Trẻ đi ngoài ra máu nhầy: Nguyên nhân và cách điều trị

Tham vấn Y khoa:
Bs CK II Phạm Hưng Củng

Ngày đăng:
20 Tháng mười hai 2023

Lần cập nhật cuối:
2 Tháng Một 2024

Số lần xem:
773

Tình trạng trẻ đi ngoài ra máu nhầy có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này qua bài viết nhé!

1. Trẻ đi ngoài ra máu nhầy là như thế nào?

Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy là hiện tượng gì?
Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy là hiện tượng gì?

1.1. Thế nào là phân có máu?

Trẻ đi ngoài phân có máu tùy theo lượng máu, vị trí chảy máu:

  • Có màu đen, hắc ín: Do chảy máu từ đường tiêu hóa trên, trong nhiều trường hợp, trẻ còn nôn ra chất màu đỏ hoặc đen trông giống như bã cà phê.
  • Có phủ hoặc lẫn máu đỏ tươi hoặc có màu hạt dẻ: Thường gặp trong chảy máu từ đường tiêu hóa dưới.
  • Máu được thải ra riêng với phân.
  • Một số trường hợp do thực phẩm trẻ ăn hay thuốc trẻ uống mà xuất hiện trẻ giống như đi ngoài ra máu.
  • Phân có màu đỏ như máu tươi: Do một số loại thuốc kháng sinh, củ cải, gelatin có màu đỏ,…
  • Phân có màu đen như máu cũ: Do thuốc dạ dày có chứa bismuth, sôcôla, quả việt quất, chất sắt, thực phẩm có màu xanh đậm như rau bina hoặc cải xoăn,…

1.2. Thế nào là có nhầy trong phân?

Phân có nhầy là phân lẫn một chất nhầy dính màu trắng đục hoặc vàng và có thể nhận biết bằng mắt thường. Bình thường cơ thể cũng sẽ tiết một ít nhầy trong phân. Nhưng nếu có thể nhận thấy tình trạng này bằng mắt thường thì có thể trẻ đang gặp một vấn đề bất thường ở đường tiêu hóa.

2. Nguyên nhân khiến trẻ đi cầu ra máu nhầy

Trẻ đi ngoài ra máu nhầy có thể do một số nguyên nhân dưới đây:

2.1. Nhiễm trùng đường ruột

Trẻ đi ngoài ra máu lẫn chất nhầy do nhiễm trùng đường ruột
Trẻ đi ngoài ra máu lẫn chất nhầy do nhiễm trùng đường ruột

Nhiễm trùng đường ruột xảy ra do các vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng gây hại cho đường ruột như E. coli, Salmonella, Shigellosis, Rotavirus, Giardia lamblia,… và đi ngoài ra máu nhầy là một dấu hiệu của bệnh. Ngoài ra trẻ còn có một số biểu hiện khác như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, sốt, nôn mửa,…

2.2. Táo bón kéo dài

Khi trẻ bị táo bón kéo dài sẽ khiến phân trong cơ thể trở nên khô cứng và cọ xát vào thành ruột, dẫn đến tổn thương lớp niêm mạc và gây chảy máu kèm chất nhầy màu trắng hay đỏ.

2.3. Bệnh Crohn

Crohn là một bệnh mạn tính liên quan đến việc viêm nhiễm đường tiêu hóa. Khi người bị bệnh Crohn đi ngoài sẽ thấy có lớp chất nhầy dày hơn so với người bình thường. Hoặc nếu mô ruột bị viêm nhiều thì cũng có thể gây chảy máu và khiến trẻ đi cầu ra máu cùng chất nhầy. Trẻ có thể có thêm các dấu hiệu khác như táo bón, đau quặn bụng, tiêu chảy kéo dài, thường xuyên mắc đại tiện,…

2.4. Viêm loét đại tràng (UC) khiến trẻ đi ngoài ra máu

Viêm loét đại tràng khiến trẻ đi cầu ra máu kèm chất nhầy
Viêm loét đại tràng khiến trẻ đi cầu ra máu kèm chất nhầy

UC là một dạng khác của IBD, bệnh xảy ra do phản ứng hoạt động quá mức của hệ thống miễn dịch. UC có thể bùng phát, hoạt động hoặc không hoạt động vào những thời điểm khác. Và trong mỗi đợt bùng phát, màng nhầy của đại tràng bị viêm và hình thành các vết loét. Các vết loét này có thể chảy máu và tiết ra mủ và chất nhầy. Trẻ bị UC có các triệu chứng như nhu cầu đi đại tiện khẩn cấp, đau bụng, tiêu chảy dai dẳng.

2.5. Viêm niêm mạc trực tràng (Proctitis)

Viêm niêm mạc trực tràng là tình trạng viêm ở phần cuối của ống tiêu hóa gây đau trực tràng và người bệnh cảm giác muốn đi đại tiện liên tục. Triệu chứng viêm niêm mạc trực tràng có thể ngắn ngày hoặc kéo dài và trở thành mãn tính. Người bệnh sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng khi bị viêm niêm mạc trực tràng:

  • Thường xuyên hoặc liên tục có cảm giác phải đi đại tiện
  • Trẻ đại tiện ra máu nhầy
  • Đau trực tràng
  • Đau ở phía bên trái của bụng
  • Cảm giác đầy ở trực tràng
  • Tiêu chảy
  • Đau khi đại tiện

2.6. Polyp đại trực tràng

Polyp đại trực tràng cũng có thể gây hiện tượng đi ngoài ra máu nhầy ở trẻ
Polyp đại trực tràng cũng có thể gây hiện tượng đi ngoài ra máu nhầy ở trẻ

Polyp đại trực tràng cũng có thể xảy ra với trẻ em do bẩm sinh hoặc ăn quá nhiều chất béo, ít chất xơ,…Bệnh đa số là lành tính nhưng khi bệnh phát triển nặng có thể gây tổn thương và đi ngoài ra phân có máu tươi hoặc máu nhỏ giọt. Nếu bệnh phát triển ở gần sát hậu môn sẽ khiến trẻ đi ngoài ra máu có nhầy và nếu không điều trị bệnh kịp thời có thể gây tắc ruột.

2.7. Bệnh lồng ruột cấp tính

Bệnh xảy ra khi một phần ruột xâm nhập vào bên trong và thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Nếu bệnh nặng sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ với các biểu hiện như đi ngoài ra máu nhầy, đau bụng quằn quại, quấy khóc nhiều, nôn mửa,…

2.8. Không dung nạp sữa hoặc protein đậu nành

Không dung nạp sữa hoặc protein đậu nành còn gọi là viêm đại tràng dị ứng thường thấy ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của trẻ dị ứng, nhạy cảm với protein trong sữa. Ngoài đi ngoài ra máu nhầy thì trẻ còn có thể bị tiêu chảy, nôn mửa, quấy khóc, khó tăng cân,…

3. Trẻ đại tiện ra máu nhầy có nguy hiểm không?

Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy có nguy hiểm không?
Trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy có nguy hiểm không?

Trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển nên bất cứ bệnh lý nào cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình này nhất là bệnh về đường tiêu hóa. Bệnh đường tiêu hóa gây đi ngoài ra máu nhầy kèm theo các triệu chứng ở trẻ như sốt, bỏ ăn, mất ngủ,… nếu không cải thiện sớm có thể dẫn đến việc trẻ suy dinh dưỡng, thiếu máu, phát triển chậm về thể chất và tinh thần. Những bệnh lý này nếu không điều trị đúng cách có thể để lại nhiều biến chứng và việc khôi phục sức khỏe như ban đầu sẽ khó.

4. Điều trị chăm sóc trẻ khi trẻ đi ngoài phân có máu nhầy

Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tiêu hóa ngay khi thấy trẻ đi ngoài phân có máu nhầy. Bác sĩ sẽ khám, kiểm tra và tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng này. Cha mẹ hãy quan sát và ghi lại những dấu hiệu bất thường của trẻ, bao gồm cả tính chất của phân rồi báo lại với bác sĩ để việc chẩn đoán bệnh dễ dàng hơn.

Trẻ đi ngoài ra máu nhầy cần được chăm sóc và điều trị đúng cách
Trẻ đi ngoài ra máu nhầy cần được chăm sóc và điều trị đúng cách

Nên xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học với các tiêu chí sau:

  • Bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất cần thiết như vitamin K, chất xơ,…
  • Cho trẻ uống đủ nước.
  • Nên bổ sung một số loại thực phẩm bổ máu.
  • Nên nấu chín thức ăn và chia nhỏ bữa ăn, không nên cho trẻ ăn đồ cứng.
  • Nên cho trẻ nghỉ ngơi trong suốt thời gian điều trị.

Ngoài ra cha mẹ nên cho trẻ sử dụng thêm men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn đường ruột. Vì bệnh về đường tiêu hóa nên có thể trẻ phải dùng thuốc kháng sinh và đây là nguyên nhân khiến vi sinh đường ruột thay đổi. Do đó việc dùng men vi sinh cho trẻ là rất cần thiết, giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Men vi sinh trẻ cần được sản xuất từ kim chi Hàn Quốc bằng công nghệ Lab2pro. Đây là công nghệ sẽ giúp lợi khuẩn sống tốt trong suốt quá trình tiêu hóa và phát huy tác dụng.

Bất cứ biểu hiện bất thường nào ở trẻ như trẻ đi ngoài ra máu nhầy đều khiến cha mẹ lo lắng, vì thế hãy đưa trẻ đi khám ngay lập tức, đừng tự ý cho trẻ dùng thuốc tại nhà có thể sẽ khiến tình trạng bệnh của trẻ nặng thêm và gây biến chứng không mong muốn.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA

     

    Để lại một bình luận