Trẻ bị sốt đi ngoài: cha mẹ chớ chủ quan!

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
3 Tháng Tư 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
36289

Ngoài các bệnh lý về đường hô hấp, trẻ nhỏ cũng thường xuyên gặp các vấn đề về tiêu hóa. Đôi khi là cả hai bệnh chồng chéo, điển hình như tình trạng trẻ bị sốt đi ngoài. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý này ở trẻ nhé!

1. Hiện tượng tiêu chảy (đi ngoài) ở trẻ

Tình trạng trẻ em bị tiêu chảy khả năng cao là do nhiễm khuẩn
Tình trạng trẻ em bị tiêu chảy khả năng cao là do nhiễm khuẩn

Bệnh tiêu chảy (đi ngoài) ở trẻ là hiện tượng bé đi tiêu nhiều lần trong ngày, phân lỏng, lẫn nước và chất nhầy, thậm chí cả máu. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp trẻ đi ngoài nhiều hơn mọi ngày nhưng phân không có bất thường, trẻ vẫn bú hoặc ăn uống như bình thường, chơi đùa vui vẻ thì không phải do tiêu chảy nên mẹ không cần lo lắng quá.

Một số nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ em như:

  • Do trẻ bị nhiễm khuẩn .
  • Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Trẻ gặp khó khăn khi dung nạp Lactose.
  • Trẻ bị dị ứng và ngộ độc thực phẩm.

2. Nguyên nhân trẻ bị đi ngoài kèm sốt

Tìm hiểu tình trạng trẻ bị sốt và tiêu chảy
Tìm hiểu tình trạng trẻ bị sốt và tiêu chảy

Trẻ sốt là tình trạng phổ biến và thường không phải là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, trẻ bị sốt đi ngoài nhiều lần trong ngày thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng này thường là biểu hiện của những bệnh lý dưới đây:

Ngộ độc thực phẩm

Hiện tượng sốt cao và đi ngoài liên tục sau khi ăn uống là triệu chứng đặc trưng khi bị ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân gây ngộ độc có thể do việc ăn uống không đảm bảo vệ sinh, sử dụng thực phẩm tái sống, quá hạn sử dụng hoặc những đồ ăn chứa hóa chất độc hại. Ngoài triệu chứng sốt đi ngoài, trẻ còn có thể bị mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, mất sức,…

Nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng

Virus Rota, vi khuẩn (E.coli, khuẩn tụ cầu, Clostridium, Salmonella,…) là tác nhân gây nên phần lớn các trường hợp sốt đi ngoài ở trẻ. Khi chúng xâm nhập vào hệ tiêu hóa sẽ sinh ra các độc tố khiến cơ thể trẻ phản ứng lại, do đó xảy ra hiện tượng sốt tiêu chảy.

Trẻ có thể bị nhiễm khuẩn đường ruột từ nguồn nước ô nhiễm, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thói quen mút tay, ngậm đồ vật…

Dấu hiệu đặc trưng đó là trẻ bị sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao), đi ngoài nhiều lần (trên 3 lần/ngày), phân lỏng, nhiều nước, các triệu chứng đi kèm như đau bụng, nôn trớ, quấy khóc, bỏ bú…

Tác dụng phụ của thuốc

Trẻ bị tiêu chảy và sốt có thể do tác dụng phụ của thuốc
Trẻ bị tiêu chảy và sốt có thể do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc uống điều trị bệnh có thể gây tác dụng phụ, trong đó có tiêu chảy. Nếu trẻ gặp phải triệu chứng sốt tiêu chảy, buồn nôn sau khi uống thuốc, ba mẹ cần cho bé đến gặp bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài

Khi trẻ bắt đầu mọc răng, nướu và lợi sưng đỏ có thể khiến nhiệt độ cơ thể của bé tăng cao, dẫn đến sốt nhẹ. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ dần thuyên giảm sau vài ngày tùy vào cách chăm sóc của bố mẹ.

>> Có thể mẹ quan tâm: Nguyên nhân bé bú mẹ hoàn toàn bị tiêu chảy

3. Dấu hiệu bị tiêu chảy bé có thể kèm theo sốt

Trẻ bị sốt tiêu chảy thường kèm theo một số dấu hiệu dưới đây:

  • Bé có thể sốt cao hoặc sốt nhẹ, người mệt mỏi, lừ đừ,…
  • Đi ngoài phân lỏng, nhiều nước, có màu xanh hoặc vàng, có thể lẫn chất nhầy, máu, mủ; một số trường hợp lẫn cả thức ăn không tiêu.
  • Biếng ăn hoặc lười bú.
  • Trẻ thường xuyên nôn trớ.
  • Trẻ có hiện tượng đau bụng, mót rặn.

Bé có dấu hiệu mất nước (môi khô, mắt trũng, li bì…), khó chịu, hay quấy khóc. Tình trạng mất nước cần khắc phục kịp thời nếu không có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

4. Mẹ phải xử trí như thế nào với tình trạng sốt đi ngoài ở trẻ nhỏ

Trẻ bị tiêu chảy và sốt mẹ nên xử trí như thế nào?
Trẻ bị tiêu chảy và sốt mẹ nên xử trí như thế nào?

Trẻ bị sốt tiêu chảy phải được điều trị càng sớm càng tốt để giúp bé nhanh chóng hồi phục sức khỏe và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm Dưới đây là một số cách chăm sóc bé bị sốt tiêu chảy cha mẹ cần lưu ý:

Bổ sung nước và chất điện giải:

Trẻ bị tiêu chảy kèm sốt dẫn đến việc mất nước, các chất điện giải, do đó bố mẹ có thể tự bù nước cho trẻ tại nhà bằng cách cho bé uống nước nhiều hơn bình thường, hoặc sử dụng dung dịch Oresol theo đúng hướng dẫn. Ngoài ra, có thể sử dụng dung dịch chế từ thực phẩm như nước ép hoa quả, nước cháo muối, nước gạo rang,… cũng rất tốt cho trẻ.

Hạ sốt:

Khi bé có biểu hiện sốt, bố mẹ cần cho trẻ uống những loại thuốc hạ sốt phổ biến nhất như paracetamol. Đồng thời, áp dụng một số biện pháp dưới đây để hạ thân nhiệt cho bé:

  • Chườm ấm, nhất là các vùng da như bẹn, nách, tay, chân.
  • Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, thấm mồ hôi tốt
  • Để trẻ nghỉ ngơi.
Bé bị sốt tiêu chảy mẹ nên nới lỏng quần áo và chườm ấm cho con
Bé bị sốt tiêu chảy mẹ nên nới lỏng quần áo và chườm ấm cho con

Truyền dịch:

Nếu trẻ bị đi ngoài liên tục trong nhiều ngày, việc bù nước bằng đường uống sẽ không đáp ứng đủ lượng nước mất đi. Lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được truyền dịch, tuyệt đối không tự thực hiện tại nhà.

Uống thuốc:

Với trường hợp trẻ bị sốt đi ngoài do vi khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh. Các loại thuốc thường được dùng trong điều trị đi ngoài do vi khuẩn ở trẻ là: Neomycin, Metronidazol, Ciprofloxacin, Norfloxacin, Tetracyclin,… Thuốc được dùng theo đơn của bác sĩ, do đó, mẹ không tự ý cho bé dùng kháng sinh hay sử dụng thuốc cầm tiêu chảy.

Theo dõi số lần đi ngoài, số lượng phân, màu phân và ăn uống của trẻ:

Nếu bé có tần suất đi ngoài nhiều lần trong ngày, màu phân thay đổi so với bình thường thì bố mẹ cần lưu ý cho trẻ chữa trị nhanh chóng.

Duy trì các bữa ăn để tránh thiếu chất và suy nhược cơ thể:

Mẹ nên cho bé ăn các món mềm, lỏng như cháo, súp, canh,… để hệ tiêu hóa hạn chế làm việc. Nếu trẻ đang bú mẹ thì cho bú nhiều lần hơn, mỗi lần bú lâu hơn để bù đắp năng lượng, cũng như bổ sung dưỡng chất.

Cho bé uống men vi sinh chứa Probiotics và Prebiotics để bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, củng cố hệ miễn dịch từ đó giảm nguy cơ trẻ bị sốt tiêu chảy.

Theo các chuyên gia, giải pháp bổ sung lợi khuẩn hiệu quả và an toàn cho bé là sử dụng men vi sinh có nguồn gốc từ kim chi Hàn Quốc, được bào chế bằng công nghệ bao kép LAB2PRO với 2 thành phần ProbioticsPrebiotics. Trong đó Probiotics gồm nhiều chủng lợi khuẩn rất tốt cho đường ruột của trẻ, Prebiotics là chất xơ có khả năng hòa tan, được ví như nguồn “thức ăn” của lợi khuẩn Probiotics. Nhờ đó mà các lợi khuẩn này được nuôi dưỡng và phát huy tác dụng là ức chế hại khuẩn trong đường ruột, giúp phòng ngừa và giảm thời gian tiêu chảy ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, tăng cường khả năng hấp thu của hệ tiêu hoá. Chi tiết về sản phẩm tại đây.

5. Sốt đi ngoài ở trẻ nhỏ: Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Nên đưa trẻ đi viện ngay nếu thấy sốt tiêu chảy kéo dài mãi không khỏi
Nên đưa trẻ đi viện ngay nếu thấy sốt tiêu chảy kéo dài mãi không khỏi

Sốt tiêu chảy ở trẻ thường diễn biến phức tạp, nếu chủ quan, lơ là cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Chính vì thế, ba mẹ cần theo dõi phát hiện các dấu hiệu mất nước để kịp thời đưa trẻ nhập viện:

  • Mắt trẻ bị khô, khi khóc có ít hoặc không có nước mắt, môi cũng bị khô, đi tiểu ít hơn, trẻ dễ cáu gắt, đòi uống nước liên tục,..
  • Trẻ khóc ra ít nước mắt hoặc không ra nước mắt.
  • Trẻ đi ngoài nhiều lần, trong khoảng 6 tiếng trẻ có thể đi ngoài nhiều hơn 8 lần, phân lẫn máu.
  • Trẻ nôn mửa và đau bụng dữ dội.
  • Trẻ mệt mỏi, ngủ nhiều, lả dần đi, li bì, yếu ớt.
  • Trẻ sốt cao liên tục và có dấu hiệu co giật
  • Tiêu chảy kéo dài trên 3 ngày, số lần bé đi ngoài ngày càng tăng.
  • Trẻ ói mửa ra chất lỏng màu xanh hoặc màu vàng đậm (dịch mật).

6. Cách phòng ngừa sốt đi ngoài ở trẻ nhỏ

Những biện pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em
Những biện pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Để phòng ngừa bệnh sốt tiêu chảy ở trẻ em, các bậc phụ huynh nên chú ý những điều sau trong quá trình chăm sóc bé hàng ngày:

  • Bảo đảm môi trường sống luôn sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh, lau chùi phòng ở, nhất là những khu vực bé thường xuyên lui tới.
  • Đồ chơi của bé cũng cần được vệ sinh sạch sẽ.
  • Sử dụng nguồn nước sạch, mỗi gia đình nên trang bị máy lọc nước trong nhà để được uống nguồn nước sạch.
  • Dạy trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Không cho trẻ ăn thực phẩm tươi sống, chứa chất bảo quản hay thức ăn đã lưu trữ quá nhiều ngày.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: uống nhiều nước, có thể là nước hoa quả, trà hoa cúc,…
  • Bổ sung thêm cho bé các thực phẩm tốt cho đường ruột, chẳng hạn như sữa chua, men vi sinh,…
  • Hạn chế cho bé ăn các món gây chướng bụng: đồ cay nóng, nước ngọt có gas,…
  • Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ.

Trên đây là những thông tin chi tiết về tình trạng trẻ bị sốt đi ngoài. Hy vọng bài viết đã giúp các cha mẹ có thêm kiến thức về căn bệnh này cũng như cách xử lý khi trẻ mắc bệnh.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.