Trẻ bị táo bón không đi ngoài được là nguyên nhân khiến nhiều vị phụ huynh lo lắng. Bởi khi tình trạng này kéo dài nhiều ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Nguy hiểm hơn có thể gây nên những biến chứng khó lường. Vậy trong trường hợp này, các ông bố, bà mẹ nên giải quyết ra sao?
1. Bé bị táo bón không đi ngoài được liệu có nguy hiểm?
Với trẻ nhỏ, bệnh táo bón chính là một trong những dấu hiệu điển hình của chứng rối loạn chức năng tiêu hóa. Thực chất chứng bệnh này thường diễn ra tạm thời trong một vài ngày và không làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi bệnh táo bón ở trẻ trở nên nặng hơn, không đi ngoài được trong một thời gian dài các phụ huynh nên tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp điều trị bệnh phù hợp cho trẻ.
Khi bị táo bón kéo dài lâu ngày, lượng phân tồn tại lâu bên trong đại tràng sẽ trở nên khô cứng và khiến trẻ khó đi đại tiện. Khi đó, trẻ phải dồn hết sức để “rặn” phân ra ngoài gây nên tình trạng nứt kẽ hậu môn, chảy máu khiến trẻ đau đớn và trở nên sợ việc đi vệ sinh. Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu dễ gây ra chứng bệnh tâm lý ở trẻ, khiến các bé không đủ tinh thần cũng năng lượng để vui chơi, học tập và khám phá xung quanh.
2. Nguyên nhân khiến bé bị táo bón không đi ngoài được
Vậy những nguyên nhân nào gây nên tình trạng táo bón không đi ngoài được ở trẻ? Thực chất, các nguyên nhân này đến từ các lý do thường gặp sau đây:
2.1. Do bệnh lý
Có rất nhiều bé, ngay từ khi còn nhỏ đã phải đối mặt với nhiều loại bệnh lý liên quan đến khả năng đi đại tiện như: hẹp hậu môn, phình giãn đại trực tràng, bệnh trĩ bẩm sinh… Các chứng bệnh này làm biến đổi cấu trúc của hệ thống tiêu hóa khiến trẻ gặp tình trạng táo bón lâu ngày. Với các bé gặp táo bón do bệnh lý gây nên thường rất khó để điều trị dứt điểm nếu tình trạng bệnh lý không được cải thiện.
2.2. Bé bị táo bón chức năng
Bệnh táo bón khiến trẻ không đi ngoài được chủ yếu là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện. Điều này là do quá trình ăn uống, tiếp xúc với các loại đồ ăn mới lạ. Thực đơn mà ba mẹ sắp xếp cho các bé đôi khi không được cân bằng lượng dinh dưỡng, thiếu chất xơ khiến phân khô cứng và khó đi đại tiện hơn.
Bên cạnh đó, bé bị táo bón cũng có thể do tâm lý sợ hãi, căng thẳng và ít vận động cơ thể làm cho hệ tiêu hóa hoạt động kém dẫn đến việc phân tích tụ nhiều ngày và khó đi ngoài.
3. Bé bị táo bón không đi ngoài được phải làm sao?
Táo bón luôn là nỗi ám ảnh đối với bất kỳ ai đặc biệt là trẻ nhỏ, bệnh táo bón trở thành sự sợ hãi khi các bé không thể đi ngoài được và luôn phải rặn đến đau rát. Bệnh táo bón ở trẻ nếu để lâu sẽ gây nên những biến chứng khó lường ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vậy khi trẻ bị táo bón không đi ngoài được mẹ phải làm sao?
Khi thấy con nhỏ xuất hiện tình trạng táo bón kéo dài nhiều ngày không thể đi ngoài được trước hết mẹ cần phải tìm cách để giúp con có thể đẩy nhanh phân ra ngoài một cách nhanh chóng. Để có thể thực hiện được điều này, các phụ huynh có thể áp dụng một vài biện pháp giúp trẻ điều trị trong trường hợp khẩn cấp như:
3.1. Mẹo dùng rau mồng tơi ngoáy hậu môn
Trong dân gian, mẹo sử dụng mồng tơi ngoáy hậu môn giúp trẻ dễ đi ngoài hơn thường được áp dụng khá nhiều. Cách làm này sẽ giúp bôi trơn hậu môn khiến phân dễ dàng bị đẩy ra ngoài mà không gây đau rát cho hậu môn trẻ.
Để thực hiện biện pháp này, các mẹ chỉ cần chuẩn bị khoảng 1-2 nhánh rau mồng tơi. Sau đó đem rau mồng tơi ngâm và rửa thật sạch với nước muối và để khổ. Tiếp đến, các mẹ tưới vỏ rau mồng tơi và sử dụng để ngoáy vào hậu môn của bé. Thực hiện đều tay trong vòng 5-10 phút sẽ giúp trẻ nhanh chóng lấy lại cảm giác muốn đi đại tiện và đại tiện dễ dàng hơn.
3.2. Dùng mật ong thụt hậu môn
Bên cạnh cách sử dụng rau mồng tơi, mật ong cũng là một trong những nguyên liệu giúp thụt hậu môn của trẻ dễ dàng. Các mẹ có thể sử dụng mật ong nguyên chất pha cùng một chút nước để giúp trẻ cải thiện tình trạng táo bón nhanh chóng.ư
Với biện pháp này, các mẹ cần chuẩn bị mật ong, tăm bông và nước sạch. Sau đó, mẹ đem pha mật ong với nước ở tỉ lệ 1:3. Cuối cùng, mẹ dùng tăm bông sạch thấm vào dung dịch vừa pha và nhẹ nhàng đưa tăm bông vào hậu môn của trẻ. Mật ong sẽ giúp kích thích đại tràng và bôi trơn khiến phân bị đẩy ra ngoài nhanh chóng hơn và không gây đau rát cho bé.
Tuy nhiên, các mẹ chỉ sử dụng các cách thức này trong trường hợp khẩn cấp. Bởi việc thụt hậu môn nhiều lần có thể làm ức chế khả năng đi vệ sinh tự nhiên của trẻ khiến tình trạng táo bón trở nên nặng hơn.
4. Một số lưu ý dành cho mẹ trong quá trình chữa táo bón ở trẻ
Bên cạnh các biện pháp giúp bé điều trị chứng táo bón không đi ngoài được, các phụ huynh cũng nên lưu ý những vấn đề như sau:
- Cần bổ sung đủ lượng chất xơ cho trẻ bằng cách cho bé hấp thụ các loại rau, củ, quả… để giúp phân mềm hơn, không bị khô cứng và ngăn ngừa bệnh táo bón.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc thụt tháo, thuốc xổ cho trẻ khi không được sự chỉ định từ các bác sĩ. Khi sử dụng cũng cần chú ý không được lạm dụng nhiều lần và thường xuyên mà chỉ nên sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp.
- Các mẹ có thể thực hiện vài động tác massage bụng cho bé trước khi đi đại tiện sẽ giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.
- Nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu lạ nào ở trẻ như đi ngoài ra máu, nứt kẽ hậu môn,… bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp ngay các y bác sĩ để được theo dõi, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Mẹ nên bổ sung Probiotics từ men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho trẻ. Trong đường ruột của trẻ có hệ vi sinh vật bao gồm các lợi khuẩn và hại khuẩn. Khi đường ruột có lượng hại khuẩn vượt quá số lượng lợi khuẩn hoặc lợi khuẩn bị tiêu diệt kèm khi trẻ sử dụng các loại thuốc kháng sinh có thể gây nên chứng rối loạn tiêu hóa. Mà biểu hiện dễ nhận thấy của rối loạn tiêu hóa ở trẻ là chứng táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi. Cho nên, việc cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột bé lúc này giúp cân bằng hệ vi sinh, làm giảm thiểu tình trạng táo bón hiệu quả. Ngoài dùng các biện pháp trị táo bón cho trẻ như trên, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng men vi sinh để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Men vi sinh là một dạng chế phẩm sinh học có chứa lượng lợi khuẩn lớn cùng các chất xơ hòa tan giúp bảo vệ đường ruột cho bé một cách an toàn. Khi lựa chọn men vi sinh để sử dụng cho trẻ, các mẹ nên tìm loại có thành phần tự nhiên như loại men vi sinh từ Kim chi của Hàn Quốc rất an toàn. Đặc biệt loại men này còn được bào chế trên công nghệ bao kép Lab2pro với công nghệ tiên tiến mới nhất giúp bảo vệ lợi khuẩn an toàn tới đường ruột trẻ. Loại men vi sinh này rất được các mẹ ưa chuộng và các chuyên gia y tế khuyến khích sử dụng. Chi tiết xem thêm về sản phẩm tại đây.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp trong bài viết sẽ giúp đỡ được các vị phụ huynh trong việc xử lý chứng táo bón không đi ngoài được ở trẻ. Các ông bố, bà mẹ nên nhanh chóng chữa trị chứng táo bón cho con khi nhận thấy những biểu hiện khác thường để giúp bé khắc phục tốt cũng như khỏe mạnh hơn.
Bài viết liên quan: Trẻ uống kháng sinh bị táo bón phải làm sao?
Nguồn tham khảo
- [1] Constipation in children. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/constipation-in-children/symptoms-causes/syc-20354242
- [2] Constipation in Children. https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/constipation-in-children
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn