Sai lầm khiến trẻ bú mẹ chậm tăng cân và cách xử lý

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
11 Tháng ba 2024

Lần cập nhật cuối:
11 Tháng ba 2024

Số lần xem:
15680

Ở những năm tháng đầu đời, cơ thể trẻ có sự thay đổi về chiều cao, cân nặng rõ rệt, nhất là trong giai đoạn bú mẹ. Nhưng một số trường hợp, bé bú mẹ chậm tăng cân khiến cha mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ bú mẹ chậm tăng cân? Làm thế nào để cải thiện tình trạng này?

Những điều cần biết khi trẻ bú mẹ bị chậm tăng cân
Những điều cần biết khi trẻ bú mẹ bị chậm tăng cân

1. Trẻ sơ sinh tăng cân thế nào là bình thường?

Mỗi bé sẽ có một tốc độ phát triển khác nhau nên cân nặng của trẻ cũng không giống nhau. Vì vậy, cha mẹ có thể dựa theo bảng cân nặng, chiều cao chuẩn cho trẻ sơ sinh để biết con mình tăng cân đạt tiêu chuẩn không.

Bên cạnh đó, tốc độ tăng cân của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thế nên cha mẹ cần căn cứ vào số tháng, cân nặng khi sinh, giới tính… thì mới có thể biết được chính xác cân nặng của con.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiêu chuẩn tăng cân ở trẻ sơ sinh được xem là bình thường thông qua các tiêu chí sau:

  • Trong tuần đầu tiên khi chào đời, bé có thể xảy ra hiện tượng sụt cân sinh lý. Thông thường, cân nặng của bé sẽ giảm từ 5 – 10% trong tuần đầu tiên. Nhưng từ tuần thứ 2, cân nặng của trẻ sẽ tăng trở lại và có tốc độ phát triển rõ rệt hơn với lúc mới sinh.
  • Bé sơ sinh có thể tăng từ 1 – 1.2kg/tháng trong 3 tháng đầu. Càng về sau, cân nặng của bé sẽ càng tăng chậm, trong 4 – 6 tháng đầu bé tăng trung bình 600g/tháng và khoảng 300 – 400g trong giai đoạn sau đó.

Nếu như bé nhà bạn đang chưa đạt theo được mức tăng trưởng này thì có khả năng là bé đang chậm tăng cân.

2. Trẻ bú sữa mẹ ngày càng còi có phải do sữa mẹ nóng?

Trẻ bú mẹ mà không tăng cân có phải do sữa mẹ nóng?
Trẻ bú mẹ mà không tăng cân có phải do sữa mẹ nóng?

Có nhiều bà mẹ hoang mang khi cho trẻ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ mà không tăng cân, nhiều khi trẻ bú sữa mẹ còn làm trẻ bị tiêu chảy. Khiến các mẹ bị chê sữa nóng, nuôi con không mát tay nên con không lớn, chậm tăng cân. Vậy có phải tại do sữa mẹ bị nóng không, nếu vậy thì làm sao cải thiện tình trạng này?

Theo các chuyên gia đầu ngành, quan niệm sữa mẹ nóng, sữa mẹ không tốt là không chính xác. Cân nặng và sự phát triển của con phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng hấp thụ của con, cách mẹ cho con bú… Sữa mẹ chứa đầy đủ các thành phần cần thiết cho một đứa trẻ và một số thành phần chỉ sữa mẹ mới có. Chính vì vậy, sữa mẹ cũng là “thức ăn” chính và dễ hấp thụ với trẻ nhất.

Do vậy, các mẹ chỉ cần đảm bảo duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất trong thời gian cho con bú, cho trẻ bú đúng cách thì con yêu của bạn sẽ phát triển khỏe mạnh.

Còn về vấn đề nhiều bé không thể bú sữa mẹ hoặc khi bú sữa mẹ sẽ bị tiêu chảy, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, nguyên nhân chính là do cơ địa của trẻ thiếu hụt thành phần men tiêu hóa khiến cho bé bị tiêu chảy.

3. Nguyên nhân bé bú mẹ chậm tăng cân

Bé bú mẹ chậm tăng cân là do đâu?
Bé bú mẹ chậm tăng cân là do đâu?

3.1. Tư thế cho con bú không đúng khiến trẻ ngậm ti không đúng cách

Khi cho con bú nếu mẹ bế con sai tư thế, cổ của trẻ không thẳng, cách ngậm ti không đúng sẽ ảnh hưởng việc mút sữa của trẻ.Trẻ không ăn đủ được lượng sữa cần thiết trong mỗi cữ bú như vậy khiến cơ thể dần bị thiếu dưỡng chất và tăng cân chậm. Do đó, mẹ nên điều chỉnh và tập cho con bú đúng cách.

3.2. Mẹ cho bé ti nhiều sữa ngoài

Mẹ cho bé ti nhiều sữa ngoài cũng khiến bé chậm lớn khi công thức sữa không đúng. Điều này khiến các cữ sữa mà bé uống không đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng cần thiết để cơ thể trẻ phát triển.

3.3. Mẹ cho trẻ bú sữa quá nhanh, cữ bú ngắn

Để trẻ bú mẹ tăng cân nhanh thì thời gian cho bé bú và cữ bú vô cùng quan trọng, giúp trẻ có được nguồn dinh dưỡng tối đa từ sữa mẹ.

Sữa mẹ có hai dạng trong quá trình tiết sữa: sữa đầu và sữa cuối. Sữa đầu là lượng sữa được tiết ra ngay khi bé bú. Đây là sữa được cấp giữ trong các ngăn chứa và tiết ra vào giai đoạn đầu, lượng sữa nhiều nước, ít năng lượng hơn.

Còn sữa cuối là sữa tiết ra ngay sau giai đoạn sữa đầu. Đây là nguồn dinh dưỡng giúp bé phát triển và no lâu vì chứa hàm lượng đạm, chất béo cao hơn. Bởi vậy mẹ cần cho con bú cữ dài hơn để con nhận được lượng sữa cuối chất lượng.

Mẹ cần lưu ý nhiều hơn nếu con vẫn chậm tăng cân khi đang bú mẹ
Mẹ cần lưu ý nhiều hơn nếu con vẫn chậm tăng cân khi đang bú mẹ

3.4. Mẹ ít sữa hoặc không có sữa

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô giá cho trẻ. Nếu mẹ ít sữa bé sẽ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng khiến bé chậm lớn. Do vậy người mẹ cần phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như đạm, đường, chất béo, vitamin, chất chất khoáng, DHA giúp trẻ phát triển trí não tốt hơn.

3.5. Bé thiếu ngủ

Trẻ sơ sinh ngay từ khi chào đời sẽ ngủ liên tục khoảng từ 16-18 tiếng mỗi ngày, bé chỉ thức khi ăn và khi đi vệ sinh. Sở dĩ, sự phát triển của bé trong những tháng đầu diễn ra rất nhanh chóng cũng chính là nhờ giấc ngủ, hay nói cách khác trẻ lớn lên khi ngủ. Do vậy khi thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, đặc biệt hơn là ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh.

3.6. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, khả năng hấp thụ kém

Bé có vấn đề về tiêu hóa, hoặc mắc các bệnh lý về đường ruột, trẻ hay ốm vặt… đều ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Tiêu hóa “trì trệ” sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh chậm phát triển, không tăng cân và thậm chí về lâu dài còn gây còi xương, trẻ bị suy dinh dưỡng.

4. Bé bú mẹ chậm tăng cân phải làm sao?

Các mẹ nên làm gì giúp cải thiện vấn đề chậm tăng cân khi bé đang bú mẹ
Các mẹ nên làm gì giúp cải thiện vấn đề chậm tăng cân khi bé đang bú mẹ

4.1. Cải thiện chế độ dinh dưỡng

Trẻ tăng cân và phát triển tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào nguồn sữa mẹ. Do vậy người mẹ nên có khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng bao gồm: Thực phẩm giàu protein, Nhóm thực phẩm nhiều canxi, Thực phẩm giàu chất sắt, Thực phẩm chứa nhiều DHA, Các loại rau quả… để cân bằng dinh dưỡng trong sữa mẹ cho trẻ.

4.2. Mát xa ngực để kích thích tuyến sữa

Ngoài chế độ dinh dưỡng phù hợp, cho con bú thường xuyên thì massage cũng là một phương pháp hiệu quả trong việc kích thích tuyến vú tiết sữa. Các động tác mát xa quanh bầu ngực, cơ thể sẽ tăng tiết prolactin và oxytocin, giúp kích thích sữa tiết ra nhiều hơn. Động tác mát xa cũng góp phần đánh tan các cục sữa đông (nếu có), khơi thông dòng chảy của sữa trong các tiểu thùy và ống dẫn sữa, giúp sữa về đều và nhiều hơn.

5. Phương pháp giúp bé tăng cân đều đặn

Các biện pháp cải thiện khác giúp trẻ bú mẹ tăng cân
Các biện pháp cải thiện khác giúp trẻ bú mẹ tăng cân
  • Cho bé bú đúng cách: Nguồn thức ăn duy nhất của trẻ sơ sinh tăng cân chậm chính là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì vậy mẹ cần cho bé bú đều đặn trong ngày. Mỗi cữ bú cách nhau khoảng từ 2-3 giờ kể cả vào ban đêm mẹ cũng nên đánh thức bé dậy để cho bú.
  • Để con ngủ đủ giấc: Từ khi chào đời, bé sẽ ngủ liên tục khoảng từ 16-18 tiếng mỗi ngày, bé chỉ thức khi ăn và khi đi vệ sinh. Ở giai đoạn này, sự phát triển của trẻ đều diễn ra khi ngủ. Nói cách khác, trẻ “lớn lên” khi ngủ. Chính vì vậy để con tăng cân đều đặn, cha mẹ cần đảm bảo con ngủ ngon và đủ giấc.
  • Cho bé ăn dặm đúng cách: Khi trẻ được 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé tập ăn dặm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé. Mẹ có thể tham khảo thực đơn ăn dặm truyền thống hoặc của Nhật Bản. Tuy nhiên cần để bé thích nghi từ từ với thức ăn khác ngoài sữa mẹ, tuyệt đối không bắt ép bé phải “biết” ăn ngay.
  • Cải thiện tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu cho trẻ: Ngoài các vấn đề như cách cho bé bú, chất lượng sữa,… thì việc bé ăn nhiều nhưng kém tiêu hóa, hấp thu là vấn đề quan trọng cần cải thiện.

Để bé hấp thu hết các dưỡng chất từ sữa mẹ, bạn có thể cho con sử dụng men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột. Men vi sinh chứa đồng thời các vi khuẩn có lợi (Probiotics)các chất xơ hòa tan (Prebiotics) từ kim chi Hàn Quốc và được bào chế bằng công nghệ bao kép LAB2PRO sẽ phù hợp và an toàn với trẻ. Chi tiết xem thêm sản phẩm tại đây.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại men vi sinh nhưng không phải loại nào cũng dùng được đối với trẻ sơ sinh. Do vậy các bậc phụ huynh cần phải lựa chọn sản phẩm của các công ty uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được nhiều người tin tưởng sử dụng. Từ thông tin trên các bậc phụ huynh có thể tìm hiểu thêm để tìm được sản phẩm phù hợp cho trẻ.

Trên đây là những thông tin lý giải những sai lầm về tình trạng trẻ bú mẹ chậm tăng cân mà một số mẹ hay gặp phải .Hi vọng với những thông tin hữu ích trên cha mẹ có thể giúp con tăng cân đều đặn và phát triển toàn diện.

Xem thêm:

Nguồn tham khảo

  • [1] Managing Poor Weight Gain in Your Breastfed Infant. https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/breastfeeding-your-baby/mismanaged-breastfeeding
  • [2] Managing Poor Weight Gain in Your Breastfed Baby. https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?contenttypeid=90&contentid=P02878
  • [3] Why Your Breastfed Baby Is Not Gaining Weight. https://www.verywellfamily.com/breastfed-baby-is-gaining-weight-slowly-4114196

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.