Trẻ biếng ăn hay khóc đêm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát chiều cao, cân nặng, thể lực và trí lực. Chính vì thế, mỗi cha mẹ cần nhận biết rõ những nguyên nhân để có phương pháp xử lý phù hợp, tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
1. Điểm danh 8 nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn hay khóc đêm
Trẻ biếng ăn hay khóc đêm không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cả gia đình. Có 8 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
1.1. Trẻ ăn quá no hoặc quá đói, khát
Trẻ ăn no khiến bụng khó chịu và khó tiêu hóa thức ăn. Điều này khiến cho trẻ không ngủ được và quấy khóc vào đêm. Vòng lặp trẻ chán ăn khiến ban ngày trẻ ăn không đủ no rồi ban đêm đói và quấy khóc.
1.2. Hệ tiêu hóa kém
Trẻ nhỏ rất hay bị rối loạn tiêu hóa, khi thì tiêu chảy, lúc thì táo bón, cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ biếng ăn hay quấy khóc đêm.
1.3. Trẻ mọc răng
Trẻ ở độ tuổi mọc răng sẽ cảm thấy ngứa lợi, đau sốt, dẫn đến khó ngủ và biếng ăn. Cha mẹ hãy để ý đến sự phát triển của trẻ và nhận biết khoảng thời gian trẻ mọc răng.
1.4. Phòng ẩm thấp, nóng bức
Môi trường xung quanh trẻ tác động không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Nếu phòng quá kín, quá ẩm thấp hay nóng bức đều là điều kiện thuận lợi để có vi khuẩn, virus, … gây bệnh phát triển và gây bệnh cho trẻ.
1.5. Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo
Chế độ ăn của trẻ thiếu các vi chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin A, vitamin D, Canxi, … khiến sức khỏe của trẻ không được đảm bảo. Thiếu vitamin D và canxi trẻ dễ mắc bệnh còi xương, thấp còi, hay ốm yếu và quấy khóc về đêm. Đồng thời, thức ăn nhàm chán, thiếu cảm giác ngon miệng và khiến trẻ biếng ăn.
1.6. Trẻ bị thiếu kẽm nên mất ngủ và hay khóc đêm
Trẻ thiếu kẽm thường có những dấu hiệu như rối loạn tiêu hóa, chán ăn, khó ngủ, rối loạn giấc ngủ, buồn bực, giấc ngủ ngăn hoặc hay quấy khóc về đêm, … Do đó, khi trẻ thiếu hụt kẽm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn hay quấy khóc.
1.7. Do hệ thần kinh chưa hoàn thiện
Trẻ nhỏ hệ thần kinh chưa hoàn thiện, đang phát triển, khả năng ức chế còn yếu kém nên trẻ hay khóc đêm bất thường, có thể thức giấc giữa đêm và la hét. Nếu trẻ hoạt động ban ngày quá sức sẽ làm cho bộ não hưng phấn khiến trẻ khóc khi đang ngủ.
1.8. Do dị ứng với protein sữa bò
Trẻ bị dị ứng với protein sữa bò cũng là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn quấy khóc đêm bất thường, trẻ có thể khóc hơn 2 giờ/ngày, khó dai dẳng, thường vào buổi tối, trong hơn 3 ngày/tuần và hơn 3 tuần. Lúc này, cha mẹ cần cho trẻ đến gặp bác sĩ Nhi khoa để xác định xem có phải là dị ứng protein hay không.
2. Giải pháp nào cho trẻ biếng ăn hay khóc đêm?
Khi biết được những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn hay khóc đêm sẽ giúp cha mẹ có được những giải pháp phù hợp. Để hạn chế tình trạng này, cha mẹ cần lưu ý một số điều như sau:
2.1. Không vỗ lưng khi con giật mình hoặc khi cho con bú
Trẻ giật mình hoặc khi đang bú không được vỗ lưng mà phải quan sát xem trẻ có ngủ tiếp hay không. Tốt nhất, các mẹ chỉ nên dỗ dành và cho bú khi trẻ bật khóc to hoặc có những cử động mạnh.
2.2. Không đắp quá nhiều chăn cho trẻ
Trẻ nhỏ khác với người lớn dễ đổ mồ hôi khi đắp quá nhiều chăn. Vì thế, cha mẹ không nên đắp quá nhiều chăn cho trẻ để tránh tình trạng đổ mồ hôi, dễ bị cảm lạnh.
2.3. Không để đèn quá sáng khi trẻ ngủ
Trẻ sẽ không ngủ ngon nếu để đèn quá sáng và có tiếng ồn to. Vì thế, để tránh làm trẻ giật mình thức giấc nên sử dụng đèn ngủ và không gian ngủ của trẻ yên tĩnh, thoáng mát.
2.4. Xây dựng thực đơn ăn uống đều đặn và cân bằng
Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày cho trẻ. Ngoài 3 bữa chính trong ngày, nên cho trẻ ăn thêm những bữa điểm tâm nhẹ xen kẽ. Trước khi đi ngủ, cha mẹ nên cho trẻ uống một cốc sữa nóng cho ấm bụng, vừa đủ chất dinh dưỡng vừa giúp trẻ dễ ngủ hơn.
2.5. Bổ sung vitamin D và canxi cho trẻ
Để tránh còi xương, suy dinh dưỡng, cha mẹ cần bổ sung vitamin D và canxi cho trẻ. Bởi còi xương suy dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ hay khóc đêm. Do đó, cha mẹ nên ngăn ngừa hiện tượng thiếu vitamin D và canxi cho trẻ bằng cách không để trẻ nằm trong phòng kín, thiếu ánh sáng.
2.6. Nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn thức ăn dinh dưỡng tốt nhất đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Mẹ nên cho trẻ bú tới 18 – 24 tháng để trẻ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong độ tuổi này.
2.7. Bổ sung kẽm cho con
Kẽm giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm và phân chia tế bào. Kẽm giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác. Nếu thiếu kẽm thì sự phân chia tế bào khó xảy ra làm chậm phát triển chiều cao ở trẻ, rối loạn phát triển xương, dậy thì chậm và giảm chức năng sinh dục. Vì thế, cha mẹ cần chú ý bổ sung kẽm hàng ngày để giảm tình trạng trẻ biếng ăn hay khóc đêm thông qua các thực phẩm như hàu, thịt đỏ, ngao, các loại hạt, các loại đậu, trứng, khoai tây, …
2.8. Bổ sung men vi sinh
Trẻ biếng ăn thường do rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột. Bổ sung men vi sinh sẽ giúp cân bằng lại hệ vi khuẩn trong đường ruột, tiêu hóa khỏe, trẻ ăn nhiều. Cha mẹ nên lựa chọn men vi sinh tốt cho trẻ chứa hai thành phần Probiotic là các lợi khuẩn và Prebiotic là các chất xơ hòa tan, sản xuất theo công nghệ Lab2Pro giúp bảo vệ lợi khuẩn sống tới tận ruột để phát huy tác dụng tối đa.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên giúp cha mẹ hiểu được về tình trạng trẻ biếng ăn hay khóc đêm. Từ đó có biện pháp xử trí khi thấy trẻ biếng ăn và hay khóc đêm, giúp con phát triển tốt nhất.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn