Các vị phụ huynh đều có quan tâm trẻ bị hen phế quản nên ăn gì, kiêng gì để có thể hồi phục sức khỏe cho bé. Cùng tìm câu trả lời trong nội dung dưới đây để giúp bé yêu của bạn cải thiện tình trạng hen suyễn và tăng cường sức khỏe nhé.
1. Trẻ bị hen phế quản nên ăn gì?
Trẻ bị hen phế quản nên ăn gì? Những thực phẩm dưới đây sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh hen của bé, bố mẹ chú ý lưu lại nhé:
1.1. Thực phẩm giàu magie
Magie có công dụng giúp làm giãn các cơ bao quanh khí phản nên rất tốt đối với người bị hen. Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ bị hen phế quản các loại thực phẩm giàu magie như rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, cà chua, sữa, đậu… vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ.
1.2. Omega 3
Trẻ bị hen suyễn nên ăn gì? Omega 3 giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ và giúp ngăn ngừa cơn hen tái phát đồng thời tăng cường chức năng hô hấp. Cha mẹ có thể bổ sung omega 3 cho bé từ các thực phẩm như cá thu, cá hồi, rau quả, các loại hạt, dầu omega 3.
1.3. Vitamin C
Theo nghiên cứu thì trẻ bị hen suyễn có lượng vitamin C ít hơn 50% so với trẻ không bị bệnh. Do đó việc bổ sung vitamin C sẽ giúp làm giảm tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp, giảm triệu chứng hen phế quản ở trẻ. Vitamin C có nhiều trong các loại rau quả là cà chua, cam, quýt, bưởi, rau xanh… mẹ có thể bổ sung cho trẻ từ các thực phẩm này. [1]
1.4. Mật ong
Trong mật ong chứa chất kháng khuẩn tự nhiên có thể làm giảm tình trạng viêm và làm loãng đờm để dễ dàng tống xuất dịch nhầy này ra ngoài. Từ đó giúp trẻ ngăn ngừa cơn hen tái phát và tăng cường chức năng hô hấp cho trẻ. Cha mẹ có thể dùng 1 thìa cà phê mật ong (liều lượng tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ) và pha với nước ấm cho trẻ uống hàng ngày.
1.5. Các loại hạt giàu vitamin E
Khi lên thực đơn dinh dưỡng cho bé bị hen phế quản, bố mẹ hãy nhớ bổ sung các loại hạt chứa vitamin E. Các loại hạt giàu vitamin E sẽ giúp giảm các triệu chứng khò khè. Các loại hạt giàu vitamin E có hạt hướng dương, hạnh nhân… Trong 28,5g hạt hướng dương chứa khoảng 10mg vitamin E, bằng 2/3 giá trị khuyến nghị hàng ngày, nhu cầu dùng vitamin E để duy trì hoạt động tối thiểu là 22 IU (15.4mg). Hạnh nhân chứa gần 7mg trong 28,5g. Loại hạt này cũng là nguồn cung cấp magie, canxi, axit béo omega-3 và biotin. Các loại hạt giàu vitamin E còn có quả phỉ, hạt thông, quả hạch Brazil. Cha mẹ nên cho trẻ ăn ít nhất 3 lần/tuần.
2. Trẻ bị hen phế quản thì nên hạn chế ăn gì ?
Trẻ rất dễ lên cơn hen khi ăn phải một số thực phẩm gây kích ứng. Vậy trẻ bị hen phế quản không nên ăn gì? Phụ huynh chú ý một số loại thực phẩm sau:
2.1. Hạn chế ăn đồ ăn quá mặn
Bác sĩ thường khuyên người bệnh tránh dùng nhiều muối hay ăn mặn. Vì ăn nhiều muối sẽ khiến cơ thể bị giữ nước gây ra tình trạng phù nề. Trong khi bản chất của hen phế quản là gây viêm và thắt chặt đường thở, khi trẻ ăn muối thì tình trạng phù nề có thể tăng lên đồng nghĩa với việc viêm thắt đường thở cũng tăng, khiến việc hô hấp của bé trở nên khó khăn hơn. Muối, thức ăn mặn cũng chính là tác nhân gây ra nhiều bệnh như thận, tim mạch,… Do đó cha mẹ nên chú ý tránh cho trẻ hen suyễn ăn quá mặn. [2]
2.2. Thực phẩm có chứa sulfite
Sulfite là các hợp chất bảo quản thực phẩm có tác dụng kéo dài thời gian sử dụng, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và duy trì màu sắc của thực phẩm. Chất này sẽ làm tăng kích ứng ở phổi, gây khó thở cao cho người bệnh hen phế quản. Vì thế mà cha mẹ nên tránh cho trẻ ăn thực phẩm chứa chất này. Những thực phẩm có chứa sulfite có thể kể đến là:
- Thực phẩm ngâm chua là dưa cải muối, dưa chuột muối, cà muối,…, cha mẹ có thể cho trẻ ăn salad.
- Đồ ăn, đồ uống đóng hộp, đồ ăn nhanh.
- Trái cây, rau củ quả sấy khô như khoai tây sấy khô, nho khô, dứa sấy, mơ sấy, anh đào sấy,…
- Đồ đông lạnh như tôm, cua, cá đông lạnh,…
- Các thực phẩm mà trẻ ăn vào có tình trạng dị ứng trước đó như hải sản, bột mì, sữa, trứng,…
2.3. Các loại thực phẩm có tính axit
Trẻ bị hen suyễn không nên ăn gì? Các loại thực phẩm có tính axit như hành, chanh…, các loại thực phẩm chiên, đồ uống có gas đều là những thực phẩm cấm kỵ đối với trẻ hen suyễn. Khi trẻ ăn thực phẩm này có thể gây trào ngược thực quản làm cho các triệu chứng của bệnh suyễn của trẻ càng trở nên nặng hơn.
2.4. Thịt nướng
Trẻ bị hen suyễn kiêng ăn gì? Thịt nướng sẽ tạo ra các hợp chất cacbon vốn gây mất hiệu lực của một số thuốc trị hen suyễn như theophylline. Ngoài tương tác với thuốc trị hen suyễn thì các hợp chất cacbon cũng có thể gây ra những cơn suyễn. Do đó cha mẹ hãy cho trẻ ăn những món thịt khác mà không phải thịt nướng.
Ngoài việc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, chú ý đến chế độ ăn hàng ngày của trẻ thì cha mẹ có thể dùng xịt rửa mũi có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu tràm, nước tinh khiết. Xịt rửa này sẽ giúp vệ sinh mũi hàng ngày, giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang, làm sạch và thông mũi, phòng ngừa và làm giảm sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang; làm ẩm, phục hồi độ ẩm tự nhiên của niêm mạc mũi giúp làm giảm tình trạng khô mũi, giảm kích ứng đặc biệt trong thời tiết hanh khô, phòng điều hòa; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp. thích hợp dùng cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên.
Người lớn bị hen suyễn thì có thể dùng xịt mũi có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết cũng có công dụng giúp vệ sinh làm sạch xoang mũi giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy nước mũi làm thông thoáng đường thở, đào thải dịch nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang; hỗ trợ, làm giảm triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang, giúp làm giảm đau đầu, nhức hốc mắt do viêm xoang; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.
Việc biết được trẻ bị hen phế quản nên ăn gì, kiêng gì sẽ giúp hỗ trợ điều trị, cải thiện các triệu chứng của bệnh. Hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp phụ huynh chuẩn bị chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị hen suyễn, giúp bé kiểm soát cơn hen và khỏe mạnh hơn.
Bài viết liên quan:
- Điều trị dự phòng bệnh hen phế quản ở trẻ em như thế nào hiệu quả?
- Chẩn đoán bệnh hen phế quản ở trẻ em như thế nào?
- Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ nhỏ bị hen phế quản
Nguồn tham khảo:
- [1] Asthma and the Food You Feed Your Child https://www.drmayankshukla.com/asthma-food-feed-child/
- [2] Nutrients to help support children with asthma https://www.nutritionforkids.com.au/blog/nutrients-asthma
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn