Hầu hết các bé trong giai đoạn mọc răng đều gặp phải tình trạng biếng ăn. Lý do bởi lúc này lợi của bé sưng lên và đau nhức khiến việc ăn uống như một “cực hình” ở trẻ. Vậy lúc này bố mẹ nên chăm sóc trẻ mọc răng biếng ăn như thế nào?
1. Các giai đoạn trẻ mọc răng biếng ăn
Trước hết, để phòng tránh tình trạng trẻ biếng ăn khi mọc răng mẹ cần nắm rõ các giai đoạn mọc răng của trẻ. Theo nghiên cứu, bé sẽ mọc những chiếc răng đầu tiên khi được 6 tháng tuổi. Lúc này bé sẽ khó chịu, quấy khóc và biếng ăn hơn. Thời kỳ mọc 2 răng sẽ mất khoảng 4-8 tháng, sau đó bé sẽ mọc 6-8 chiếc răng lúc này kéo dài trong vòng 9-13 tháng.
Vì vậy, phụ huynh hãy nắm bắt tâm lý của bé, chăm sóc răng miệng của con kỹ càng để hạn chế tình trạng trẻ mọc răng biếng ăn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con.
2. Dấu hiệu trẻ mọc răng biếng ăn
Để nhận biết dấu hiệu bé biếng ăn khi mọc răng, các mẹ cần theo dõi con một cách sát sao nhất là ở các tháng tuổi được lưu ý. Lúc này bé thường xuất hiện những biểu hiện sau đây:
- Bé hay quấy khóc, khó chịu và cáu gắt.
- Nướu của bé sưng lên, khi dùng tay ấn nhẹ một chút sẽ làm cho trẻ đau mà hét toáng lên.
- Bé chảy nhiều nước dãi, thích gặm nhấm đồ vật hoặc mút tay.
- Bé bị sụt cân, chán ăn, bỏ bú dù mẹ dùng mọi hình thức nào bé cũng từ chối.
- Thỉnh thoảng con đi ngoài ra phân lỏng. Một vài trẻ sẽ xuất hiện tình trạng sốt nhẹ.
- Bé từ chối bú mẹ hoặc ăn thức ăn.
Khi nhận thấy những dấu hiệu này, khả năng việc bé biếng ăn do mọc răng rất cao. Vì vậy các mẹ cần bình tĩnh để xử lý vấn đề. Không nên quá lo lắng.
3. Bé mọc răng biếng ăn phải làm sao?
Khi bé mọc răng biếng ăn, các bố mẹ có thể cải thiện bằng các biện pháp như sau theo từng giai đoạn:
3.1. Giai đoạn trẻ mọc răng cửa (6-10 tháng)
Đây là giai đoạn đầu tiên khi những chiếc răng xinh bắt đầu hình thành trong miệng bé. Lúc này các con thường cho tay vào miệng hoặc đồ vật để cắn vì có cảm giác ngứa lợi và đau nướu. Khi đó, nhiều em bé sẽ lười bú mẹ hơn hoặc không thích ăn dặm. Lúc này các mẹ hãy cho bé bú nhiều hơn, tuy nhiên nên chia làm nhiều cữ để con không bị khó chịu. Ngoài ra, mẹ có thể chế biến các món ăn giàu dinh dưỡng như khoai tây nghiền hoặc bánh mềm để kích thích bé ăn ngon miệng hơn.
3.2. Giai đoạn trẻ mọc răng nanh (10-16 tháng)
Với giai đoạn các bé mọc răng nanh thường sẽ quấy khóc nhiều hơn bởi các cơn đau ngứa nướu khiến bé bứt rứt khó chịu. Nhiều trẻ thường sẽ bị sốt nhẹ hoặc tiêu chảy trong giai đoạn này. Lúc này, các mẹ cần chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Mỗi bữa cho bé ăn một lượng thức ăn vừa phải để tránh gây nôn trớ hoặc chán.
Lúc này mẹ nên chế biến các món ăn dễ nuốt như cháo, súp hoặc canh thật mềm. Ngoài ra bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho trẻ mỗi ngày để hạn chế tình trạng mất nước. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể luộc các loại củ quả thật mềm để bé gặm cho đỡ ngứa lợi.
3.3. Giai đoạn trẻ mọc răng hàm (16-20 tháng)
Từ 16-20 tháng tình trạng trẻ mọc răng lười ăn thường chỉ ảnh hưởng chút xíu đến trẻ. Lúc này trẻ mọc răng biếng ăn phải làm sao? Các mẹ chỉ cần khắc phục bằng cách bổ sung dinh dưỡng cho con hợp lý. Ngoài ra, hãy cố gắng trang trí món ăn cho bắt mắt để có thể hấp dẫn bé. Đặc biệt giai đoạn này mẹ cần bổ sung canxi và kẽm cho trẻ. Ngoài ra nên hạn chế các loại đồ ăn lạnh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển răng của bé.
4. Cách chăm sóc trẻ mọc răng biếng ăn
Để chăm sóc trẻ mọc răng biếng ăn, các mẹ cần:
- Cần đủ kiên nhẫn để đồng hành cùng con. Mẹ nên dành nhiều thời gian cùng chơi và trò chuyện với bé để con quên đi tình trạng đau ngứa lợi.
- Mẹ có thể massage vùng nướu cho bé một cách nhẹ nhàng bằng tay của mẹ. Tuy nhiên mẹ nên rửa tay sạch sẽ trước khi đưa vào miệng trẻ để tránh các loại vi khuẩn.
- Khi bé bị ngứa lợi do mọc răng mẹ có thể chuẩn bị cho bé một ít hoa quả gọt sẵn, cắt hình dài để bé gặm. Đây là biện pháp phù hợp giúp bé giảm ngứa lợi và kích thích mọc răng tốt hơn.
- Việc vệ sinh răng miệng hằng ngày cho trẻ mẹ cần lưu ý hơn bởi lúc này nếu mẹ vệ sinh mạnh có thể khiến con đau nhức hơn. Vì vậy chỉ nên sử dụng dơ lưỡi lau nhẹ nhàng khoang miệng cho bé để tránh vi khuẩn.
- Trong giai đoạn mọc răng, mẹ hãy hạn chế cho con sử dụng núm vú giả. Bởi điều này dễ khiến vi khuẩn xâm nhập vào vùng khoang miệng của bé.
- Ngưng ngay việc quát mắng, dọa nạt, ép buộc khi bé chán ăn, biếng ăn. Điều này chỉ khiến con thêm phần sợ hãi và ảnh hưởng đến tâm lý của bé làm cho chứng biếng ăn có thể kéo dài hơn.
Bên cạnh đó, với các bé mắc chứng biếng ăn do mọc răng để giúp con có thể hấp thụ tốt hơn cũng như có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh mẹ có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng mang tác dụng hỗ trợ tiêu hóa tốt. Một trong số các sản phẩm được ưa chuộng nhất trên thị trường cùng với việc nhiều chuyên gia y tế khuyên nên sử dụng cho trẻ đó là men vi sinh. Tuy nhiên, khi lựa chọn men vi sinh, các mẹ nên tìm hiểu loại men có nguồn gốc từ tự nhiên như kim chi Hàn Quốc, được bào chế theo công nghệ hiện đại Lab2pro để mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các vấn đề tiêu hóa ở trẻ. Mẹ tham khảo sản phẩm tại đây
Chăm sóc trẻ mọc răng biếng ăn như thế nào hẳn các mẹ đã nắm được qua những chia sẻ trên đây. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ là hành trang giúp các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc con nhỏ tốt hơn, đặc biệt là trong giai đoạn mọc răng mắc biếng ăn.
Bài viết liên quan: Trẻ biếng ăn hay nôn trớ
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn