Tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ nếu kéo dài mà không được điều trị kịp thời, không chỉ khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, biếng ăn, chậm phát triển…mà còn có nguy cơ gây ra một số bệnh lý nguy hiểm khác. Vậy trẻ bị táo bón lâu ngày phải làm sao? Cùng đi tìm câu trả lời cụ thể trong bài viết ngay sau đây.
1. Độ tuổi nào dễ bị táo bón lâu ngày?
1.1. Trẻ dưới 6 tháng tuổi
Thời điểm này trẻ dùng hoàn toàn sữa mẹ. Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp trẻ phải dùng sữa ngoài do mẹ không đủ sữa hoặc phải đi làm sớm. Sữa công thức có nhiều thành phần protein khác nhau mà hệ tiêu hóa non nớt của trẻ chưa tiêu hóa được. Ngoài ra, một số sai lầm khi pha sữa cho trẻ cũng làm tăng nguy cơ trẻ bị táo bón. Chế độ ăn giàu đạm, nghèo chất xơ, thiếu dưỡng chất của mẹ cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa và khiến trẻ bị táo bón lâu ngày.
1.2. Trên 6 tháng đến dưới 1 tuổi
Đây là thời điểm ăn dặm, trẻ bắt đầu làm quen với nhiều thực phẩm và các dạng thức ăn mới, dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, gây ra tình trạng chướng bụng, đầy hơi, táo bón. Mẹ cần cân bằng lại chế độ dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi và thể chất của con, để cải thiện táo bón.
1.3. Từ 1-3 tuổi
Nguồn thực phẩm ở thời điểm này càng phải đa dạng để đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho bé. Bên cạnh những loại thức ăn dạng lỏng như cháo, súp thì các mẹ đã dần chuyển sang thức ăn dạng thô, nên nếu dạ dày của bé chưa kịp thích ứng thì sẽ gặp vấn đề trong tiêu hóa, việc hấp thụ hết lượng lớn thức ăn khiến trẻ dễ bị táo bón.
Đặc biệt, đây là độ tuổi trẻ đang trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch, sức đề kháng kém, thường xuyên bị nhiễm các bệnh hô hấp phải dùng kháng sinh dài ngày. Điều này cũng làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột, gây ra táo bón.
2. Táo bón lâu ngày ở trẻ nguy hiểm như thế nào?
Nếu chứng táo bón ở trẻ không được chữa trị nhanh chóng và kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm sinh lý của trẻ. Cụ thể những biến chứng trẻ dễ gặp phải đó là:
2.1. Tích tụ độc tố trong cơ thể
Táo bón lâu ngày khiến trẻ gặp khó khăn trong việc đi đại tiện với tần xuất ít hơn, dẫn đến độc tố không được đào thải ra ngoài, bị tồn đọng và ảnh hưởng đến các cơ quan khác bên trong cơ thể.
2.2. Mắc trĩ nội, trĩ ngoại
Do khi bị táo bón, trẻ luôn phải cố gắng dùng sức để tống phân ra ngoài, khiến tăng áp lực trong ổ bụng, làm các búi trĩ ngày càng to ra, phân cũng có thể dẫn máu.
2.3. Táo bón lâu ngày ở trẻ em gây nứt hậu môn
Phân tích tụ trong trực tràng lâu ngày sẽ tạo thành khối lớn và cứng hơn, kích thước của khối phân lớn hơn độ giãn nở của ống hậu môn, khi trẻ cố đẩy phân ra ngoài sẽ gây rách hậu môn và đại tiện ra máu rất đau và khó chịu. Nếu không cải thiện sớm, trẻ có thể bị thiếu máu do chảy máu hậu môn.
2.4. Cảm giác đau đớn khi đi ngoài
Khi bị táo bón kéo dài, trẻ chắc hẳn sẽ cảm thấy đau đớn khi đi đại tiện. Cũng vì lý do này mà nhiều trẻ sợ hãi mỗi lần đi ngoài, kể cả khi cơ thể có nhu cầu trẻ cũng không muốn đi và nhịn đại tiện. Điều này sẽ khiến chứng táo bón càng trở nên trầm trọng hơn.
2.5. Ảnh hưởng tâm lý
Tâm lý của trẻ cũng bị ảnh hưởng xấu nếu táo bón lâu ngày. Khi đó trẻ sẽ ăn không ngon, cơ thể mệt mỏi, mất mủ. Trẻ sẽ có tâm lý sợ ăn vì sau đó sẽ phải đi đại tiện đau rát. Ngoài ra, táo bón gây ra chứng đầy hơi chướng bụng, cũng dần dần tạo nên chứng sợ ăn ở trẻ.
2.6. Viêm ống hậu môn trực tràng, áp-xe cạnh hậu môn, rò hậu môn
Khi trẻ táo bón cố đẩy những khối phân lớn và cứng lâu ngày trong đại tràng ra ngoài, sẽ làm tổn thương niêm mạc trực tràng, ống hậu môn gây viêm nhiễm, tăng rủi ro nhiễm trùng, áp xe cạnh hậu môn, rò hậu môn sau này.
2.7. Tắc ruột
Tình trạng tắc ruột hoặc bán tắc ruột xảy ra khi phân trong trực tràng bị ứ đọng, ngày càng rắn. Bố mẹ có thể nhận ra khi trẻ có dấu hiệu đau bụng từng cơn liên tục, chướng bụng, không đánh hơi hoặc không đi ngoài được.
2.8. Tăng áp lực trong ruột
Táo bón lâu ngày ở trẻ cũng làm tăng nguy cơ bị viêm ruột thừa, do bộ phận này bị ứ phân, dịch lâu ngày. Hiện tượng này cũng gây suy yếu và giãn ruột già ở trẻ, tạo thành các túi thừa đại tràng, dễ dẫn đến thủng ruột.
3. Giúp con “vượt táo” dễ dàng với các bí kíp siêu đơn giản
Trẻ bị táo bón lâu ngày phải làm sao? Dưới đây là 5 bí kíp đơn giản ngay tại nhà giúp con “vượt táo” hiệu quả, mà mẹ có thể áp dụng như:
3.1. Uống nhiều nước
Trẻ không tự ý thức được phải uống nhiều nước, đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra táo bón, đặc biệt với những trẻ trên 1 tuổi chuyển sang chế độ thức ăn dạng thô. Đối với những trẻ dưới 6 tháng bú hoàn toàn sữa mẹ, nếu bị táo bón vẫn phải uống 100 – 200ml nước/ngày
- Trẻ ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300ml nước/ngày
- Từ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600ml nước/ngày
- Từ 3 – 5 tuổi uống 1000ml nước/ngày
- Lớn hơn 10 tuổi uống: 1500ml – 2000ml nước/ngày.
3.2. Cho trẻ ngâm hậu môn vào chậu nước ấm
Ngâm hậu môn trong chậu nước ấm sẽ giúp kích thích giãn nơ cơ vòng hậu môn, thúc đẩy hoạt động của nhu động ruột, làm mềm phân. Mẹ cho con tắm hoặc ngâm hậu môn khoảng 5 phút trong nước ấm sẽ giúp đi ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, cũng có thể dùng khăn ấm, áp vào hậu môn.
Nên dùng cách này cho trẻ từ 1 tháng tuổi trở nên. Tránh để nước quá nóng sẽ khiến da trẻ bị đỏ rát, mẹ nên thử nước trước khi dùng cho con.
3.3. Tăng cường bổ sung rau củ quả
Mẹ nên bổ sung cho con các loại rau củ quả có tính nhuận tràng, chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp làm mềm phân và đẩy ra ngoài dễ dàng hơn. Một số loại rau củ như rau đay, mồng tơi, súp lơ, một số loại đậu, các loại quả như chuối, bơ, táo, mâm xôi…
3.4. Tập cho trẻ vận động nhiều hơn
Thói quen vận động thường xuyên, sẽ khiến cơ bụng được hoạt động, co bóp, giúp việc đại tiện nhẹ nhàng hơn. Với trẻ đang bú sữa, thì mẹ có thể thực hiện các động tác nắn chân, nắn tay, vươn vai…massage bụng cho trẻ. Còn trẻ trên 1 tuổi mẹ có thể cho con vui chơi, tập thể dục nhẹ nhàng.
3.5. Giúp con “vượt táo” hiệu quả bằng việc bổ sung chất xơ hòa tan
Ngoài ra, mẹ cần đặc biệt chú trọng bổ sung chất xơ hòa tan cho con. Vì đây là dưỡng chất rất quan trọng giúp cải thiện táo bón lâu ngày ở trẻ tận gốc vô cùng hiệu quả. Chất xơ hòa tan giúp làm mềm phân, là thức ăn cho vui khuẩn có lợi ở đường ruột, gắn kết các acid mật trong ruột, làm giảm nhũ tương hóa chất béo của thức ăn (làm dễ tiêu), thẩm thấu, kết nối với các cholesterol và thải trừ chúng ra ngoài cơ thể.
Mỗi bữa ăn, mẹ nên bổ sung khoảng 100g – 300g hoa quả và 100 – 300g rau xanh tùy theo tuổi trẻ
Với những chia sẻ của bài viết chắc hẳn các mẹ đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “trẻ bị táo bón lâu ngày phải làm sao?” Cũng như biết thêm các bệnh lý nguy hiểm nếu không điều trị táo bón kịp thời, từ đó giúp con phòng tránh và cải thiện táo bón an toàn, hiệu quả
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn