Trẻ bị viêm phế quản uống thuốc gì phụ thuộc vào các triệu chứng và nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh của trẻ. Điều quan trọng là đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và kê đơn thuốc bởi bác sĩ có chuyên môn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn một số loại thuốc thường được sử dụng khi trẻ bị viêm phế quản theo lời khuyên của bác sĩ.
1. Cách chẩn đoán viêm phế quản ở trẻ em
Để chẩn đoán viêm phế quản ở trẻ, các bác sĩ dựa vào triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm khác để phân biệt bệnh với các bệnh lý khác như viêm phổi, hen suyễn, ho gà,…
1.1. Chẩn đoán lâm sàng
Bác sĩ sẽ kết hợp giữa việc hỏi tiền sử bệnh, nghe lồng ngực trẻ kết hợp với các triệu chứng sau để đưa ra chẩn đoán ban đầu:
- Trẻ ho khan hoặc ho có đờm dai dẳng, cơn ho xuất hiện dày đặc vào buổi tối gây mất ngủ.
- Trẻ bị sốt cao và liên tục trên 38 độ C.
- Tiết nhiều dịch đờm có màu vàng hoặc xanh.
- Thở khò khè, cơn khó thở xuất hiện ngày càng nhiều khi triệu chứng nặng hơn.
- Trẻ xanh xao, sụt cân nhanh, buồn nôn và nôn, chán ăn hoặc ăn không ngon,…
1.2. Chẩn đoán bé bị viêm phế quản thông qua các xét nghiệm
Sau khi khám thực thể, trẻ sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu hơn để đưa ra kết luận cụ thể, bao gồm:
- Chụp X- quang ngực: giúp xác định vị trí ổ viêm trong phế quản và phổi của trẻ. Ảnh chụp x-quang cũng cho thấy tình trạng sưng lòng ống phế quản, dẫn đến sự tắc nghẽn của ống phế quản.
- Xét nghiệm đờm: xác định xem có sự xuất hiện của vi khuẩn hoặc có bị nhiễm virus trong đờm không.
- Xét nghiệm máu: Phương pháp này được thực hiện nhằm kiểm tra số lượng bạch cầu và oxy trong máu, từ đó, xác định nguyên nhân gây bệnh là do virus hay do tác nhân nào khác.
- Kiểm tra thăm dò chức năng phổi: Thực hiện đối với trẻ trên 5-6 tuổi để xem xét liệu trẻ có bị hen suyễn, thủng khí phế quản không,…
2. Bé bị viêm phế quản uống thuốc gì?
Triệu chứng viêm phế quản rất dễ nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp khác. Do đó rất nhiều phụ huynh phán đoán sai và tự ý mua thuốc cho bé uống, dẫn tới điều trị sai bệnh, các triệu chứng kéo dài mãi không khỏi. Chính vì thế, trước khi cho bé uống bất kỳ thuốc gì, ba mẹ cũng nên cho con đi khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Dưới đây là một số loại thuốc thường được kê đơn để điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ em:
2.1. Thuốc giảm ho, long đờm
Ho có đờm là triệu chứng thường thấy khi trẻ bị viêm phế quản. Lúc này, trẻ có thể uống thuốc long đờm làm thay đổi cấu trúc của dịch nhầy, giảm độ quánh đặc của chất nhầy trong phế quản. Từ đó, giúp tống đờm ra khỏi đường hô hấp dễ dàng hơn. Các loại thuốc thường được sử dụng gồm natri benzoat, acetylcysteine, carbocystein, dextromethorphan,…
Khi trẻ bị ho có thể sử dụng thuốc giảm ho như codein, dextromethorphan,… Tuy nhiên thuốc này được sử dụng cho trẻ em trên 12 tuổi. Còn với trẻ nhỏ dưới 12 tuổi, không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc giảm ho khi không có đơn của bác sĩ.
2.2. Thuốc kháng viêm
Tùy theo tình trạng bệnh của trẻ mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng viêm phù hợp. Loại thuốc kháng viêm được sử dụng rộng rãi nhất trong điều trị viêm phế quản ở trẻ em đó là các thuốc chứa corticoid, giúp làm giảm nhanh phản ứng sưng viêm ở niêm mạc phế quản.
Tuy nhiên, loại thuốc này không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ dài ngày, bởi thuốc có thể gây tác dụng phụ như giảm kali máu, tăng huyết áp, yếu cơ, suy tuyến thượng thận…
2.3. Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng trong trường hợp xét nghiệm tìm thấy vi khuẩn. Trẻ bị viêm phế quản do vi khuẩn thường có các biểu hiện như ho có đờm mủ, bệnh kéo dài trong nhiều ngày, sốt… Tùy theo tình trạng nhiễm khuẩn của bé, bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp như Amoxicillin, Penicillin, Clarithromycin, Ampicillin,…
Thời gian sử dụng kháng sinh có thể kéo dài ít nhất từ 3 ngày trở lên. Ba mẹ cần cho bé uống thuốc đủ liều và đủ thời gian quy định, tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng hoặc ngừng thuốc để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh.
2.4. Thuốc chống virus
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em chủ yếu là do virus. Tuy nhiên, thuốc kháng virus không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ nhỏ. Tuy vậy, các bác sĩ có thể cân nhắc kê đơn thuốc kháng virus cho con nếu nghi ngờ tác nhân gây bệnh là virus cúm.
Trong trường hợp này, trẻ cần phải uống thuốc kháng vi rút trong 36 giờ đầu kể từ khi khởi phát các triệu chứng để phát huy hiệu quả điều trị bệnh.
3. Lưu ý khi điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ em
Để việc điều trị viêm phế quản ở trẻ đạt hiệu quả cao nhất cũng như đảm bảo an toàn, không để lại tác dụng phụ thì ba mẹ cần lưu ý những điều dưới đây:
- Các loại thuốc tây y cho tác dụng nhanh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Do đó, cha mẹ nên đưa con đi khám và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Tuyệt đối không tự ý tăng/giảm liều lượng thuốc hoặc ngừng cho trẻ uống thuốc khi thấy các triệu chứng được cải thiện. Điều này có thể gây nhờn thuốc hoặc tình trạng kháng kháng sinh.
- Đưa bé đi tái khám lại sau khi uống hết liệu trình thuốc để đánh giá hiệu quả điều trị và điều chỉnh thuốc cho phù hợp.
- Thông báo cho bác sĩ biết nếu trẻ đang sử dụng các loại thuốc khác hoặc có tiền sử bị dị ứng với bất cứ loại thuốc nào trước đây.
- Để bé nghỉ ngơi ở nhà nếu có thể để tiện chăm sóc và tránh lây bệnh cho trẻ khác.
- Cho bé ăn nhiều bữa trong ngày, đảm bảo dinh dưỡng thiết yếu. Thức ăn nên được chế biến dưới dạng mềm, lỏng, giúp bé dễ nuốt và dễ tiêu hóa.
Sử dụng thuốc tây để điều trị cho bé khi cần thiết là điều quan trọng, tuy nhiên đối với các trường hợp nhẹ, có thể sử dụng các sản phẩm từ thảo dược, vẫn đảm bảo hiệu quả mà vẫn giảm được tác dụng không mong muốn của thuốc tây y. Mẹ có thể tham khảo bộ Thảo dược xịt họng (chứa các thành phần như Xuyên tâm liên, hoàng liên, hoàng cầm, bách bộ, xạ can, húng chanh, cỏ ngọt, mật ong, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết) có tác dụng giảm sưng đau rát ngứa họng, giúp giảm viêm họng, viêm amidan, thanh quản. Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
Cùng với đó, mẹ có thể cho bé sử dụng sản phẩm tăng sức đề kháng chứa phức hợp XTD complex (Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương) giúp ức chế sự xâm nhập của virus. Qua đó, hỗ trợ cải thiện và giảm nhẹ triệu chứng viêm phế quản do virus gây ra, rút ngắn thời gian điều trị.
Trên đây là giải đáp “trẻ bị viêm phế quản uống thuốc gì?”. Trong trường hợp bé không đáp ứng tốt thuốc điều trị, cha mẹ cần đưa ngay tới bệnh viện để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Bài viết liên quan:
- Top 7 siro trị viêm phế quản cho bé hiệu quả nhất
- 7 loại thuốc chữa viêm phế quản phổ biến nhất hiện nay
- Trẻ em bị viêm phế quản bao lâu thì khỏi?
Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên |
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn