Trẻ sơ sinh chậm tăng cân: Nguyên nhân và cách xử trí

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
2 Tháng ba 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
20773

Việc bé cưng phát triển chậm hơn so với các bạn cùng lứa là điều khiến không ít các bậc cha mẹ băn khoăn, lo lắng. Vậy nguyên nhân trẻ sơ sinh chậm tăng cân là gì? Có nguy hiểm không? Phải làm sao để trẻ tăng cân đều đặn? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh chậm tăng cân hoặc không tăng cân

Mỗi trẻ sẽ có một tốc độ phát triển riêng, có bé tăng cân rất nhanh trong những tháng đầu, nhưng cũng có bé tăng rất ít. Điều này gây khó khăn cho ba mẹ trong việc nhận biết khi nào trẻ chậm tăng cân do các vấn đề sức khỏe.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh đang bị chậm tăng cân
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh đang bị chậm tăng cân

Sau đây là một số dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh tăng cân chậm hoặc không tăng cân dễ nhận biết mà ba mẹ có thể theo dõi:

  • Trong 2 tuần đầu sau khi sinh, bé có thể giảm cân sinh lý nhưng sẽ nhanh chóng lấy lại cân nặng này. Do đó, nếu trẻ không tăng lại cân cũ sau 2 tuần sau khi sinh thì bé chậm tăng cân.
  • Chỉ số chiều cao, cân nặng dưới mức tiêu chuẩn, thường là dưới mức độ 2 thì nghĩa là bé đang tăng cân rất chậm.
  • Bé bú ít, bỏ bú hoặc bú nhiều lần nhưng mỗi lần rất ít khiến con nhanh đói.
  • Bé quấy khóc nhiều, ngủ không sâu giấc hoặc thức giấc đòi ăn liên tục.

Ngoài các dấu hiệu trên, có trường hợp bé sơ sinh tăng cân chậm là do cơ địa. Lúc này, chỉ số cân nặng của bé có thể không đạt chuẩn nhưng bé hoàn toàn khỏe mạnh và không đi kèm các dấu hiệu trên thì ba mẹ cũng không nên quá lo lắng.

2. Chậm tăng cân trong giai đoạn sơ sinh có gây nguy hiểm đến bé?

Sự nguy hiểm khi trẻ sơ sinh tăng cân chậm
Sự nguy hiểm khi trẻ sơ sinh tăng cân chậm

Theo chuyên gia dinh dưỡng, trẻ có chỉ số cân nặng và chiều cao đạt chuẩn theo từng độ tuổi sẽ giúp trẻ có sức đề kháng tốt, phát triển khỏe mạnh, cao lớn và thông minh. Do đó, bé sơ sinh chậm tăng cân trong thời gian dài dễ gặp các vấn đề sức khỏe hoặc mắc các bệnh lý nguy hiểm sau đây:

  • Trẻ có thể đang gặp các vấn đề về tiêu hóa khiến cơ thể kém hấp thu chất dinh dưỡng, dẫn đến chậm phát triển cân nặng, lâu dài có thể gây suy dinh dưỡng.
  • Trẻ sơ sinh chậm tăng cân, suy dinh dưỡng kéo dài khiến trẻ chậm phát triển về trí não, không linh hoạt và cứng cáp như các bạn cùng tuổi.
  • Trẻ thấp bé, nhẹ cân, còi xương, yếu ớt, sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy giảm khiến trẻ dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp, tiêu chảy…
  • Ảnh hưởng lớn tới các giai đoạn phát triển sau này.

3. Nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh chậm tăng cân

Có khá nhiều lý do khiến bé không đạt được mức cân nặng như kỳ vọng, bao gồm:

Bé không được cho bú đủ số lần cần thiết

Bé sơ sinh tăng cân chậm có thể do bé bú không đủ
Bé sơ sinh tăng cân chậm có thể do bé bú không đủ

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân có thể do bé không được cho bú đủ số lần. Điều này xuất phát từ việc người lớn chưa nắm rõ nhu cầu bú của bé cũng như chưa nhận biết khi nào bé đói hay no. Trong tuần đầu tiên sau khi chào đời, trẻ sơ sinh nên được cho bú từ 8-10 lần/ngày, mỗi cữ cách nhau 2-3 tiếng. Như vậy, nếu các cữ bú quá gần nhau hoặc cách nhau quá lâu,thời gian bú quá ngắn thì khả năng bú của bé sẽ kém hơn, dẫn đến cơ thể không nhận đủ lượng sữa để tăng cân đúng chuẩn.

Trẻ ngậm ti mẹ không đúng cách

Khi trẻ ngậm ti mẹ đúng cách, bé sẽ thuận lợi hút được sữa mẹ mà không cảm thấy mệt mỏi và bực bội. Ngược lại, nếu trẻ sơ sinh ngậm ti sai cách hay phản xạ bú yếu khiến trẻ không mút đủ lực. Điều này khiến bé không nhận đủ sữa từ mẹ, dẫn đến không đủ dinh dưỡng để tăng cân.

Lượng sữa mẹ không cung cấp đủ cho nhu cầu của trẻ

Trường hợp này thường gặp ở những mẹ bị trầm cảm sau sinh, căng thẳng, mất ngủ kéo dài, dinh dưỡng nghèo nàn, mắc bệnh lý, thể trạng yếu,… làm ảnh hưởng đến quá trình tạo sữa. Điều này có thể khiến trẻ bị đói, chậm tăng cân. Nếu rơi vào trường hợp này, mẹ hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn chữa trị.

Thời gian bú của trẻ không hợp lý

Khoảng cách các cữ ăn của bé không hợp lý khiến bé chậm tăng cân
Khoảng cách các cữ ăn của bé không hợp lý khiến bé chậm tăng cân

Thông thường, mỗi ngày trẻ sơ sinh bú khoảng 8 – 12 cữ nếu bú mẹ hoàn toàn và 6 – 8 cữ nếu sử dụng sữa công thức. Trong tháng đầu, mỗi cữ bé bú khoảng 35 – 80ml và thời gian bú dao động 15 – 20 phút. Như vậy, nếu trẻ bú ít cữ hơn, thời gian bú quá ngắn thì cơ thể sẽ không nhận đủ lượng sữa để tăng cân đúng chuẩn.

Sữa mẹ không đủ dưỡng chất

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Tuy nhiên, vì nhiều lý do như chế độ ăn uống nghèo nàn, bệnh tật,… mà sữa mẹ không cung cấp đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, khiến bé chậm tăng cân.

Trẻ sinh non

Sinh non được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị chậm tăng cân sau này. Bởi khi sinh thiếu tháng, các cơ quan, bộ phận của trẻ chưa hoàn thiện, khả năng bú kém, hệ tiêu hóa yếu dẫn đến việc hấp thụ dinh dưỡng vào cơ thể trẻ bị ảnh hưởng. Hậu quả là trẻ sơ sinh tăng cân chậm trong tháng đầu và cả những giai đoạn tiếp theo.

Tắm cho bé sau khi bú

Mẹ tắm cho con sau khi bú khiến trẻ dễ nôn trớ và chậm tăng cân
Mẹ tắm cho con sau khi bú khiến trẻ dễ nôn trớ và chậm tăng cân

Thói quen tắm gội khi bụng no sẽ khiến trẻ bị nôn trớ và phun hết lượng sữa vừa hút được ra ngoài. Nghiêm trọng hơn, việc này còn có thể gây sặc, trào ngược dạ dày,… cực kỳ nguy hiểm cho bé.

Trẻ có vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa

Hầu hết các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như không dung nạp gluten, lactose hoặc tiêu chảy mãn tính,… đều gây cản trở đến quá trình tiếp nhận và hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Nguyên nhân của tình trạng này thường do sự mất cân bằng hệ men vi sinh trong đường ruột. Trẻ không hấp thu được chất dinh dưỡng cần thiết sẽ ảnh hưởng đến cân nặng và cả sức khỏe tổng thể.

Trẻ gặp vấn đề về miệng, họng

Phần lớn trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch, nhiệt miệng, tưa lưỡi, ho, đau họng, mọc răng… đều gặp khó khăn khi ngậm, mút, nuốt dẫn đến bú kém, khó tăng cân.

Trẻ có vấn đề về sức khỏe

Những vấn đề sức khỏe có thể gặp ở trẻ sơ sinh như viêm phế quản, ho, thiếu máu, dị ứng sữa, bệnh down hoặc những dị tật khác đều gây ảnh hưởng đến việc tăng cân của trẻ.

4. Chẩn đoán vấn đề tăng cân chậm ở trẻ sơ sinh

Dựa vào biểu đồ tăng trưởng để chẩn đoán tình trạng chậm tăng cân
Dựa vào biểu đồ tăng trưởng để chẩn đoán tình trạng chậm tăng cân

Rất khó để xác định trẻ sơ sinh chậm tăng cân tự nhiên hay do có sự bất thường trong cơ thể. Vì vậy, khi thấy bé có dấu hiệu không tăng cân trong 3 tháng đầu tiên, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Cách nhanh nhất để chẩn đoán tình trạng chậm tăng cân ở trẻ sơ sinh là dựa vào biểu đồ tăng trưởng của trẻ theo WHO. Biểu đồ thể hiện chi tiết các chỉ số tăng trưởng riêng cho bé trai và bé gái theo từng giai đoạn. Các chỉ số thường được theo dõi là chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ, tỷ lệ cân nặng dựa trên chiều cao và chỉ số khối của cơ thể. Nếu như bé tăng cân dưới mức 3% thì bé đang bị tăng cân chậm.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu để tìm ra các bệnh lý khiến bé tăng cân chậm.

5. Trẻ sơ sinh tăng cân chậm phải làm sao?

Hướng dẫn mẹ cách xử lý khi trẻ sơ sinh chậm tăng cân
Hướng dẫn mẹ cách xử lý khi trẻ sơ sinh chậm tăng cân

Bé sơ sinh chậm tăng cân phải làm sao? Để giúp con đạt cân nặng chuẩn và phát triển khỏe mạnh, ba mẹ có thể áp dụng các giải pháp giúp cải thiện cân nặng cho trẻ sơ sinh được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng dưới đây:

  • Cho bé bú đều đặn trong ngày: Nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Do đó, mẹ cần đảm bảo trẻ nhận đủ lượng sữa mỗi ngày. Mẹ nên cho bé bú từ 8 – 10 lần/ngày và mỗi cữ bú cách nhau khoảng từ 2-3 giờ kể cả vào ban đêm.
  • Đảm bảo con ngậm núm vú đúng cách. Nếu không có kinh nghiệm, mẹ nên đến gặp bác sĩ, chuyên gia để được tư vấn và giúp đỡ.
  • Sử dụng núm vú hỗ trợ để giúp bé bú sữa dễ dàng hơn và nhận được đủ lượng sữa cần thiết cho quá trình phát triển.
  • Massage cho trẻ để thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, hạn chế tình trạng ợ, trớ sữa,…
  • Theo dõi quá trình phát triển của con ở các giai đoạn phát triển.
  • Cho trẻ sơ sinh đi khám sức khỏe định kỳ và khắc phục ngay các vấn đề bệnh lý có thể gặp phải.

Bên cạnh những biện pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh tăng cân chậm trên, mẹ có thể cho con sử dụng sản phẩm bổ trợ là men vi sinh – chế phẩm chứa hàm lượng lợi khuẩn rất lớn. Đây chính là cách làm tăng cường sức khỏe đường ruột tốt nhất. Từ đó giúp trẻ tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, tăng cân và chiều cao đều đặn. Nên chọn cho trẻ men vi sinh chứa 2 thành phần lợi khuẩn là ProbioticsPrebiotics có nguồn gốc tự nhiên từ kim chi, cùng công nghệ sản xuất Lab2Pro tiên tiến để đạt hiệu quả sử dụng cao nhất. Chi tiết xem thêm sản phẩm tại đây.

6. Khi nào nên khám dinh dưỡng cho trẻ?

Đưa bé đi khám khi có dấu hiệu bất thường
Đưa bé đi khám khi có dấu hiệu bất thường

Nếu cân nặng của trẻ bị chững lại trong vài tháng hoặc tăng rất ít thì ba mẹ nên đưa bé đi khám dinh dưỡng để tìm ra nguyên nhân. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể để ý một số biểu hiện sau của trẻ để đưa bé đi gặp bác sĩ ngay:

  • Thường xuyên mệt mỏi, cáu gắt, quấy khóc,…
  • Hoạt động, giao tiếp kém linh hoạt, phản xạ chậm
  • Lười bú sữa hoặc bỏ bú
  • Hay ốm vặt, ngủ không sâu giấc…

Hy vọng những thông tin mà bài viết vừa chia sẻ sẽ giúp bậc phụ huynh giảm bớt nỗi lo khi trẻ sơ sinh chậm tăng cân và tìm ra những giải pháp phù hợp để cải thiện cân nặng cho trẻ.

Có thể bạn quan tâm:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.