Trẻ bị rối loạn tiêu hóa không hiếm gặp bởi hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển lại hay hiếu động và ăn uống tùy tiện. Chưa kể đến đây còn là một trong những nguyên nhân khiến trẻ trở nên biếng ăn, chậm lớn và suy dinh dưỡng. Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì tốt nhất vừa có sự ổn định lại an toàn?
1. Các trường hợp rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ
Trẻ em thường bị rối loạn tiêu hóa do chế độ ăn thiếu khoa học, do bệnh lý, do việc sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài… Nhưng chủ yếu rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ thường do:
1.1. Rối loạn tiêu hóa do kháng sinh
Nếu phải dùng kháng sinh kéo dài thì không chỉ hệ tiêu hóa của trẻ em mà cả người lớn cũng có thể thay đổi, hoạt động không ổn định. Kháng sinh sẽ tiêu diệt cả hại khuẩn lẫn lợi khuẩn, từ đó làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng do đó mà vô tình tạo điều kiện cho hại khuẩn xâm nhập, phát triển mạnh khiến trẻ càng có thể gặp nhiều vấn đề về đường tiêu hóa.
Khi rối loạn tiêu hóa do kháng sinh sẽ thấy trẻ có những dấu hiệu như đau bụng âm ỉ trong nhiều giờ, đi ngoài phân sống, phân lỏng chứa chất nhầy hoặc có bọt như nước mũi đặc. Trẻ có thể đi ngoài quá 3 lần/ngày, hay bị đầy bụng, chán ăn, ăn không ngon miệng.
1.2. Rối loạn tiêu hóa do thực phẩm
Do hệ tiêu hóa của trẻ còn đang phát triển và chưa hoàn thiện nên rất dễ bị rối loạn do thực phẩm. Nếu trong những tháng đầu đời trẻ chỉ bú mẹ thì từ sau tháng thứ 6 trẻ bắt đầu ăn dặm, là thời điểm trẻ làm quen với nhiều loại thức ăn mới, lạ nên rất dễ bị rối loạn tiêu hóa do thay đổi trạng thái thức ăn và chế độ dinh dưỡng
Rối loạn tiêu hóa do thực phẩm thường có triệu chứng như phân sống, rối loạn trung tiện, trẻ có thể táo bón hoặc tiêu chảy , hay nôn, lười ăn. Nếu không khắc phục sẽ thấy trẻ chậm phát triển, suy dinh dưỡng do thiếu hụt dưỡng chất.
2. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên dùng kháng sinh không?
Thuốc kháng sinh điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em sẽ giúp tiêu diệt hại khuẩn nhưng cũng vô tình diệt luôn cả lợi khuẩn. Do đó có nên cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa dùng kháng sinh hay không là băn khoăn của cha mẹ. Vì thế khi thấy trẻ bị rối loạn tiêu hóa hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chỉ định điều trị và dùng thuốc kháng sinh phù hợp điều trị rối loạn tiêu hóa nếu có. Cha mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng kháng sinh, tránh làm tình trạng rối loạn thêm trầm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
3. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì?
3.1. Thuốc Tây trị rối loạn tiêu hóa
Thuốc tây điều trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ em nhanh nhưng có thể có tác dụng phụ nguy hiểm. Một số loại thuốc tây thường được dùng trong điều trị rối loạn tiêu hóa có:
- Thuốc giảm đầy bụng, khó tiêu: Tùy theo độ tuổi mà sử dụng các loại thuốc như phosphalugel, maalox plus, pepsane… Chú ý các loại thuốc này không dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
- Thuốc cầm tiêu chảy: Oresol có tác dụng bù nước và điện giải cho trẻ, được sử dụng nhiều khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên cha mẹ vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cho trẻ.
- Thuốc điều trị táo bón: Có thể sử dụng các thuốc bổ sung chất xơ, nhuận tràng, làm mềm phân như Duphalac, Forlax, Methylcellulose, Norgalax, Sorbitol…
3.2. Men tiêu hóa, men vi sinh
Men tiêu hóa và men vi sinh được dùng nhiều khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên nhiều cha mẹ lạm dụng sử dụng hai loại men này và còn nhầm lẫn khi nghĩ men tiêu hóa, men vi sinh có tác dụng và sử dụng như nhau.
Men tiêu hóa thường được chỉ định dùng khi trẻ thiếu men tiêu hóa hoặc khả năng hấp thu kém, vừa ốm dậy nên thể lực yếu cần được tăng cường hấp thu dưỡng chất. Men tiêu hóa không dùng cho trẻ bị tiêu chảy kèm theo đau bụng, có hiện tượng trào ngược dạ dày, tăng dịch acid dạ dày và dùng không quá 2 tuần.
Men vi sinh được sử dụng rộng rãi hơn, có thể dùng thời gian dài và giúp cung cấp lợi khuẩn cho đường tiêu hóa, giúp cân bằng vi sinh đường ruột. Đặc biệt thích hợp dùng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh, do chế độ ăn uống. Khi dùng men vi sinh những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng… sẽ được cải thiện nhanh chóng.
3.3. Thuốc Nam trị rối loạn tiêu hóa
Thuốc Nam trị rối loạn tiêu hóa an toàn nhưng chỉ hiệu quả với những trường hợp rối loạn tiêu hóa nhẹ. Cha mẹ có thể tham khảo một số bài thuốc Nam sau:
- Bài thuốc lá khổ sâm: Lấy 20 ngọn khổ sâm, rửa sạch và một ít muối ăn. Cho trẻ nhai lá và muối nuốt từ từ cả nước lẫn bã sẽ có tác dụng chữa đầy hơi, chướng bụng, ăn uống không tiêu
- Bài thuốc từ nha đam: Dùng 6g nha đam xay nhuyễn, trộn với đường trắng rồi cho trẻ ngậm và nuốt dần, sẽ có tác dụng cải thiện tiêu chảy, lỵ, đi ngoài phân lỏng.
- Bài thuốc nụ sim, lá ổi: Dùng 5g lá khổ sâm khô, 1g búp ổi khô, 2g nụ sim khô đem sao vàng rồi tán thành bột mịn, pha với nước để uống, sẽ có tác dụng nhuận tràng, chữa táo bón.
4. Những lưu ý khi dùng thuốc chữa rối loạn tiêu hóa cho trẻ
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, nếu muốn dùng thuốc tây để điều trị cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc cho trẻ và nên sử dụng đúng chỉ định, liều lượng, thời gian.
Trong trường hợp trẻ dùng kháng sinh để điều trị rối loạn tiêu hóa thì cha mẹ nên cho trẻ dùng men vi sinh để giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột. Do khi dùng kháng sinh giúp tiêu diệt hại khuẩn thì cũng làm mất đi số lợi khuẩn ở đường ruột. Vì thế men vi sinh sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Cha mẹ có thể chọn men vi sinh an toàn cho trẻ được chiết xuất từ tự nhiên, men vi sinh chứa lợi khuẩn Probiotics và Prebiotics, được sản xuất bằng công nghệ bao kép Lab2pro, nhờ đó mà lợi khuẩn được bảo vệ trong suốt quá trình tiêu hóa, có thể sống để phát huy công dụng với đường ruột.
Chế độ dinh dưỡng sẽ giúp trẻ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa. Cùng với việc cho trẻ ăn đủ 4 nhóm chất là chất béo, chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất thì cha mẹ cũng nên cho trẻ ăn những thức ăn tốt cho đường ruột, dễ tiêu hóa và cung cấp lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa như sữa chua. Nên chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và cho trẻ ăn chín uống sôi. Đồng thời hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đồ đông lạnh…
Cho trẻ uống đủ nước và uống bù nước nếu trẻ bị tiêu chảy bằng nước lọc, nước hoa quả, oresol.
Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa
5. Khi nào cần cho trẻ đi khám bác sĩ?
Nếu cha mẹ thấy trẻ có những dấu hiệu dưới đây thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay:
- Tiêu chảy nhiều lần trong ngày kèm theo nôn trớ liên tục, không có dấu hiệu suy giảm.
- Rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng có lẫn máu, có sốt.
- Trẻ có dấu hiệu mất nước, hay khát nước, môi khô, họng khô.
Như vậy, với những thông tin ở trên chắc hẳn cha mẹ cũng đã giải đáp được thắc mắc trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì. Rối loạn tiêu hóa là tình trạng dễ gặp ở trẻ nhỏ, khi hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện nên cha mẹ không cần quá lo lắng nhưng cũng không nên chủ quan, nếu thấy những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa không thuyên giảm, trẻ mệt mỏi, quấy khóc thì nên cho trẻ đi khám để được chỉ định điều trị kịp thời.
Xem thêm: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn gì và kiêng gì tốt nhất?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn