Trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
16 Tháng tám 2024

Lần cập nhật cuối:
13 Tháng chín 2024

Số lần xem:
92

Điều hòa là thiết bị làm mát không thể thiếu trong gia đình vào mùa nắng nóng, oi ả. Thế nhưng với các gia đình có thành viên nhỏ tuổi thì việc sử dụng điều hòa dường như khiến bố mẹ khá đắn đo suy nghĩ, nhất là khi bé đang bị ho, viêm phế quản. Vậy trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa không? Để giải đáp câu hỏi này, mời bạn tham khảo các thông tin bên dưới.

Trẻ bị viêm phế quản có được nằm điều hòa hay không?
Trẻ bị viêm phế quản có được nằm điều hòa hay không?

1. Trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa không?

Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh có con nhỏ, bởi việc sử dụng điều hòa là rất cần thiết để giúp không khí mát mẻ và được lưu thông tốt hơn. Đặc biệt vào những ngày nắng nóng, sẽ giúp trẻ hạ bớt thân nhiệt, từ đó giảm đổ mồ hôi, phòng tránh hiện tượng vã mồ hôi gây ướt áo và thấm ngược trở lại cơ thể khiến trẻ dễ bị cảm lạnh.

Thực tế, bên cạnh những lợi ích của điều hòa đối với cuộc sống sinh hoạt thì việc sử dụng điều hòa có một số hạn chế nhất định. Thường gặp nhất là tình trạng khô da, khô đường hô hấp. Chính vì vậy, nếu trẻ ở trong phòng điều hòa trong thời gian dài và mức độ nhiệt quá thấp có thể khiến các vấn đề về hô hấp trở nên nghiêm trọng hơn.

Như vậy, trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, bố mẹ phải sử dụng điều hòa đúng cách để vừa phát huy công dụng của điều hòa, vừa phòng tránh những biến chứng cho trẻ.

2. Cách sử dụng điều hòa khi trẻ bị viêm phế quản

Việc sử dụng điều hòa không đúng cách rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vậy nên, các bậc phụ huynh cần nắm rõ một số lưu ý khi cho trẻ nằm điều hòa sau đây:

2.1. Chỉnh nhiệt độ điều hòa phù hợp

Chỉnh nhiệt độ điều hòa phù hợp cho bé bị viêm phế quản
Chỉnh nhiệt độ điều hòa phù hợp cho bé bị viêm phế quản

Việc chỉnh nhiệt độ chênh lệch quá nhiều so với nền nhiệt bên ngoài có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe không chỉ ở trẻ nhỏ mà còn cả ở người lớn. Theo các chuyên gia, nhiệt độ trong phòng cần được điều chỉnh ở mức ổn định trong khoảng từ 26-27 độ C. Đây là nhiệt độ lý tưởng để trẻ vẫn đảm bảo thoáng mát nhưng không bị cảm lạnh.

2.2. Tạo độ ẩm cho phòng dùng điều hòa

Đối với trẻ em bị viêm phế quản, khi ở lâu trong phòng điều hòa quá lâu sẽ gây khô da và khô họng. Để đối phó với tình trạng này, ba mẹ nên đặt một chậu nước nhỏ trong phòng hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm khi bật điều hòa để giúp cân bằng độ ẩm.

2.3. Vệ sinh điều hòa thường xuyên

Vị trí lắp đặt trên cao thường khiến bố mẹ bỏ qua việc vệ sinh máy. Sau một thời gian sử dụng, bụi bẩn sẽ bám vào bộ lọc khí gây tắc và ẩm mốc. Từ đó, sẽ khiến vào không khí không được làm sạch thậm chí, đồng thời phát tán vi khuẩn ra không gian sinh hoạt.

Như vậy, để tránh nguy cơ con tiếp tục hít phải vi khuẩn, virus gây viêm phế quản, bố mẹ hãy vệ sinh điều hòa thường xuyên. Đồng thời, bảo dưỡng mát lạnh định kỳ để đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định và đúng công suất.

2.4. Không để gió lạnh thổi trực tiếp vào trẻ

Không để gió lạnh từ điều hòa thổi trực tiếp lên trẻ khi đang bị viêm phế quản
Không để gió lạnh từ điều hòa thổi trực tiếp lên trẻ khi đang bị viêm phế quản

Bố mẹ không được để điều hòa hay quạt thổi thẳng vào người trẻ. Điều này sẽ khiến tình trạng bệnh ở trẻ càng nặng thêm. Vì thế, bố mẹ nên tránh lắp điều hòa ở gần giường ngủ, đồng thời hãy điều chỉnh cánh đảo gió điều hòa cao hơn để hơi lạnh được tản đều và rơi xuống nhẹ nhàng.

2.5. Không đưa trẻ ra khỏi phòng dùng điều hòa đột ngột

Nhiệt độ phòng điều hòa vốn thấp hơn so với nhiệt độ ngoài trời, đặc biệt vào những ngày hè nóng nực thì nhiệt độ chênh lệch khá nhiều. Chính vì thế, khi trẻ đang nằm phòng điều hòa thì không nên đột ngột đưa trẻ ra ngoài để tránh tình trạng sốc nhiệt do thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Trước khi đưa bé ra ngoài, việc cần làm đầu tiên bố mẹ cần làm trước là tắt điều hòa để nhiệt độ phòng tăng lên từ từ. Khi nhiệt độ đã cân bằng và bé đã thích nghi dần rồi thì mới nên cho bé ra ngoài.

2.6. Không lạm dụng thiết bị điều hòa

Các chuyên gia khuyến cáo ba mẹ không nên mở điều hòa suốt cả ngày mà chỉ mở vào thời điểm nắng nóng nhất trong ngày. Hãy tắt điều hòa ít nhất 2 lần trong ngày, vào chiều mát và đêm muộn. Bên cạnh đó, hãy khuyến khích trẻ hoạt động ngoài trời, hít thở không khí trong lành và vận động cơ thể để giúp tăng sức đề kháng và giúp bé phát triển một cách tự nhiên.

3. Lưu ý khi chăm sóc bé bị viêm phế quản

Một số lưu ý khi chăm sóc bé bị viêm phế quản dù có nằm máy lạnh hay không
Một số lưu ý khi chăm sóc bé bị viêm phế quản dù có nằm máy lạnh hay không

Tới đây chắc ba mẹ đã nắm được cách dùng điều hòa phù hợp với trẻ. Song song với đó, bạn cũng cần kết hợp các biện pháp chăm sóc khác để tình trạng viêm phế quản được cải thiện tốt hơn.

  • Hãy cho trẻ đi thăm khám và điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ sử dụng các loại thuốc kháng sinh.
  • Vệ sinh mũi họng thường xuyên cho trẻ bằng nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
  • Khuyến khích bé tập thể dục thường xuyên và tham gia các hoạt động ngoài trời.
  • Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày cho trẻ. Nếu bé lười uống nước, bạn nên kết hợp đa dạng hình thức thực phẩm như sữa, nước ép, cháo, canh, súp,…
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để giúp bé nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật.
  • Giữ gìn vệ sinh phòng ở, thường xuyên giặt sạch mền gối, tránh các bụi bẩn hay các tác nhân gây dị ứng như phần hoa, khói thuốc, lông chó mèo gây kích thích niêm mạc đường hô hấp.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bố mẹ giải đáp được thắc mắc trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa không. Nếu bé yêu của bạn đang gặp vấn đề về hô hấp, hãy đưa bé đi khám và điều trị sớm nhất nhé.

Bài viết liên quan:

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận