Trẻ sơ sinh bị viêm họng nguyên nhân do đâu? Điều trị thế nào?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
27 Tháng mười hai 2022

Lần cập nhật cuối:
20 Tháng tư 2024

Số lần xem:
671

Tại sao trẻ sơ sinh bị viêm họng? Cha mẹ cần làm gì khi bé bị viêm họng? Đọc ngay bài viết dưới đây để nắm rõ nguyên nhân cũng như cách điều trị viêm họng cho trẻ sơ sinh để có thể phòng bệnh cho bé một cách khoa học, hiệu quả.

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm họng

Những nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị viêm họng
Những nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị viêm họng

Trẻ sơ sinh bị viêm họng khi vùng niêm mạc ở cổ họng bị nhiễm trùng. Đây là một bệnh lý về đường hô hấp khá phổ biến mà các bé dễ mắc phải. Tuy thường được cha mẹ chăm sóc khá kỹ càng, nhưng trẻ sơ sinh vẫn có nguy cơ cao bị viêm họng bởi những nguyên nhân sau:

  • Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, thời tiết giao mùa khiến sức đề kháng của trẻ bị giảm sút, dễ bị các loại virus tấn công gây viêm họng.
  • Trẻ sơ sinh nằm trong phòng điều hòa quá nhiều, hoặc bị quạt gió thổi thẳng vào người khiến họng bị khô, mất nước, hệ hô hấp bị suy yếu.
  • Cha mẹ cho trẻ ăn các loại đồ ăn, thức uống lạnh.
  • Do trẻ nhỏ mắc các bệnh lý như viêm mũi, dị ứng,… nhưng không được điều trị dứt điểm, từ đó gây tình trạng viêm họng.
  • Trẻ sơ sinh bị viêm họng thường xuất hiện một số triệu chứng đi kèm như: sốt cao (có thể lên tới 39 – 40 độ), ho, nghẹt mũi,… Lúc này bé sẽ cảm thấy khó chịu và khóc quấy, bỏ ăn, bỏ bú.

Tình trạng viêm họng ở trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, dứt điểm có thể dẫn đến một số biến chứng như: viêm họng cấp, viêm amidan, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm xoang,…

2. Triệu chứng viêm họng ở trẻ sơ sinh

Một số dấu hiệu giúp mẹ dễ nhận biết viêm họng ở trẻ sơ sinh
Một số dấu hiệu giúp mẹ dễ nhận biết viêm họng ở trẻ sơ sinh

Trẻ em bị viêm họng thường bắt đầu với các triệu chứng ho, sốt, chán ăn, quấy khóc,… Sau đây là một số dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết trẻ có bị viêm họng cấp hay không.

  • Cổ họng sưng đỏ, đau, khó khăn trong việc thở và nuốt.
  • Đau họng kèm theo ho khan, ho có đờm
  • Trẻ sốt cao, từ 39 – 40 độ C, cơn sốt xảy ra đột ngột và thường kéo dài từ 5 – 7 ngày rồi tự khỏi.
  • Có thể sưng hạch ở cổ, sưng hàm ở một số trẻ.
  • Trẻ nghẹt mũi, sổ mũi, nước mũi trong và loãng.
  • Hắt hơi, khàn giọng, mất tiếng.
  • Mệt khỏi, quấy khóc, trẻ không chịu bú hoặc bú ít.
  • Nôn trớ,…

3. Điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm họng

Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị viêm họng? Dưới đây là những cách điều trị và chăm sóc trẻ nhỏ mắc viêm họng bạn nên biết:

3.1. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ sẽ giúp tăng sức đề kháng bé
Cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ sẽ giúp tăng sức đề kháng bé

Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch còn non yếu nên rất dễ bị mắc bệnh. Do đó, cha mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách:

  • Ưu tiên cho bé bú sữa mẹ bởi đây chính là nguồn dinh dưỡng chất lượng và an toàn nhất đối với trẻ sơ sinh.
  • Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cần thiết.
  • Cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho bé như: kẽm, chất xơ, vitamin,…
  • Cho bé ngủ đủ giấc.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé, đặc biệt là đường hô hấp (mũi, họng,…).

3.2. Sử dụng thuốc

Trẻ sơ sinh bị viêm họng nếu bị nặng và kèm các triệu chứng ho, sốt thì cha mẹ có thể cho bé uống thuốc để thuyên giảm bệnh nhanh chóng, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cần đưa bé đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa, không tự ý mua và sử dụng thuốc vì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

3.3. Trị viêm họng cho trẻ sơ sinh bằng rau diếp cá

Cho bé uống nước rau diếp cá sẽ giúp làm giảm tình trạng viêm họng
Cho bé uống nước rau diếp cá sẽ giúp làm giảm tình trạng viêm họng

Rau diếp cá là một loại thực phẩm có tính kháng sinh, thanh nhiệt, kháng viêm rất tốt nhờ thành phần Decanoyl – acetaldehyd. Bạn có thể ép lá diếp cá lấy nước cốt hoặc nấu rau diếp cá với cháo loãng và đường để cho bé uống giúp giảm viêm họng.

3.4. Lá húng chanh hấp đường phèn

Là húng chanh có vị cay và chứa nhiều thành phần kháng viêm tốt như: phenolic, eugenol, codein, carvacrol, salicylat,… Nhờ đó, loại lá này có khả năng chống viêm nhiễm, tiêu đờm, giải cảm, hạ sốt rất hiệu quả, an toàn. Bạn chuẩn bị một nắm lá húng chanh, rửa sạch, thái nhỏ và đem đi hấp cách thủy cùng đường phèn. Sau đó, hãy cho trẻ bị viêm họng uống nước cốt của hỗn hợp này từ 1-2 lần/ngày.

3.5. Lá hẹ chưng đường phèn

Trẻ sơ sinh bị viêm họng hãy cho bé uống nước cốt của lá hẹ hấp đường phèn
Trẻ sơ sinh bị viêm họng hãy cho bé uống nước cốt của lá hẹ hấp đường phèn

Lá hẹ với tính ấm, vị cay nên có công dụng kháng khuẩn, tiêu đờm, giải độc và thường được dùng để chữa viêm họng. Bạn chuẩn bị một nắm nhỏ lá hẹ, rửa sạch, thái nhỏ khoảng 2-3cm, rồi hấp cách thủy với đường phèn khoảng 15 phút. Sau đó, bạn lấy phần nước cốt cho bé uống 2-3 lần/ngày, mỗi lần 2-3 thìa cà phê.

3.6. Cho bé uống đủ nước

Trẻ sơ sinh bị viêm họng thường sẽ không muốn bú mẹ, hay ăn/uống vì cổ họng đau rát, rất khó chịu khi nuốt. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý vẫn phải đảm bảo bé được uống đủ nước để giúp giữ ẩm, giữ ấm cho họng, giúp hạn chế tình trạng khô họng, mất nước. Lưu ý, nên cho bé uống nước ấm, nếu được hãy tích cực cho trẻ sơ sinh bú mẹ để vừa cung cấp nước vừa đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho bé.

3.7. Sử dụng máy tạo độ ẩm

Dùng máy tạo độ ẩm trong phòng cho bé nếu không khí trong phòng không đủ độ ẩm
Dùng máy tạo độ ẩm trong phòng cho bé nếu không khí trong phòng không đủ độ ẩm

Không khí trong phòng nếu không đủ độ ẩm có thể làm trẻ nhỏ bị khô da, mũi, họng. Điều này khiến các bé dễ bị viêm họng, cũng như làm cho tình trạng viêm họng trở nên nặng hơn. Để giữ độ ẩm trong phòng, các bậc phụ huynh có thể sử dụng máy phun sương, nhất là những không gian sử dụng điều hòa. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp dùng một chút tinh dầu để tạo cảm giác dễ chịu cho bé.

3.8. Cho trẻ đi khám

Khi trẻ sơ sinh bị viêm họng, cha mẹ nên theo dõi liên tục để kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường. Trong trường hợp tự điều trị tại nhà mà tình trạng viêm họng của bé không thuyên giảm thì cha mẹ nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Việc đi khám sẽ giúp phát hiện kịp thời nguyên nhân gây viêm họng, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp, hạn chế những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

4. Cách phòng tránh viêm họng ở trẻ sơ sinh

Biện pháp phòng tránh trẻ sơ sinh viêm họng hiệu quả
Biện pháp phòng tránh trẻ sơ sinh viêm họng hiệu quả

Để cách phòng ngừa viêm họng ở trẻ sơ sinh hiệu quả, bạn cần tuân thủ những điều sau:

  • Không được để trẻ bị lạnh hoặc nóng quá. Khi trẻ bị ra mồ hôi cần lau khô người cho bé để tránh tình trạng mồ hôi ngấm ngược lại cơ thể, dẫn tới viêm họng.
  • Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, đặc biệt là khi đưa trẻ từ phòng điều hòa ra bên ngoài, trẻ vừa tắm xong ra khỏi phòng tắm.
  • Không tắm cho bé ngay sau khi con vận động hoặc đổ nhiều mồ hôi. Bởi điều này dễ gây thay đổi thân nhiệt đột ngột, dẫn đến viêm họng hoặc cảm lạnh.
  • Vệ sinh răng, miệng cho trẻ hằng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch chuyên dụng cho trẻ sơ sinh.
  • Mang khẩu trang cho bé những khi ra ngoài hoặc đến nơi đông người.
  • Giữ gìn vệ sinh và dọn dẹp nơi ngủ của bé luôn thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Không nên đặt bé nằm ở nơi có luồng gió trực tiếp.
  • Vệ sinh sạch sẽ bình sữa, núm ti giả, thìa,… không cho trẻ mút tay. Đặc biệt người chăm sóc trẻ cũng cần vệ sinh cơ thể cẩn thận, vì vi khuẩn có thể lây truyền sang bé theo bất cứ cách nào.
  • Nếu nhận thấy biểu hiện ban đầu của viêm họng như cảm cúm, ho, sổ mũi,… thì cần cho bé đi khám để điều trị từ sớm và triệt để.

Hy vọng qua bài viết trên bạn đọc đã hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm họng và cách điều trị. Để giúp bé mau khỏi bệnh, cũng như hạn chế mắc viêm họng hay những bệnh lý về đường hô hấp, cha mẹ có thể sử dụng các loại thuốc xịt họng thảo dược với thành phần lành tính như: Xuyên tâm liên, hoàng liên, hoàng cầm, bách bộ, xạ can, húng chanh, cỏ ngọt, mật ong, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết. Sản phẩm xịt họng có tác dụng tại chỗ, giúp giảm đau rát, viêm họng, cải thiện tình trạng khô họng và phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn hiệu quả, an toàn.

Nguồn tham khảo:

[1]. Correctly identify the symptoms of sore throat in infants. https://www.vinmec.com/en/news/health-news/pediatrics/correctly-identify-the-symptoms-of-sore-throat-in-infants/

[2]. What are the signs and symptoms of a sore throat in babies and children? https://www.nurofen.co.uk/children/articles/what-you-need-to-know-about-sore-throats-in-babies-and-toddlers/

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.