Trễ kinh 9 ngày là hiện tượng gì? Có phải có thai không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
1 Tháng sáu 2023

Lần cập nhật cuối:
15 Tháng sáu 2024

Số lần xem:
1022

Trễ kinh hay chậm kinh ở nữ giới là một trong những tình trạng thường thấy. Một số người có thể chậm kinh 2 – 3 ngày nhưng có những trường hợp trễ kinh 9 ngày, đây có thể là dấu hiệu mang thai hoặc do các vấn đề sức khỏe như rối loạn nội tiết, viêm nhiễm phụ khoa, căng thẳng, stress.

1. Nguyên nhân trễ kinh 9 ngày

Trễ kinh 9 ngày có thể là dấu hiệu mang thai nếu như dùng que thử thai cho kết quả 2 vạch. Ngoài ra, đây cũng là biểu hiện khác về sức khỏe, chẳng hạn:

1.1. Căng thẳng

Bị chậm kinh 9 ngày do căng thẳng
Bị chậm kinh 9 ngày do căng thẳng

Phụ nữ căng thẳng kéo dài sẽ tác động rất lớn lên nồng độ hormone trong cơ thể. Khi đầu óc phải làm việc quá nhiều, chấn động về cảm xúc, khả năng trễ kinh là bình thường. Càng lo lắng, chu kỳ kinh nguyệt càng chậm tới.

1.2. Thay đổi môi trường sống

Đột ngột thay đổi môi trường sống đi du lịch hay đi công tác, múi giờ sinh hoạt thay đổi là nguyên nhân khiến chị em bị chậm kinh. Nhưng sau một chu kỳ kinh cơ thể đã thích nghi với múi giờ sinh hoạt mới thì tình trạng này sẽ chấm dứt. Đây là nguyên nhân sinh lý chị em cũng không nên quá lo lắng, chỉ cần duy trì cho bản thân một tâm lý thoải mái và nếp sống sinh hoạt, ăn uống khoa học.

1.3. Cân nặng trồi, sụt đáng kể

Sự thay đổi cân nặng có thể tác động đến chu kỳ kinh nguyệt. Nếu chị em tăng cân quá nhanh hoặc sụt cân bất thường đều có thể bị trễ kinh. Tăng cân khiến khiến cho cơ thể sản xuất quá nhiều estrogen trong thời gian ngắn, làm cho lớp nội niêm mạc tử cung phát triển quá mức và trở nên không ổn định, gây trễ kinh. Sụt cân đột ngột, có thể sẽ rơi vào vào trạng thái “lỡ nhịp”, cơ thể không đủ calo, không sản xuất đủ lượng estrogen để xây dựng nên lớp niêm mạc tử cung, gây ra chậm kinh.

1.4. Sử dụng biện pháp tránh thai

Sử dụng biện pháp tránh thai khiến chị em bị trễ kinh 9 ngày
Sử dụng biện pháp tránh thai khiến chị em bị trễ kinh 9 ngày

Thuốc tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai hiệu quả mà nữ giới có thể sử dụng ngay cả khi đã quan hệ tình dục. Trong mỗi viên thuốc tránh thai có hormone progesterone và estrogen – loại hormone có thể ngăn ngừa quá trình thụ thai giữa tinh trùng và trứng. Nhờ thế mà quá trình thụ thai ở người phụ nữ sau khi quan hệ tình dục sẽ không xảy ra. Nhưng chính thuốc tránh thai này khiến cho chu kỳ kinh nguyệt của chị em chậm lại.

1.5. Mang thai

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng chậm kinh là mang thai. Thông thường, trong một vòng kinh nguyệt, lớp niêm mạc bên trong tử cung sẽ dần dần dày lên để chuẩn bị cho trứng thụ tinh vào làm tổ. Nếu không có hiện tượng trứng và tinh trùng gặp nhau, quá trình thụ thai không được bắt đầu khi đó cơ thể người phụ nữ sẽ tự loại bỏ lớp niêm mạc này, gây hiện tượng ra máu, một chu kỳ mới kinh nguyệt mới bắt đầu. Nếu trứng được thụ tinh và làm tổ bên trong tử cung, lúc này lớp niêm mạc sẽ không bong ra mà tiếp tục được nuôi dưỡng để bắt đầu quá trình phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, trong suốt quá trình mang thai của mình sẽ không xuất hiện kinh nguyệt ở phụ nữ. Như vậy, hiện tượng chậm kinh rất có thể là dấu hiệu phát hiện mang thai sớm.

1.6. Mắc các bệnh phụ khoa

Trễ kinh 9 ngày thử que thấy 1 vạch rất có thể chị em mắc một số bệnh phụ khoa làm chậm kinh như u xơ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, suy buồng trứng, viêm buồng trứng,… lâu ngày không phát hiện và điều trị.

Chậm kinh 9 ngày do mắc phải các bệnh phụ khoa
Chậm kinh 9 ngày do mắc phải các bệnh phụ khoa

1.7. Rối loạn nội tiết

Nội tiết cân bằng thì kinh nguyệt sẽ đều đặn, nhưng vì một lý do nào đó khiến cho cả vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng hoạt động sai lệch, hệ nội tiết tố mất cân bằng dẫn đến hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh.

2. Làm gì khi chậm kinh 9 ngày?

Chậm kinh 9 ngày, các hoạt động diễn ra bình thường, sức khỏe ổn định và quan hệ tình dục trước đó đều đặn thì nên cân nhắc đến việc thử thai. Mới đầu, que thử thai có thể cho kết quả âm tính và nhiều chị em “vui hụt” nghĩ rằng bản thân không có thai nhưng nếu thử lại thì kết quả lại là dương tính. Đó là do hầu hết các bộ phận dụng cụ thử thai đều không đủ nhạy để phát hiện ra hormone hCG trong máu. Chị em nên tiến hành thăm khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín.

3. Trễ kinh 9 ngày là dấu hiệu có thai hay bệnh?

Trễ kinh 9 ngày cũng có thể là dấu hiệu có thai hoặc do bệnh lý nào đó gây ra. Có thể tìm thấy trong từng trường hợp cụ thể dưới đây.

3.1. Trễ kinh 9 ngày thử que 1 vạch đậm

Trễ kinh 9 ngày thử que 1 vạch đậm là hiện tượng gì?
Trễ kinh 9 ngày thử que 1 vạch đậm là hiện tượng gì?

Thử thai và cho kết quả 1 vạch đậm thì vẫn có khả năng 50/50, tức là mang thai hoặc không mang thai vì dụng cụ thử thai không thể chính xác hoàn toàn nhưng vẫn có trường hợp sai sót. Trường hợp không có thai nhưng vẫn trễ kinh nguyệt có thể xuất phát từ yếu tố tâm lý, sức khỏe của chị em. Tâm lý căng thẳng, ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý. Trễ kinh cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý u xơ cổ tử cung, polyp cổ tử cung, u buồng trứng,…

3.2. Trễ kinh 9 ngày thai được mấy tuần?

Cách tính tuổi thai được tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối và sau khoảng 7 ngày từ khi thụ thai các dấu hiệu có thai sớm nhất sẽ xuất hiện. Cụ thể cách tính như sau:

  • Chậm kinh 1 tuần: Thai khoảng được 5 tuần
  • Chậm kinh 2 tuần: Thai khoảng được 6 tuần
  • Chậm kinh 3 tuần: Thai khoảng được 7 tuần
  • Chậm kinh 4 tuần: Thai khoảng được 8 tuần
  • Chậm kinh 5 tuần: Thai khoảng được 9 tuần

3.3. Chậm kinh 9 ngày thai đã vào tử cung chưa?

Chậm kinh 9 ngày thai đã vào tử cung chưa?
Chậm kinh 9 ngày thai đã vào tử cung chưa?

Trứng sau khi được thụ tinh sẽ di chuyển tới buồng tử cung và làm tổ ở tử cung sẽ mất từ 5 – 7 ngày, có khi gần 9 ngày. Thời điểm chính xác nhất để biết thai đã làm tổ trong buồng tử cung mất khoảng 7 – 10 ngày sau khi chậm kinh.

Nếu xuất hiện một chút máu hồng nhạt có thể xuất hiện ở đáy quần lót báo hiệu bạn đã thực sự đậu thai và thai đã di chuyển vào tử cung. Đừng quá lo lắng hoặc hoang mang khi mới chậm kinh một vài ngày mà thử thai lại chưa thấy dấu hiệu 2 vạch.

4. Làm gì khi bị chậm kinh 9 ngày mà không phải do mang thai?

Nếu chậm kinh 9 ngày do vấn đề sinh hoạt, tâm sinh lý, chị em cần phải điều chỉnh cân bằng. Nếu do các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, chị em phải tiến hành điều trị theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần Immune Gamma, Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây ký ninh làm tăng hiệu quả điều trị các triệu chứng của bệnh viêm nhiễm phụ khoa, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Trường hợp chậm kinh do rối loạn nội tiết, chị em bổ sung nội tiết tố. Để an toàn chị em nên bổ sung nội tiết tố từ thảo dược, đặc biệt là EstroG-100 chứa Đương quy, Cách sơn tiêu, Tục đoạn. Trong đó Tục Đoạn có tác dụng bổ thận tốt, trong khi thận là tạng chủ phát dục của cơ thể, Đương Quy có tác dụng bổ huyết, dưỡng huyết – mà đối với cơ thể người phụ nữ, phần huyết là phần rất quan trọng… chính vì vậy việc bổ sung nội tiết tố từ các vị thảo dược này vừa có hiệu quả đối với tình trạng suy giảm nội tiết tố ở chị em và đặc biệt an toàn, chính nhờ thế mà điều trị được tình trạng rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh.

Bên canh đó, chị em cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý, luyện thể thể thao nâng cao sức khỏe, tránh sử dụng các chất kích thích và có thói quen sinh hoạt khoa học, ngủ nghỉ đúng giờ, tránh thức quá khuya,… Từ đó sẽ giúp cho chu kỳ kinh hoạt động ổn định.

Trên đây là những thông tin chia sẻ nguyên nhân và cách xử lý trễ kinh 9 ngày. Hi vọng chị em đã có thêm kiến thức trang bị cho mình khi bị trễ kinh, điều trị đúng cách.

Phần tiếp theo: Nguyên nhân gây trễ kinh 10 ngày và cách khắc phục

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận