Sau khi trẻ tròn 6 tháng là thời điểm thích hợp để trẻ ăn dặm. Tuy nhiên rất nhiều trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm khiến cha mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và nên làm gì nếu không may trẻ nhà bạn bị rối loạn tiêu hóa.
1. Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa sau khi ăn dặm là vấn đề rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do:
1.1. Sự thay đổi đột ngột chế độ ăn
Trước khi ăn dặm trẻ chỉ ăn sữa nên khi chuyển sang ăn dặm, do hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non nớt nên chưa thích nghi kịp với sự thay đổi đột ngột về chế độ ăn, từ sữa dạng lỏng sang thức ăn đặc hơn. Hệ vi sinh rất dễ bị mất cân bằng dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa khi đường ruột phải làm việc quá tải.
1.2. Thực phẩm ăn dặm giàu đạm
Khi trẻ ăn dặm sẽ làm quen với nhiều loại thực phẩm trong đó có những thực phẩm có thành phần giàu đạm có thể khiến hệ tiêu hóa cần nhiều thời gian để tiêu hóa, hấp thu. Trong khi hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện. Nên nếu cho trẻ ăn thực phẩm nhiều đạm sẽ dẫn đến chứng khó tiêu, đầy bụng, biếng ăn ở trẻ… dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa.
1.3. Ăn dặm quá sớm
Theo WHO, từ sau 6 tháng tuổi trẻ có thể bắt đầu tập ăn dặm. Nên nếu cho trẻ ăn dặm sớm quá có thể làm trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Do hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu và chưa thể tiêu hóa, hấp thu được các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Tinh bột được tiêu hóa nhờ men amylase và ptyalin ở nước bọt, mà khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, nước bọt của trẻ mới tiết ra nhiều.
1.4. Khẩu phần ăn quá nhiều
Nhiều cha mẹ nghĩ cho trẻ ăn càng nhiều càng tốt mà không biết trẻ có thể vì thế mà bị rối loạn tiêu hóa. Lượng thức ăn nạp vào quá tải khả năng tiêu hóa của dạ dày khiến cơ thể trẻ không thể hấp thụ hết, đi ngoài ra phân sống làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đường ruột.
Xem thêm: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?
2. Mẹ nên làm gì khi trẻ ăn dặm bị rối loạn tiêu hóa?
Theo khuyến cáo của Tổ chức WHO, trẻ nên bắt đầu được cho ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển khá hoàn chỉnh nên có thể hấp thụ những thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ. Trẻ mỗi ngày một lớn hơn, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng tăng lên mà sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu cho trẻ. Tuy nhiên một số trẻ ăn dặm bị rối loạn tiêu hóa, lúc này mẹ nên thực hiện những lưu ý dưới đây để giúp cải thiện nhanh tình trạng rối loạn tiêu hóa:
- Ăn từ ít đến nhiều, trẻ từ 6 tháng tuổi chỉ cần ăn 1- 2 muỗng nhỏ bột/lần và chỉ ăn 1 lần/ngày.
- Ăn từ loãng đến sệt và đặc dần
- Ăn từ đơn giản đến phức tạp hơn
- Bổ sung lợi khuẩn đường ruột từ men vi sinh. Vì khi trẻ rối loạn tiêu hóa là lúc vi khuẩn gây hại đang lấn át lợi khuẩn. Nên cần bổ sung lợi khuẩn để lấy lại cân bằng đường ruột. Mẹ nên chọn men vi sinh có lợi khuẩn Probiotics và Prebiotics. Probiotic sẽ giúp tăng cường khả năng hấp thu của hệ tiêu hoá, giảm thiểu những rối loạn tiêu hoá. Prebiotic chính là FOS – chất xơ hòa tan từ thực vật, có vai trò là thức ăn của những vi khuẩn sống có lợi cho sức khỏe. Men vi sinh này được sản xuất bằng công nghệ Lab2pro, nhờ đó lợi khuẩn sống sót tốt trong đường ruột và phát huy tác dụng.
Trẻ ăn dặm bị rối loạn tiêu hóa là tình trạng dễ gặp, đó đó mà mẹ nên tập cho trẻ ăn dặm, thích nghi dần với thức ăn đặc sánh hơn sữa mẹ và chú ý cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thức ăn gồm bột đường, béo, đạm, vitamin và khoáng chất. Kết hợp bổ sung men vi sinh cùng chế độ ăn dinh dưỡng cũng là cách phòng và điều trị cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm.
Xem thêm: Mẹ băn khoăn: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn