Kinh nguyệt là một trong những yếu tố được phụ nữ đặc biệt quan tâm. Bởi đây được xem là thước đo phản ánh tình trạng sức khỏe của phụ nữ. Nếu cơ thể xuất hiện tình trạng trễ kinh hoặc ngừng kinh thì chắc hẳn cơ thể đã xảy ra vấn đề. Hãy cùng bài viết tìm hiểu ngay về những nguyên nhân gây ra tình trạng trễ kinh 10 ngày nhé!
1. Nguyên nhân chậm kinh 10 ngày
Trễ kinh 10 ngày có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là những nguyên nhân sau:
1.1. Do mang thai
Đây được xem là một trong những nguyên nhân gây trễ kinh phổ biến nhất ở phụ nữ. Trong tử cung có một lớp niêm mạc. Nếu cơ thể không thụ thai thì lớp niêm mạc này sẽ bong tróc ra và đi ra khỏi cơ thể tạo thành kinh nguyệt.
Tuy nhiên, nếu cơ thể bắt đầu thụ thai thì lớp niêm mạc sẽ dần dày lên. Mục đích để chuẩn bị tổ cho trứng thụ tinh. Chính vì vậy, khi mang thai thì cơ thể không thể hành kinh.
1.2. Do mắc bệnh phụ khoa
Các bệnh phụ khoa như u xơ cổ tử cung, suy buồng trứng, viêm lộ tuyến tử cung hay viêm buồng trứng… cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Từ đó gây nên tình trạng chậm kinh.
Khác với nguyên nhân chậm kinh do mang thai. Khi chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng bởi các bệnh phụ khoa, cơ thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu như:
- Dịch tiết âm đạo có mùi hôi và màu sắc khác thường
- Bụng thường xuất hiện cơn đau âm ỉ
- Máu kinh vón cục và có màu nâu hoặc đen
Lúc này, bạn nên nhanh chóng gặp bác sĩ để nhanh chóng được chẩn đoán và điều trị.
1.3. Tâm lý không ổn định
Khu vực vùng dưới đồi có tác dụng giải phóng hormone và có liên quan mật thiết đến quá trình tạo estrogen. Khi tâm lý không ổn định hay bị áp lực đè nặng, cơ thể sẽ giải phóng ra một số loại hormone không tốt cho cơ thể như cortisol, adrenaline…
Các loại hormone này sẽ gây tác động đến vùng dưới đồi ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, khi bị stress thì kinh nguyệt thường không ổn định, có thể chậm kinh trong vài ngày thậm chí vài tháng. Do đó, bạn nên giữ cho tâm trạng luôn thoải mái, vui vẻ.
1.4. Do tăng tuyến giáp bất thường
Trong cơ thể, tuyến giáp đảm nhận vai trò kiểm soát hormone. Đồng thời, bộ phận này còn đảm nhận vai trò kiểm soát quá trình trao đổi chất và đảm bảo các hệ thống trong cơ thể hoạt động một cách nhịp nhàng.
Nếu tuyến giáp xuất hiện dấu hiệu bất thường như hoạt động quá mức hay hoạt động quá kém sẽ dẫn đến những thay đổi trong cơ thể. Vì vậy, tình trạng tăng tuyến giáp hoặc suy giáp cũng sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
1.5. Do tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có thể gây nên hiện tượng chậm kinh 10 ngày như:
- Thuốc chống loạn thần
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc tránh thai
- Thuốc điều hòa nội tiết tố
- Thuốc dùng trong quá trình hóa trị
- Corticosteroids
Nếu bạn bị trễ kinh do sử dụng một trong những loại thuốc trên, tốt nhất bạn nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ.
1.6. Do chu kỳ kinh nguyệt không đều
Một nguyên nhân khác cũng khá phổ biến là do chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc có thể cơ thể đã ngưng hành kinh. Trường hợp này thường xảy ra với phụ nữ lớn tuổi trong thời kỳ mãn kinh. Hoặc các bạn nữ trong tuổi dậy thì, các hormone trong cơ thể hoạt động chưa ổn định.
1.7. Các nguyên nhân khác
Bên canh đó, trễ kinh 10 ngày còn có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác như:
- Tăng hoặc giảm cân đột ngột
- Thường xuyên sử dụng chất kích thích
- Vận động quá sức với cường độ cao
- Rối loạn nội tiết tố
Xem thêm:
- Trễ kinh 10 ngày có thai không? Làm sao để biết?
- Chậm kinh 10 ngày thử que 1 vạch: Nguyên nhân do đâu?
- Chậm kinh 10 ngày thai được mấy tuần, bạn có biết không?
2. Nên làm gì khi bị trễ kinh 10 ngày?
Khi bị trễ kinh trong thời gian dài, chắc hẳn bạn sẽ rất lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình. Lúc này, bạn nên nhanh chóng tiến hành thực hiện những việc sau:
- Thử que thử thai hoặc đi xét nghiệm: Như đã nhắc đến, mang thai là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng trễ kinh. Vì vậy, bạn nên mua que thử thai hoặc xét nghiệm để xác định xem cơ thể có thụ thai hay không.
- Đi khám phụ khoa: Nếu xác định cơ thể không mang thai thì vấn đề nằm ở cơ thể của bạn. Do đó, bạn cần nhanh chóng tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Bởi trễ kinh có thể xuất phát từ một số bệnh phụ khoa hoặc sự bất thường trong cơ thể.
- Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt: Việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh cũng là một phương pháp hiệu quả giúp điều hòa kinh nguyệt. Bạn nên tránh việc thức khuya và ăn uống không điều độ. Thay vào đó bạn nên đảm bảo giấc ngủ mỗi ngày kéo dài từ 7 – 8 tiếng. Đồng thời xây dựng thực đơn giàu dinh dưỡng.
Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân gây trễ kinh 10 ngày cũng như cách khắc phục. Mong rằng qua đó có thể cung cấp được những thông tin hữu ích khi bạn mắc phải tình trạng chậm kinh.
Bài viết liên quan:
- Chậm kinh 10 ngày thai đã vào tử cung chưa?
- Trễ kinh 10 ngày ra máu hồng có thai không?
- Trễ kinh 6 ngày có phải mang thai không?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn