Chậm kinh là một trong những dấu hiệu cho biết người phụ nữ đã mang thai. Tuy nhiên ngoài lý do đó thì đối với những chị em chưa quan hệ tình dục hoặc không phải do mang thai thì đây là dấu hiệu cho thấy sức khỏe chị em đang gặp vấn đề. Nếu rơi vào trường hợp chậm kinh 2 tuần hoặc dài hơn, chị em cần phải tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục sớm nhất để tránh mọi hậu quả xấu về sau.
1. Trễ kinh 2 tuần nguyên nhân do đâu?
Thông thường, ở nữ giới, khi trứng rụng không gặp được tinh trùng để thụ tinh thì quá trình mang thai không thể diễn ra. Lúc này, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong tróc khỏi cơ thể gây hành kinh. Còn trong trường hợp trứng được thụ tinh thì sẽ di chuyển vào tử cung để làm tổ và lớp niêm mạc tử cung được giữ lại để nuôi dưỡng trứng.
Chính vì thế, chậm kinh 2 tuần có thể là biểu hiện báo hiệu có thai. Nếu bạn xuất hiện triệu chứng này kèm theo ốm nghén, buồn nôn, tâm sinh lý thay đổi thì khả năng mang thai là rất cao. Cộng với trước đó đã từng quan hệ thì chị em cần thử que hoặc đến gặp bác sĩ để được thăm khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán xác định có phải mình đang mang thai hay không.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây trễ kinh 2 tuần không do mang thai như:
1.1. Do yếu tố tâm lý
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tâm trạng ảnh hưởng đến quá trình sản sinh hormone nội tiết tố nữ – yếu tố quyết định hoạt động của kinh nguyệt. Do đó, chị em thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm khiến cho cơ thể tiết nhiều cortisol và adrenalin – hai hormon ức chế hoạt động của nội tiết tố nữ. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình phóng noãn, dẫn đến hiện tượng chậm kinh ở chị em.
1.2. Chậm kinh 2 tuần do bệnh lý
Chậm kinh 2 tuần cũng có thể do bất thường về buồng trứng và tử cung như là suy buồng trứng, buồng trứng đa nang, viêm buồng trứng, polyp tử cung, u xơ tử cung…
Bên cạnh đó, nếu chị em bị chậm kinh kèm theo một số biểu hiện như khí hư ra nhiều có mùi hôi hoặc chuyển màu xanh, vàng; đau bụng, ngứa vùng kín,… thì có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa.
1.3. Cân nặng tăng giảm đột ngột
Cân nặng tăng giảm không kiểm soát do chế độ ăn uống không hợp lý khiến cơ thể giảm sản xuất hormone estrogen, làm cho niêm mạc tử cung không đủ dày và trở nên không ổn định. Đây là nguyên nhân gây chậm kinh ở chị em phụ nữ. Thậm chí có trường hợp chị em giảm cân cấp tốc hoặc ép cân quá mức còn bị mất kinh nguyệt trong một khoảng thời gian.
1.4. Tác dụng phụ của thuốc
Trong một số trường hợp, việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh như thuốc chống trầm cảm, thuốc nội tiết tố, corticosteroids, thuốc dùng trong hóa trị,… có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, trong đó có trễ kinh 2 tuần.
Ngoài ra, khi chị em sử dụng một loại thuốc mới, hoặc thay đổi liều lượng của các thuốc đang sử dụng, cũng có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
2. Chậm kinh 2 tuần có sao không?
Theo các chuyên gia, thời gian chậm kinh ngắn hay dài, do bất kỳ nguyên nhân nào đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của chị em, đặc biệt là khả năng sinh sản trong tương lai. Dưới đây là một số ảnh hưởng của chậm kinh 2 tuần:
- Ảnh hưởng tâm lý: Hầu hết chị em khi bị chậm kinh đều hoang mang, lo lắng không biết mình đang gặp phải vấn đề gì, có nguy hiểm không,… Tâm trạng căng thẳng, lo lắng kéo dài sẽ khiến tình trạng chậm kinh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Ảnh hưởng đến hoạt động buồng trứng: Tình trạng chậm kinh diễn ra thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng. Buồng trứng không phát triển bình thường, quá trình rụng trứng sẽ bị gián đoạn, gây khó khăn cho quá trình thụ thai.
- Vô sinh: Vô sinh là hệ lụy khi chậm kinh xảy ra liên tục và kéo dài. Chậm kinh gây khó khăn trong việc xác định ngày rụng trứng, từ đó bỏ lỡ thời gian vàng để thụ tinh. Bên cạnh đó, chức năng buồng trứng hoạt động bất thường sẽ làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.
- Ảnh hưởng đến công việc: Chậm kinh cũng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng của chị em. Đôi khi tình trạng này sẽ làm gián đoạn kế hoạch vui chơi, đi du lịch của bạn bị gián đoạn do kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.
3. Chị em cần làm gì nếu trễ kinh 2 tuần?
Trong trường hợp nghi ngờ mang thai, bạn có thể dùng que thử thai hoặc làm thêm xét nghiệm kiểm tra nồng độ beta HCG để khẳng định mình có đang mang thai hay không:
- Nếu chỉ số beta HCG nhỏ hơn 5 UI/L thì bạn không có thai.
- Nếu chỉ số beta HCG lớn hơn 1000-1500 UI/L chứng tỏ bạn đã có thai và siêu âm sẽ thấy có túi ối trong buồng tử cung.
Nếu không phải mang thai, chị em nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế, phòng khám phụ khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.
Nếu nguyên nhân gây trễ kinh là do các bệnh lý viêm nhiễm thì chị em cần lưu ý vệ sinh vùng kín thường xuyên, sạch sẽ. Không nên thụt rửa sâu hoặc dùng quá nhiều hỗn hợp các dung dịch vệ sinh. Điều này sẽ làm thay đổi pH tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm xâm nhập vào “cô bé” gây viêm nhiễm.
Bên cạnh đó, chị em cần lưu ý chế độ sinh hoạt hằng ngày để giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt như sau:
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Tăng cường bổ sung các món ăn như rau, củ, quả, thịt, trứng, sữa và hạn chế những thức ăn ít chất béo và các đồ uống có chứa chất kích thích.
- Cân bằng giữa hoạt động vận động và nghỉ ngơi, luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ và hướng tới những điều tích cực, tránh trạng thái căng thẳng, stress. Giữ cân nặng ổn định giúp chị em phụ nữ có vóc dáng đẹp cũng như đảm bảo sức khỏe bên trong.
- Thực hiện chế độ giảm cân một cách an toàn và khoa học. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ, tránh các biện pháp giảm cân cấp tốc hoặc các thực phẩm giảm cân không rõ nguồn gốc.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, E, A, chất sắt,… vào thực đơn hằng ngày để hỗ trợ cho quá trình điều hòa kinh nguyệt của cơ thể. Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu, bia, nước ngọt có gas,… để giảm bớt nguy cơ xảy ra hiện tượng rối loạn tiết tố gây trễ kinh.
- Uống đủ nước mỗi ngày nhằm hạn chế hiện tượng đuối sức và mệt mỏi. Bên cạnh nước tinh khiết, bạn có thể dùng thêm các loại nước ép hoa quả để tăng cường sức đề kháng.
Trên đây là một số giải đáp về tình trạng chậm kinh 2 tuần. Nếu chậm kinh trên 2 tuần, chị em không nên e ngại mà hãy đi thăm khám và tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó cần có một chế độ làm việc, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá sức, hạn chế áp lực, tránh căng thẳng, mệt mỏi.
Phần tiếp theo: Trễ kinh 1 tháng: Top 10 nguyên nhân thường gặp
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn