Trẻ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm: Mẹ cần làm gì?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
24 Tháng tám 2024

Lần cập nhật cuối:
13 Tháng chín 2024

Số lần xem:
36

Khi trẻ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm, sức khỏe của trẻ có thể gặp nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn nhận biết các dấu hiệu sớm, cách chăm sóc, và các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe đường hô hấp cho trẻ.

Những điều cần biết về viêm tiểu phế quản bội nhiễm
Những điều cần biết về viêm tiểu phế quản bội nhiễm

1. Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì?

Tiểu phế quản là tập hợp các cuống phổi nhỏ có đường kính < 2mm, mềm mại do không có sụn nâng đỡ nên khi bị viêm sẽ dễ bị xẹp lại, dễ bị chít hẹp làm đường thở bị tắc nghẽn gây ra tình trạng khó thở, khò khè và nặng hơn nữa là suy hô hấp.

Viêm tiểu phế quản là tình trạng viêm nhiễm cấp tính các tiểu phế quản chủ yếu do siêu vi gây ra và thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi (nhất là ở trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi),khởi đầu với dấu hiệu, triệu chứng hô hấp trên sau đó là nhiễm trùng hô hấp dưới gây ra tình trạng khò khè và nghe ran ở phổi.

Bội nhiễm là tình trạng xuất hiện một nhiễm trùng mới tại đúng vị trí mà trước đó đã và đang bị nhiễm trùng bởi một loại vi khuẩn hay virus, khiến cho tình trạng bệnh đã có trở nên nặng nề hơn, khó khăn hơn trong việc điều trị bệnh vì có thể vi khuẩn bội nhiễm có khả năng kháng lại thuốc người bệnh đang sử dụng đã được kê đơn trước đó.

Từ những khái niệm này thì có thể hiểu viêm tiểu phế quản bội nhiễm là tình trạng nặng nề hơn, nhiễm thêm một loại vi khuẩn hoặc virus trên một tiểu phế quản đã và đang bị viêm nhiễm cấp tính.

Xem thêm: Trẻ em bị viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ

Trẻ bị mắc bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm là do đâu?
Trẻ bị mắc bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm là do đâu?

Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ bắt nguồn từ viêm nhiễm đường hô hấp trên do virus bào hô hấp gây ra, cũng có một số trẻ là do nhiễm trùng từ môi trường, khí hậu làm hình thành virus. Sau đó viêm nhiễm lan xuống phế quản, phế cầu, liên cầu,… Trẻ có thể bị phù nề ống thở khiến chất nhầy tiết ra nhiều hơn, cản trở việc lưu thông của không khí nên trẻ rất dễ bị khó thở.

3. Đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Đối tượng dễ mắc bệnh này là trẻ em, nhưng có nguy cơ cao mắc viêm tiểu phế quản bội nhiễm là đối tượng sau:

  • Trẻ sinh non dưới 36 tuần, cân nặng thấp dưới 2.5kg.
  • Dưới 3 tháng tuổi.
  • Trẻ có mắc bệnh về tim bẩm sinh.
  • Trẻ mắc bệnh phổi mãn tính.
  • Trẻ mắc chứng suy giảm miễn dịch.
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng.

4. Biểu hiện của viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ

Biểu hiện thường thấy ở bé mắc bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm
Biểu hiện thường thấy ở bé mắc bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ sẽ có những dấu hiệu, biểu hiện sau:

  • Sổ mũi, ho, cổ họng đau rát.
  • Sốt nhẹ.
  • Thở nhanh, đôi khi khó thở, thở khò khè.
  • Lồng ngực trở nên căng phồng, không khí phổi giảm.

Nếu bệnh nặng thì trẻ sẽ có các biểu hiện như:

  • Nôn ói không ngừng.
  • Da tái nhợt, thở nhanh gấp gáp.
  • Uống nước khó khăn.
  • Khò khè nặng.
  • Cơ thể mệt mỏi, ngực lõm khi thở.

5. Các biến chứng có thể xảy ra

Các biến chứng nguy hiểm mà trẻ có thể gặp khi mắc phải viêm tiểu phế quản bội nhiễm
Các biến chứng nguy hiểm mà trẻ có thể gặp khi mắc phải viêm tiểu phế quản bội nhiễm

5.1. Biến chứng trong giai đoạn đầu

  • Ngừng hô hấp: Đây là biến chứng rất phổ biến ở trẻ sinh non hoặc những trẻ khoảng 44 tuần tuổi.
  • Xẹp phổi: Đây là biến chứng mà hầu hết trẻ mắc bệnh này đểu gặp phải nhất là trẻ dưới 3 tháng tuổi.
  • Tràn khí màng phổi và khí trung thất: Biến chứng này thường ít xảy ra hơn, chỉ khoảng dưới 6% trẻ gặp phải.
  • Mất nước: Trẻ thường gặp biến chứng này ở giai đoạn đầu và lâu dần có thể bị rối loạn tuần hoàn.
  • Co giật: Biến chứng này xuất hiện do thiếu oxy hoặc do virus xâm nhập vào bên trong gây bệnh lý về não.
  • Tử vong: 79% trẻ dưới 12 tháng tuổi tử vong do mắc viêm phế quản bội nhiễm. Trẻ bị mãn tính có thể làm giảm chức năng của tim, phổi.

5.2. Biến chứng về sau

  • Nếu trẻ phục hồi thì hầu hết ít có di chứng để lại, khoảng 40% trẻ bị khò khè đến năm 5 tuổi và chỉ khoảng 10% trẻ trên 5 tuổi gặp hiện tượng này.
  • 30% trẻ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm gặp tình trạng hen phế quản.

6. Điều trị viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ

Mẹ cần làm gì để khắc phục viêm tiểu phế quản bội nhiễm cho trẻ?
Mẹ cần làm gì để khắc phục viêm tiểu phế quản bội nhiễm cho trẻ?

Cha mẹ cần lưu ý là nguyên tắc trong việc điều trị viêm tiểu phế quản bội nhiễm là phải đảm bảo trẻ được cung cấp đủ nước, chất điện giải, oxy và các chất dinh dưỡng.

Với trẻ mắc viêm tiểu phế quản bội nhiễm nhẹ thì có thể áp dụng cách chăm sóc sau để bệnh có thể thuyên giảm:

  • Cho trẻ uống nước nhiều hơn để làm dịu cơn ho, loãng đờm.
  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ, nếu bé chán ăn thì có thể chia làm nhiều bữa nhỏ.
  • Hạ sốt cho trẻ nếu trẻ sốt trên 38 độ.
  • Cho trẻ súc mũi họng bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn.
  • Dùng thuốc trị ho, long đờm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Đối với các trường hợp mức độ bệnh trung bình hay có dấu hiệu nặng thì tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

7. Cách phòng tránh viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ

Biện pháp phòng ngừa viêm tiểu phế quản bội nhiễm cho bé tốt nhất
Biện pháp phòng ngừa viêm tiểu phế quản bội nhiễm cho bé tốt nhất

Để phòng tránh bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ, mẹ cần chú ý ngay từ khi còn mang thai, khám thai định kỳ, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo trẻ sinh ra đủ cân, đủ tháng.

Sau khi trẻ chào đời có thể áp dụng các biện pháp phòng tránh như:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi để nhận được nhiều dinh dưỡng, kháng thể chống lại các bệnh khác nhau.
  • Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ.
  • Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, cho trẻ ăn dặm đúng cách.
  • Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết giao mùa.
  • Giữ gìn môi trường sinh sống sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc khói bụi, khói thuốc lá.
  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc gần với người bệnh về hô hấp.
  • Thường xuyên vệ sinh mũi họng cho bé bằng cách dùng nước muối sinh lý 0,9%.

Ngoài ra để hỗ trợ điều trị, dự phòng trẻ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm thì cha mẹ có thể sử dụng thêm bộ sản phẩm mũi họng thảo dược an toàn hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh hiệu quả. Trẻ em có thể dùng xịt rửa mũi có Natri clorid, natri benzoat, polysorbate, tinh dầu tràm, nước tinh khiết. Sản phẩm sẽ giúp vệ sinh mũi hàng ngày, giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy và loại bỏ tác nhân gây viêm mũi xoang, làm sạch và thông mũi, phòng ngừa và làm giảm sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang; làm ẩm, phục hồi độ ẩm tự nhiên của niêm mạc mũi giúp làm giảm tình trạng khô mũi, giảm kích ứng đặc biệt trong thời tiết hanh khô, phòng điều hòa; phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi xoang, phòng tránh các bệnh đường hô hấp. thích hợp dùng cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên.

Cùng với xịt rửa mũi thì trẻ em thì dùng xịt mũi có dịch chiết ngũ sắc, ké đầu ngựa, tân di hoa, natri clorid, polysorbate, natri benzoat, PEG, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu long não… cho công dụng giúp làm giảm các triệu chứng của viêm mũi như ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi, ngứa mũi, khô mũi, viêm mũi do cảm cúm, làm thông thoáng đường mũi xoang, đào thải dịch nhầy trong xoang mũi và xoang trán. Phòng tránh viêm đường hô hấp do virus, vi khuẩn, giúp giảm sự phụ thuộc vào thuốc co mạch và corticoid.

Ngoài xịt mũi thì còn nên dùng thảo dược xịt họng có Xuyên tâm liên, hoàng liên, hoàng cầm, bách bộ, xạ can, húng chanh, cỏ ngọt, mật ong, tinh dầu bạc hà… Sản phẩm dùng cho người lớn và trẻ em có tác dụng tại chỗ, dùng để xịt họng, giảm sưng đau rát ngứa họng, giúp giảm viêm họng, viêm amidan, thanh quản; phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn, sử dụng cho người bị ho gió, ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi, ho do cảm cúm, ho do thay đổi thời tiết, làm dịu cải thiện các triệu chứng của khô họng, viêm loét miệng – họng, tổn thương niêm mạc miệng, nhiệt miệng; ngăn ngừa các vấn đề: viêm nướu, viêm chân răng, viêm loét miệng…

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ là căn bệnh không thể xem nhẹ, đòi hỏi sự chú ý và chăm sóc đặc biệt từ phía cha mẹ. Hy vọng rằng với những thông tin trong bài viết này, bạn đã có thêm kiến thức để đối phó hiệu quả với tình trạng này và giúp trẻ mau chóng khỏe mạnh trở lại.

Bài viết liên quan:

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Trả lời