Chu kỳ kinh nguyệt ở chị em phụ nữ khi đều đặn sẽ cho thấy sức khỏe tốt của buồng trứng. Còn khi các chị em thường xuyên gặp phải tình trạng bất thường về kinh nguyệt như trễ kinh tức là dấu hiệu cảnh báo về nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường ở phụ nữ?
1. Cách tính chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt là một trong những thay đổi về mặt sinh lý diễn ra ở nữ giới được điều hành bởi hệ hormone sinh dục và rất cần đối với sự sinh sản. Kinh nguyệt ở phụ nữ bắt đầu từ tuổi dậy thì cho đến cuối tuổi sinh sản. Để có thể tính chu kỳ kinh nguyệt, thông thường các chị em có thể làm theo những bước sau đây:
- Bước 1: Cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt bằng cách đánh dấu vào các ngày đèn đỏ xuất hiện. Đây sẽ là ngày bắt đầu của chu kỳ kinh nguyệt.
- Bước 2: Các bạn tiếp tục theo dõi các ngày đèn đỏ tiếp theo cho đến khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt trong tháng.
- Bước 3: Theo dõi liên tục trong 6 tháng bạn sẽ tính được chu kỳ kinh nguyệt trung bình của mình để có thể tính được ngày đèn đỏ tiếp theo.
2. Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường?
Chu kỳ kinh nguyệt thường lặp lại theo chu kỳ hàng tháng trong vòng từ 28-32 ngày. Khi bạn chậm kinh trong khoảng 1-2 ngày thì vẫn được coi là bình thường. Còn nếu chu kỳ diễn ra chậm hơn 35 ngày thì được gọi là trễ kinh. Nếu không tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng trễ kinh để điều trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản.
3. Nguyên nhân trễ kinh
Có rất nhiều nguyên nhân gây trễ kinh cho chị em phụ nữ. Cụ thể là:
- Vận động quá mức: Chị em phụ nữ nếu vận động quá mức sẽ dẫn đến tình trạng mất kinh. Trường hợp này xảy ra nhiều ở các vận động viên như marathon, vũ công ba lê, người tập thể hình và các vận động viên chuyên nghiệp.
- Căng thẳng, stress: Khi bị căng thẳng, stress kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và thường gây nên hiện tượng trễ kinh do vùng dưới đồi là vị trí liên quan đến quá trình tạp estrogen trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Dấu hiệu mãn kinh: sau tuổi 42, các chị em phụ nữ sẽ rơi vào giai đoạn tiền mãn kinh. Lúc này cơ thể sẽ bắt đầu tạo ra ít estrogen hơn và gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nhiều chị em bị mãn kinh sớm sẽ bị ngừng kinh trước tuổi 40.
- Rối loạn nội tiết tố: Khi nội tiết tố bị rối loạn đồng nghĩa với việc chu kỳ kinh nguyệt của bạn gặp vấn đề. Do vậy nếu các bạn bị trễ kinh dài ngày rất có thể là do nội tiết tố đang gặp rối loạn.
4. Cách đơn giản khắc phục tình trạng chậm kinh
Để khắc phục được tình trạng chậm, trễ kinh ở chị em phụ nữ cần thực hiện một vài biện pháp liên quan đến chú ý thay đổi lối sống, sinh hoạt một cách khoa học và lành mạnh. Cụ thể như sau:
- Cần xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ, bổ sung các loại thực phẩm tốt và đủ dinh dưỡng.
- Có chế độ ngủ nghỉ hợp lý. Tránh làm việc quá căng thẳng và stress.
- Nên tập luyện thể dục hàng ngày. Hãy lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như các bài tập yoga, đi bộ, thể dục nhịp điệu…
- Hãy giữ cho bản thân tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi khi có nhu cầu sẽ giúp nội tiết trong cơ thể nhanh chóng ổn định hơn.
Ngoài ra, các bạn có thể bổ sung Estrogen để có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, hạn chế tình trạng trễ kinh. Nhất là loại viên uống có chứa thành phần EstroG-100 (estrogen thảo dược) chiết xuất từ Đương Quy, Tục Đoạn, Cách Sơn Tiêu nhập khẩu từ Hàn Quốc. Đây là loại estrogen được thế giới ưa chuộng vì an toàn, không có tác dụng phụ và công dụng vượt trội gấp 3 lần các loại estrogen từ mầm đậu nành hay các loại thảo dược khác.
Viên uống bổ sung EstroG-100 và các tiền nội tiết tố giúp chị em cải thiện hiệu quả tình trạng kinh nguyệt không đều, không gọn đẹp, rong kinh, ít kinh, bế kinh, chậm kinh. Đồng thời, sản phẩm cũng chứa các chất chống oxy hóa hoàn toàn tự nhiên, giúp chống gốc tự do, chống lão hóa, giảm nám sạm da, khô âm đạo, bốc hỏa, vã mồ hôi, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ và stress do suy giảm nội tiết.
Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường ở phụ nữ đã được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết trên đây. Với những chia sẻ này, hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để có một sức khỏe sinh sản tốt hạn chế tình trạng chậm, trễ kinh.
Bài viết liên quan:
- Bị trễ kinh nên ăn gì cho nhanh ra?
- Trễ kinh ở tuổi dậy thì có sao không?
- Bị chậm kinh uống gì để nhanh ra máu hơn?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn