Trẻ bị viêm phế quản có được ăn tôm không? Cần lưu ý gì?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
20 Tháng tám 2024

Lần cập nhật cuối:
13 Tháng chín 2024

Số lần xem:
92

Hiện nay có rất nhiều thông tin trái chiều xoay quanh vấn đề “Trẻ bị viêm phế quản có được ăn tôm không”. Bởi có nhiều ý kiến cho rằng tôm có thể gây kích thích niêm mạc hô hấp, khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn. Vậy thực hư việc ăn tôm có ảnh hưởng tới hệ hô hấp nói chung và phế quản nói riêng hay không? Mời các bậc phụ huynh cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết câu trả lời.

1. Bé bị viêm phế quản có được ăn tôm không?

Trẻ bị viêm phế quản có nên ăn tôm hay không?
Trẻ bị viêm phế quản có nên ăn tôm hay không?

Tôm là thực phẩm được sử dụng chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau thường xuyên xuất hiện trong mâm cơm của mỗi gia đình Việt. Tôm cũng là thực phẩm ba mẹ nên cho trẻ ăn thường xuyên để bổ sung canxi và các khoáng chất thiết yếu khác như sắt, magie, photpho, kali, natri, kẽm, carbohydrate,… Chính nhờ nguồn dinh dưỡng dồi dào như vậy mà tôm cung cấp nguồn năng lượng lớn, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ đang sức khỏe yếu.

Tuy nhiên, thực tế nhiều người bệnh viêm phế quản có thể bị ho nhiều hơn sau khi ăn tôm do vỏ hoặc càng tôm bám vào niêm mạc họng, kích thích gây ra phản ứng ho. Tuy nhiên, tôm và các loại hải sản nói chung còn chứa một số loại protein là tropomyosin, arginine kinase và hemocyanin có thể gây dị ứng. Một số ít người bị dị ứng, sau khi tiêu thụ tôm có thể bị ngứa ran trong miệng, rối loạn tiêu hóa, nghẹt mũi, nổi ban dát sẩn trên da hoặc khiến tình trạng ho tiến triển, trường hợp nặng có thể bị sốc phản vệ.

Vì vậy, người có tiền sử dị ứng cần tránh ăn tôm hoặc thực phẩm dễ gây dị ứng khác. Nếu không thuộc nhóm bị dị ứng, bạn vẫn có thể ăn tôm bình thường nhưng cần bóc bỏ vỏ. Vì đây là nguyên nhân chính khiến trẻ dễ bị kích thích phản ứng ho, khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Tốt nhất, cha mẹ nên đợi bé khỏi hẳn bệnh viêm phế quản thì mới cho ăn tôm.

2. Hướng dẫn chế biến một số món ăn từ tôm cho trẻ viêm phế quản

Cha mẹ có thể tham khảo 2 cách chế biến tôm an toàn, bổ dưỡng cho trẻ dưới đây:

2.1. Tôm sú hấp nước dừa

Cách nấu món tôm sú hấp nước dừa cho bé đang bị viêm phế quản
Cách nấu món tôm sú hấp nước dừa cho bé đang bị viêm phế quản

Chuẩn bị:

  • 500g tôm sú
  • 1 trái dừa xiêm
  • 2 củ hành tím

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tôm, cắt râu, bỏ chỉ đen ở lưng và đem rửa sạch, để ráo nước.
  • Bổ dừa lấy nước rồi mang nước dừa đi đun sôi, thêm hành tìm đã băm nhỏ và nêm gia vị vừa ăn.
  • Cho tôm sú vào nồi nước dừa, đảo đều. Khi thấy tôm chín thì tắt bếp, vớt ra đĩa rồi cho bé thưởng thức.

2.2. Tôm sốt cà chua

Trẻ bị bệnh viêm phế quản có thể ăn thử món tôm sốt cà chua
Trẻ bị bệnh viêm phế quản có thể ăn thử món tôm sốt cà chua

Chuẩn bị:

  • 500g tôm sú loại to
  • Gừng, hành lá
  • Nước sốt cà chua

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tôm, cắt bỏ râu tôm và phần đầu. Gừng và hành lá đem rửa sạch, thái nhỏ.
  • Đem tôm đi rán tới khi tôm vừa chín tới, sau đó thêm gừng vào phi thơm.
  • Tiếp tục cho thêm nước sốt cà chua vào đảo đều đến khi tôm chín thì rắc thêm hành lá cho thơm.
  • Vớt tôm ra đĩa và cho bé thưởng thức món ăn thơm ngon, bổ dưỡng này nhé.

3. Lưu ý khi cho trẻ bị viêm phế quản ăn tôm

Tôm là món ăn rất giàu dinh dưỡng, tuy nhiên khi chế biến tôm cho trẻ bị viêm phế quản, ba mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo an toàn cho trẻ.

3.1. Những trẻ bị dị ứng với tôm thì không nên ăn

Trẻ bị viêm phế quản nếu dị ứng với tôm thì không được ăn
Trẻ bị viêm phế quản nếu dị ứng với tôm thì không được ăn

Tôm được xếp vào danh sách những thực phẩm gây dị ứng với tỷ lệ cao. Nguyên nhân là một số loại protein tropomyosin, arginine kinase và hemocyanin có trong vỏ tôm gây ra phản ứng dị ứng. Một số triệu chứng thường gặp như ngứa ran trong miệng, đau bụng, tiêu chảy, nghẹt mũi, nổi mẩn đỏ,… Không chỉ có vậy, một số trẻ bị dị ứng tôm cũng có thể có phản ứng sốc phản vệ có thể dẫn đến co giật, bất tỉnh và thậm chí tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức.

3.2. Cách chọn tôm có chất lượng tốt

Để đảm bảo chất lượng của tôm, mẹ cần lưu ý những điều sau khi chọn mua tôm:

  • Chọn mua tôm có nguồn gốc rõ ràng và tôm không nuôi trong vùng bị ô nhiễm nguồn nước.
  • Lấy những con tôm còn tươi sống,  phần thịt săn chắc, vỏ ngoài của tôm cần phải có màu xanh xám, nâu hồng hoặc nâu nhạt.
  • Tôm khi nấu chín có mùi thơm nhẹ, thịt săn chắc, nếu sau khi đun chín mà tôm có mùi tanh nặng, mùi khó chịu, thịt bở thì có thể tôm đã bị hỏng.
Cần cẩn thận lựa chọn tôm có chất lượng tốt cho bé mắc bệnh viêm phế quản
Cần cẩn thận lựa chọn tôm có chất lượng tốt cho bé mắc bệnh viêm phế quản

3.3. Không nên cho trẻ bị viêm phế quản ăn quá nhiều tôm

Mặc dù tôm là một loại thực phẩm đem lại giá trị dinh dưỡng cao, thế nhưng khi trẻ bị viêm phế quản mẹ cũng không nên cho trẻ ăn tôm quá nhiều. Vậy trẻ nên ăn bao nhiêu tôm là đủ?

  • Đối với trẻ 7 – 12 tháng có thể ăn khoảng 20 – 30g thịt tôm/lần, 2 – 3 bữa/tuần.
  • Trẻ 1 – 3 tuổi: khoảng 30 – 40g thịt tôm/lần, duy trì 3 bữa/tuần.
  • Trẻ từ 3 tuổi trở lên: mỗi lần cho trẻ ăn khoảng 100g.

Dù tôm là nguồn dinh dưỡng tốt, việc cho trẻ bị viêm phế quản ăn tôm nên được thực hiện một cách cẩn thận. Nếu có lo ngại về tình trạng của trẻ, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ trước khi quyết định.

Bài viết liên quan:

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận