Trẻ bị sốt và tiêu chảy khi mọc răng, mẹ cần làm gì?

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
28 Tháng ba 2024

Lần cập nhật cuối:
28 Tháng ba 2024

Số lần xem:
13819

Mọc răng là một trong những “cột mốc” quan trọng mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng phải trải qua. Trong khoảng thời gian này, bé có thể bị sốt nhẹ, tiêu chảy, quấy khóc, không chịu bú… khiến phụ huynh lo lắng. Vậy mẹ phải làm gì khi trẻ bị sốt và tiêu chảy khi mọc răng?

Tìm hiểu về hiện tượng sốt kèm tiêu chảy khi mọc răng ở trẻ
Tìm hiểu về hiện tượng sốt kèm tiêu chảy khi mọc răng ở trẻ

1. Giai đoạn mọc răng của bé

Thông thường, trình tự mọc răng của trẻ có thể theo các mốc dưới đây:

  • Trẻ 6 tháng tuổi: bắt đầu nhú chiếc răng đầu tiên
  • Trong 12 tháng đầu đời: trẻ sẽ mọc khoảng 6 cái răng cửa
  • Trẻ 2 tuổi: bé sẽ mọc khoảng 20 chiếc răng và chia đều cho 2 hàm.
  • Trẻ được 13 tháng – 19 tháng tuổi: lúc này trẻ mới mọc răng hàm (hàm trên) đầu tiên. Cũng trong khoảng thời gian này bé mọc tiếp răng hàm dưới.
  • Trẻ từ 2 – 3 tuổi: Trẻ mọc gần như đầy đủ răng. Tuy nhiên, răng của bé lúc này đều là răng sữa. Khi trẻ 6 tuổi những chiếc răng này sẽ rụng dần và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Bên cạnh đó, trong quá trình răng hình thành, mẹ cũng sẽ thấy trẻ bị sốt và tiêu chảy khi mọc răng.

Lưu ý, có nhiều trường hợp bé không mọc răng cũng như thay răng theo trình tự này. Bé có thể mọc răng muộn hơn và thay răng sớm hơn tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng.

2. Vì sao trẻ bị sốt và tiêu chảy khi mọc răng

Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy và sốt lúc mọc răng
Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy và sốt lúc mọc răng

Phần lớn khi trẻ mọc rằng đều có hiện tượng sốt và tiêu chảy. Vậy nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là gì?

Theo các chuyên gia, trẻ bị sốt kèm tiêu chảy khi mọc răng là do bé có thể bị viêm nướu quanh thân răng. Lúc này, răng của bé bắt đầu nhú lên từ phía khung hàm, chèn ép lên nướu gây nên tình trạng viêm nhiễm và áp xe quanh thân răng. Chính điều này làm cho trẻ bị sốt và đỏ nướu.

Khi nướu nứt ra có thể bị nhiễm trùng răng miệng khiến trẻ quấy khóc nhiều, chán ăn, bỏ ăn gây nên hiện tượng tụt cân kèm tiêu chảy.

3. Dấu hiệu trẻ bị sốt khi mọc răng

Biểu hiện thường thấy ở trẻ bị sốt kèm tiêu chảy trong giai đoạn mọc răng
Biểu hiện thường thấy ở trẻ bị sốt kèm tiêu chảy trong giai đoạn mọc răng

Để xử lý kịp thời xử lý khi trẻ bị sốt mọc răng, cha mẹ cần để ý những triệu chứng dưới đây:

  • Trẻ nhỏ bị sốt, nhiệt độ cơ thể của trẻ sẽ giao động từ 38 – 38.5 °C.
  • Chảy nước dãi: khi trẻ mọc răng, ngoài việc bé bị sốt nhẹ thì còn kèm theo biểu hiện chảy nước dãi nhiều hơn bình thường.
  • Trẻ thích nhai cắn: răng mọc xuyên qua nướu sẽ khiến trẻ có cảm giác ngứa lợi và có xu hướng thích cắn hoặc ngậm gì đó trong miệng. Mẹ sẽ cảm nhận rõ ràng khi cho bé bú.
  • Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, ít ngủ và bứt rứt khó chịu trong người. Lúc này, cơ thể của trẻ cũng yếu đi nên trẻ dễ bị bệnh hay gặp phải các vấn đề rối loạn tiêu hóa.

4. Phân biệt trẻ bị sốt và tiêu chảy khi mọc răng với tiêu chảy nhiễm khuẩn

Trẻ bị tiêu chảy do mọc răng và rối loạn tiêu hóa đều có biểu hiện giống nhau là trẻ đi ngoài nhiều lần 1 ngày, phân lỏng, nhiều nước… nên có nhiều mẹ chủ quan, không cho bé điều trị sớm, gây mất nước, rối loạn điện giải ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Vậy làm sao để biết bé đang bị tiêu chảy do mọc răng hay do rối loạn tiêu hóa?

Cách phân biệt sốt tiêu chảy do mọc răng với tiêu chảy nhiễm khuẩn
Cách phân biệt sốt tiêu chảy do mọc răng với tiêu chảy nhiễm khuẩn

Trường hợp trẻ bị tiêu chảy là do mọc răng gây ra, các mẹ sẽ nhận thấy triệu chứng như:

  • Phân lỏng, đi ngoài nhiều lần kèm theo mùi chua
  • Bé có biểu hiện sốt nhẹ khoảng 38 độ kèm theo chảy nhiều nước dãi quanh miệng. Đồng thời bé có biểu hiện nhai, cắn do ngứa lợi.
  • Bé vẫn hoạt động vui chơi bình thường, không quá mệt mỏi
  • Các triệu chứng chỉ xuất hiện khoảng 2-3 ngày là sẽ hết

Với các biểu hiện như vậy bố mẹ không nên quá lo lắng vì đây chỉ là một trong những dấu hiệu hết sức bình thường.

Trường hợp trẻ tiêu chảy không phải do mọc răng

Khi trẻ mắc chứng tiêu chảy do một lý do nào đó nhưng lại đúng giai đoạn trẻ mọc răng thì phụ huynh nên lưu ý những biểu hiện rõ rệt như sau:

  • Đi ngoài phân lỏng, sủi bọt, mùi rất tanh, đôi khi kèm theo cả chất nhầy và máu. Trẻ sẽ có dấu hiệu sốt liên tục, sốt cao, trẻ sẽ mất nước nhanh, cơ thể mệt lả, quấy khóc nhiều, không chịu ăn, không chịu chơi…
  • Bé nôn trớ liên tục và tình trạng bệnh kéo dài cả tuần liền hoặc có thể lâu hơn Khi nhận thấy bé nhà mình xuất hiện tình trạng tiêu chảy như trên trong lúc mọc răng, cha mẹ cần kịp thời đưa bé đến các cơ sở y tế để được khám chữa bệnh kịp thời. Tránh việc chủ quan khiến tình trạng bé trở nên nặng nề hơn.

5. Phải làm gì khi trẻ bị tiêu chảy do mọc răng?

Trẻ nào cũng phải trải qua quá trình mọc răng để có một cơ thể hoàn thiện. Vì vậy, nếu bé xuất hiện tình trạng tiêu chảy trong giai đoạn này các vị phụ huynh cần chăm sóc bé thật tốt để giúp con nhanh chóng hồi phục.

5.1. Cho trẻ uống nhiều nước lọc hơn

Cho trẻ uống nước nhiều hơn sẽ khắc phục được tình trạng sốt tiêu chảy khi mọc răng
Cho trẻ uống nước nhiều hơn sẽ khắc phục được tình trạng sốt tiêu chảy khi mọc răng

Tiêu chảy khiến cơ thể trẻ bị mất nước nhanh chóng và có thể dẫn tới kiệt sức. Vì vậy, cha mẹ nên chú ý bổ sung nước cho con. Bạn có thể cho bé uống nhiều nước hơn so với bình thường hoặc có thể sử dụng nước ép hoa quả tươi, dung dịch oresol. Khi sử dụng Oresol phải pha theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất.

5.2. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ

Tiêu chảy khiến cơ thể bé bị suy nhược, do đó, việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn mọc răng là điều rất cần thiết. Cha mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống của bé trong giai đoạn này. Đặc biệt, cần bổ sung thêm các dưỡng chất như canxi và kẽm sẽ giúp thúc đẩy quá trình mọc răng của bé và giúp răng chắc khỏe. Một gợi ý cho cha mẹ là nên sử dụng sản phẩm chứa bộ ba Canxi nano, Vitamin D3 và MK7… sẽ giúp bé hấp thụ lượng canxi cần thiết để giúp xương và răng phát triển. Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung các loại vitamin và các loại chất có lợi cho đường tiêu hóa để giúp đường ruột ổn định.

5.3. Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

Cha mẹ nên chú ý vệ sinh cho bé thật sạch sẽ để tránh những vi khuẩn xâm nhập khiến tình trạng tiêu chảy tồi tệ hơn. Đặc biệt, trong giai đoạn này trẻ rất hay ngậm mút tay hoặc các đồ chơi do lợi bị ngứa. Bên cạnh đó, khi bé mọc răng có thể chảy dãi nên mẹ cần lau sạch lượng nước dãi xung quanh miệng bé để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.

Cải thiện sốt kèm tiêu chảy do mọc răng chỉ nhờ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ
Cải thiện sốt kèm tiêu chảy do mọc răng chỉ nhờ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

5.4. Sử dụng men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hóa

Men vi sinh là một trong những sản phẩm quen thuộc trên thị trường được nhiều người sử dụng. Khi trẻ bị tiêu chảy do mọc răng, mẹ có thể cho bé sử dụng men vi sinh như một biện pháp giúp ngăn ngừa chứng tiêu chảy đồng thời giúp tăng hấp thu khiến trẻ ăn ngon miệng hơn và tránh được tình trạng lười ăn khi mọc răng.

Mẹ nên lựa chọn loại men vi sinh có nguyên liệu từ kim chi của Hàn Quốc, lại có đủ 2 thành phần bao gồm các lợi khuẩn Probiotics và chất xơ hòa tan Prebiotics cùng công nghệ bào chế bao kép LAB2PRO sẽ là lựa chọn tốt nhất dành cho bé.

5.5. Không nên tự ý cho bé uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ

Nếu trẻ có dấu hiệu tiêu chảy do mọc răng, phụ huynh tuyệt đối không nên mua thuốc chống tiêu chảy, thuốc hạ sốt cho bé uống khi chưa được khám chữa. Bởi hiện tượng này sẽ hết sau 1,2 ngày. Việc tự ý cho bé sử dụng thuốc khi chưa được chỉ định sẽ gây nên sự nguy hiểm đối với tình trạng bệnh của trẻ.

5.6. Đưa trẻ đi khám

Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy do các vấn đề về tiêu hóa, nhất là khi bé có biểu hiện nóng sốt trên 38 độ, bạn nên đưa bé đi khám sớm. Bởi nếu không hạ sốt kịp thời, trẻ có thể bị co giật toàn thân, thiếu oxy não làm tổn thương các tế bào thần kinh khiến bé rơi vào trạng thái hôn mê.

Trẻ bị sốt tiêu chảy khi mọc răng không gây ảnh hưởng nặng nề nhưng bố mẹ cần biết cách chăm sóc con em để giúp bé vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng nhất. Chúc bé nhà bạn luôn khỏe mạnh!

Nguồn tham khảo

  • [1] Don’t dismiss a baby’s diarrhea as teething. https://nortonchildrens.com/news/can-teething-cause-diarrhea/
  • [2] Does My Baby Have Teething Diarrhea? https://www.healthline.com/health/baby/teething-diarrhea

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.