Mẹ nên làm gì khi trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón? 

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
15 Tháng Bảy 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
9901

Sau khi chào đời, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên trẻ 1 tháng tuổi có thể bị táo bón. Mẹ nên làm gì khi trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón để trẻ hay ăn chóng lớn?

1. Trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón có triệu chứng gì?

Một số dấu hiệu nhận biết trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón
Một số dấu hiệu nhận biết trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón

Táo bón nếu không được phát hiện kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu, nôn trớ. Những chất độc trong phân bị tích lại trong khi cần được thải ra ngoài có thể bị hấp thu trở lại trong máu gây hại cho sức khỏe của trẻ. Cha mẹ có thể nhận biết trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón qua một số dấu hiệu, triệu chứng sau:

  • Tần suất đi ngoài của trẻ giảm, còn khoảng dưới 3 lần/ tuần
  • Phân của trẻ khô cứng và có thể chứa dịch nhầy hoặc máu
  • Trẻ cảm thấy khó chịu nên quấy khóc nhiều, sụt cân, xì hơi nặng mùi, chán ăn
  • Bụng trẻ bị chướng và khi sờ nắn vào thấy cứng
  • Khi đại tiện thấy trẻ phải rặn, trẻ còn có thể khóc ré lên vì bị đau do nứt rách hậu môn

2. Nguyên nhân khiến trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón

Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hơn 1 tháng tuổi bị táo bón
Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hơn 1 tháng tuổi bị táo bón

Trẻ sử dụng sữa công thức không phù hợp

Thông thường trẻ 1 tháng bú mẹ hoàn toàn rất hiếm khi bị táo bón vì sữa mẹ vừa cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết, vừa rất dễ tiêu hóa. Trẻ bú mẹ bị táo bón nếu mẹ bị thiếu nước do uống không đủ lượng nước cần để đủ lượng nước tiết vào sữa cho con. Với trẻ uống sữa công thức có thể bị táo bón là do một vài thành phần protein bên trong sữa không phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ.

Trẻ bị mất nước

Trẻ có thể bị mất nước do thời tiết nắng nóng hoặc do trẻ bị sốt, cơ thể trẻ sẽ hấp thụ nhiều chất lỏng hơn từ thực phẩm mà trẻ ăn. Cơ thể trẻ cũng tăng cường hấp thụ nước từ những chất thải bên trong trực tràng. Do đó mà phân của trẻ sẽ bị khô cứng và khó đào thải ra bên ngoài khiến bé 1 tháng tuổi bị táo bón.

Trẻ mắc bệnh hoặc có vấn đề về sức khỏe

Nếu trẻ mắc một số bệnh lý như suy giáp, còi xương, giãn đại tràng, phình đại tràng, đái tháo đường,… thì có thể là nguyên nhân làm trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón. Hoặc tình trạng này cũng có thể gặp ở trẻ có khuyết tật bẩm sinh ở ruột non hay do trẻ bị trĩ, nứt hậu môn,…

3. Cha mẹ cần xử trí như thế nào khi trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón

3.1. Cho trẻ bú đủ cữ sữa

Trẻ em 1 tháng tuổi bị táo bón cần bú đủ cữ sữa mỗi ngày
Trẻ em 1 tháng tuổi bị táo bón cần bú đủ cữ sữa mỗi ngày

Để cải thiện tình trạng táo bón trẻ 1 tháng tuổi thì với trẻ trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ nên cho con bú đủ cữ sữa mỗi ngày và mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mình như hàng ngày nên uống đủ 2,5 – 3 lít nước. Nên tăng cường ăn hoa quả tươi và rau xanh có tính nhuận tràng như rau dền, rau khoai lang, đu đủ, chuối,… Hạn chế dùng các thực phẩm nóng và chứa chất kích thích.

3.2. Thay đổi loại sữa công thức phù hợp

Với trẻ sơ sinh bị táo bón do uống sữa công thức thì mẹ nên thay đổi sữa khác phù hợp hơn với thể trạng và cơ địa của trẻ. Tốt nhất là chọn sữa có chứa chất xơ giúp trẻ dễ dàng hấp thu và tiêu hóa.

3.3. Đưa con đi khám nếu bé có biểu hiện mắc bệnh lý

Nếu thấy trẻ 1 tháng tuổi táo bón có dấu hiệu bất thường như quấy khóc, đau bụng, đau rát hậu môn hoặc bé có biểu hiện mắc bệnh lý thì cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hfợp nhất.

3.4. Massage giúp trị táo bón hiệu quả

Massage giúp trị trị táo bón cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi hiệu quả
Massage giúp trị trị táo bón cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi hiệu quả

Cha mẹ cũng có thể chọn cách massage bụng giúp trẻ cảm thấy thoải mái và ăn uống ngon miệng hơn, giúp tăng nhu động ruột của trẻ, giảm đầy hơi và dễ đi cầu hơn. Mẹ có thể massage ở các vị trí dưới đây:

  • Massage theo khung đại tràng: Mẹ dùng 2 ngón tay trỏ và ngón giữa đặt lên bụng, vị trí gần rốn của bé, ấn nhẹ và xoay theo chiều kim đồng hồ từ phải sang trái. Mỗi lần thực hiện khoảng 200 cái, mỗi ngày thực hiện 3-4 lần giữa 2 bữa ăn để kích thích làm tăng nhu động ruột.
  • Massage động tác đạp xe đạp: Mẹ nắm hai cổ chân của bé, di chuyển hai chân theo động tác đạp xe đạp sẽ giúp chuyển động kích thích nhu động ruột, để việc đi đại tiện dễ dàng hơn.
  • Co duỗi gối: Mẹ nắm hai cổ chân của bé, đẩy về phía bụng để hai gối gập lại, giữ lại trong vài giây. Sau đó lại nhẹ nhàng kéo chân bé duỗi thẳng trở lại. Lặp lại động tác này khoảng 10 phút giúp bé giảm tình trạng đầy hơi.

Ngoài các cách trên thì mẹ cũng có thể sử dụng men vi sinh để bổ sung các lợi khuẩn đường ruột tốt qua sữa mẹ cho trẻ bú. Các lợi khuẩn trong men vi sinh sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột khiến trẻ bớt đầy hơi chướng bụng và đi ngoài dễ dàng hơn. Mẹ nên chọn men vi sinh chứa  2 thành phần ProbioticsPrebiotics, lợi khuẩn tốt cho đường ruột giúp trẻ ngăn ngừa được các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu và táo bón, giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng. Vì được bào chế bằng công nghệ hiện đại bao kép LAB2PRO nên sẽ giúp lợi khuẩn sống tốt trong suốt quá trình tiêu hóa. Mẹ sử dụng men vi sinh sẽ là cách hỗ trợ cải thiện nhanh, an toàn cho trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón. Chi tiết xem thêm về sản phẩm TẠI ĐÂY.

Phần tiếp theo: 

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.