nhân gây hại. Trẻ cũng cần được ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý và tránh xa những nơi có mầm bệnh để đảm bảo tốt về sức khỏe.

    5.3. Khuyến khích trẻ rửa tay trước khi ăn rồi lau khô tay giải thích lý do cho trẻ để hình thành một thói quen tốt

    Rửa tay trước khi ăn là một hành động tốt cần dạy cho bé. Cha mẹ có thể trực tiếp hướng dẫn và giúp bé rửa tay trước khi ăn cơm. Và trước mỗi bữa ăn, cả gia đình đều thực hiện hành động này. Chắc chắn, sau đó trẻ có thể hình thành được việc rửa tay trước khi ăn uống ngay.

    5.4. Cho trẻ vận động, hát, vẽ, vui chơi ngoài trời để tăng khả năng giao tiếp phản ứng với môi trường xung quanh

    Các hoạt động ngoài trời như chạy nhảy, ca hát, vẽ vời… đều khiến cho các bé vô cùng hứng thú. Điều này vừa kích thích các bé có thể hòa mình, tìm hiểu về môi trường xung quanh. Kích thích khả năng tìm tòi, quan sát cũng như chơi với các bè bạn. Vừa giúp bé học hỏi, vừa tạo cơ hội để trẻ tiêu hao năng lượng, giúp việc ngủ nghỉ tốt hơn.

    5.5. Mẹ có thể cho bé sử dụng sản phẩm hỗ trợ bé tiêu hóa tốt và ăn ngon miệng

    Để giúp trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, các mẹ có thể sử dụng những loại thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt. Một trong số các sản phẩm được ưa chuộng nhất trên thị trường cùng với việc nhiều chuyên gia y tế khuyên nên sử dụng cho trẻ đó là men vi sinh.

    Men vi sinh là các chế phẩm sinh học có chứa các lợi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Khi bổ sung men vi sinh cho trẻ mẹ sẽ giúp trẻ có hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn, giảm thiểu tình trạng táo bón và các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Men vi sinh cũng giúp con hấp thu thức ăn dễ hơn, ăn ngon miệng hơn đẩy lùi chứng biếng ăn ở trẻ. Vì vậy, sử dụng men vi sinh cho trẻ là một trong những liệu pháp an toàn và tin cậy.

    Tuy nhiên, khi lựa chọn men vi sinh, các mẹ nên tìm hiểu loại men có nguồn gốc từ tự nhiên như kim chi Hàn Quốc, được bào chế theo công nghệ hiện đại Lab2pro để mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ trong lứa tuổi ăn dặm. Chi tiết xem thêm về sản phẩm tại đây.

    Bé 15 tháng biếng ăn
    Bé 15 tháng biếng ăn

    6. Thực đơn cho trẻ 15 tháng biếng ăn

    Trong quá trình chăm sóc trẻ biếng ăn, cha mẹ cần có kế hoạch chu đáo, tỉ mỉ. Cha mẹ cần đảm bảo rằng trẻ được cung cấp các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé. Căn cứ từ các sở thích, khẩu vị để có thể lên những thực đơn đáp ứng được đầy đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết. Trong đó, 4 nhóm dinh dưỡng chính cần đảm bảo là: Chất béo, chất đường bột, protein, khoáng chất và vitamin.

    Trong quá trình lên thực đơn cho bé, cha mẹ nên cân bằng đầy đủ các dinh dưỡng trên. Tỉ mỉ lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp. Thường xuyên quan sát xem khẩu vị của bé để có thể lên thực đơn chi tiết, linh động thay đổi các món ăn sao cho phù hợp với sở thích của trẻ. Nếu cha mẹ không biết và không thể tự lên thực đơn, các bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của các bác sĩ, chuyên gia. Để họ có thể căn cứ thể trạng của trẻ và giúp bạn xây dựng thực đơn khoa học, đúng đắn hơn.

    Ngoài ra, dưới đây là 2 món ăn có thể sẽ giúp cho thực đơn ăn uống cho bé 15 tuổi biếng ăn hiệu quả và đơn giản. Các bạn có thể áp dụng với công thức như sau:

    6.1. Cháo gà nấm rơm

    Cháo gà nấm rơm sẽ là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà cha mẹ sẽ hối tiếc khi không biết sớm hơn. Trẻ biếng ăn có thể sẽ cảm thấy hứng thú vì mùi vị lạ, ngon và dễ ăn. Các bạn có thể chuẩn bị các nguyên liệu để nấu như sau:

    Nguyên liệu: 20gr gạo trắng, 30gr thịt gà nạc, 30gr nấm rơm, 10gr dầu ăn, nước mắm và 250ml nước.

    Cách nấu:

    Đầu tiên, bạn làm sạch gạo bằng cách vo sơ và ngâm trong thời gian là 30 phút. Sau đó đem đi dập dã để có thể nấu cháo nhanh chóng hơn, nhừ hơn. Đổ 250ml nước vào nồi cùng với gạo gạo đã chuẩn bị và nấu trong khoảng 20-30 phút.

    Tiếp đó, sơ chế thịt gà, rửa sạch nấm rơm. Băm nhuyễn hai loại thực phẩm này và hòa trực tiếp vào nồi cháo. Tiếp tục đun thêm vài phút để thịt và nấm chín đều.

    Cuối cùng, có thể tắt bếp, đổ cháo ra bát và thêm dầu ăn, nêm thêm gia vị cho vừa. Đảo đều để các gia vị và dầu ngấm vào cháo. Có thể cho thêm chút hành để tạo màu sắc và mùi vị thơm ngon hơn cho món ăn. Sau đó, cha mẹ có thể bón cháo cho bé.

    6.2. Cháo lươn nấu khoai môn và cà rốt

    Món thứ hai bạn có thể bổ sung vào thực đơn cho bé biếng ăn của mình là món cháo lươn nấu cùng khoai môn và cà rốt.

    Nguyên liệu: 15gr gạo tẻ, 50gr khoai môn, 40gr lươn, 40gr cà rốt, gia vị 10gr dầu, các gia vị cần thiết khác.

    Cách nấu:

    Đầu tiên, đem gạo trắng với khoai môn nấu trong nồi trong 45 phút. Sơ chế lươn, rửa sạch và loại bỏ các gân đỏ. Hấp chín lươn và đem tán nhỏ ra. Tương tự, cà rốt gọt vỏ, xắt nhỏ hạt lựu.

    Tiếp đó, cho hỗn hợp cháo và khoai môn vào nồi, đổ thêm ½ bát nước để tiếp tục đun. Thêm cà rốt vào và tiếp tục đun trong thời gian chừng 5 phút.

    Sau cùng, cho lươn đã chín thêm vào hỗn hợp. Nêm nếm gia vị cho phù hợp với khẩu vị của bé. Sau chừng 2-3 phút thì đổ dầu ăn của trẻ em vào khuấy đều là được. Như vậy là bạn đã có món cháo lươn ngon, bổ, hấp dẫn và dinh dưỡng dành cho bé rồi đấy!

    Từ những điều trên có thể thấy rằng, trẻ trong độ tuổi 15 tháng biếng ăn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé trong tương lai. Vì vậy, để khắc phục tình trạng biếng ăn của bé trong giai đoạn này, mẹ cần có biện pháp xử lý khoa học, triệt để và hợp lý. Nên thường xuyên thay đổi thực đơn cho bé thường xuyên và làm đa dạng món ăn hơn. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng thêm cho bé các sản phẩm kích thích ăn ngon hơn có thành phần tự nhiên như: Các loại vitamin, cốm ăn ngon hoặc siro…

    Như vậy, trên đây là những thông tin hữu ích về trẻ 15 tháng tuổi biếng ăn cha mẹ cần xử lý như thế nào? Hi vọng thông qua bài viết này, các bạn có thể giúp bé ăn ngon miệng và phát triển khỏe mạnh hơn. Chúc các bạn thành công!

    Phần tiếp theo: Trẻ 16 tháng tuổi biếng ăn

     

    Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

      Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.