Trẻ sơ sinh khó ngủ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
31 Tháng Một 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
983

Trẻ sơ sinh khó ngủ hoặc ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển. Điều này khiến cho nhiều mẹ lo lắng, không biết tại sao trẻ gặp phải vấn đề này và làm thế nào để khắc phục hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho mẹ tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục mất ngủ ở trẻ sơ sinh.

1. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh như thế nào?

Giấc ngủ quan trọng thế nào mà mẹ cần quan tâm khi trẻ sơ sinh khó ngủ?
Giấc ngủ quan trọng thế nào mà mẹ cần quan tâm khi trẻ sơ sinh khó ngủ?

Trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 18 – 20 tiếng mỗi ngày và gần như ngủ cả ngày lẫn đêm, chỉ thức dậy khi cảm thấy đói. Vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, thể tích dạ dày nhỏ nên trẻ đói rất nhanh, chỉ khoảng 2 – 3 tiếng trẻ sẽ thức giấc bú mẹ. Với những trẻ sinh non tháng, nhẹ cân hay trào ngược dạ dày thực quản,… thì mẹ nên cho bé bú thường xuyên hơn.

Trẻ sơ sinh cũng chưa phân biệt được ngày đêm nên có thói quen ngủ nhiều vào ban ngày và thức giấc vào ban đêm khiến cho nhiều mẹ bị mất ngủ đêm. Chỉ đến khi trẻ được 3 tuổi, trẻ mới bắt đầu ngủ suốt đêm và không quấy khóc mẹ.

Trong những năm tháng đầu đời, sự phát triển mạnh mẽ của tế bào não diễn ra khi trẻ ngủ nên giấc ngủ của trẻ trong giai đoạn này rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải trẻ sơ sinh nào cũng ngủ ngon lành tới sáng. Tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ, tỉnh giấc hay quấy khóc vào ban đêm gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ sau này.

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ

Trẻ sơ sinh khó ngủ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khó ngủ ở trẻ.

Giải mã nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khó ngủ
Giải mã nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khó ngủ

2.1. Nguyên nhân sinh lý giấc ngủ

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh cũng giống như người lớn, chia là 2 loại giấc ngủ đó là đó là giấc ngủ nhanh – REM (cử động mắt rất nhanh) và giấc ngủ chậm – Non – REM (không cử động mắt nhanh hơn). Đối với giấc ngủ người trưởng thành thì giai đoạn Non-REM chiếm 75% tổng số thời gian ngủ, 25% thời gian còn lại là giai đoạn REM. Còn với trẻ sơ sinh thì hai giai đoạn này gần như bằng nhau.

Giấc ngủ khi ở giai đoạn REM, các cơ quan hô hấp sẽ tăng cường hoạt động khiến trẻ thở nhanh và tăng nhịp tim đập. Chỉ cần một cửa động nhẹ cũng có thể khiến cho trẻ thức giấc. Với người lớn, giai đoạn REM chiếm nhiều thời gian trong giấc ngủ của trẻ hơn. Vì thế, trẻ sơ sinh thường hay giật mình hoặc tỉnh giấc bởi các tác động từ bên ngoài.

2.2. Nguyên nhân bệnh lý

  • Trẻ mắc bệnh còi xương: Còi xương ở trẻ do thiếu các vi chất dinh dưỡng như kẽm, magie, sắt,… Đồng thời, cơ thể mệt mỏi sẽ khiến cho trẻ ngủ không sâu giấc, hay tỉnh giấc và khó ngủ vào ban đêm.
  • Trẻ bị bệnh đường hô hấp: Trẻ nhiễm khuẩn đường hô hấp, mắc một số bệnh lý như viêm mũi, viêm phổi, viêm phế quản,… Khi đó trẻ sẽ có biểu hiện thở khò khè, khó thở, hay thở bằng miệng,… tình trạng này kéo dài sẽ làm cho trẻ sơ sinh khó ngủ và quấy khóc mẹ.
  • Trẻ béo phì: Tình trạng thừa cân, béo phì khiến đường thở bị phì đại gây khó khăn cho trẻ khi thở. Trẻ thường phải thở bằng miệng do khó thở. Vì vậy, trẻ rất khó đi vào giấc ngủ mà thường tỉnh giấc, quấy khóc.

2.3. Nguyên nhân khác

  • Trẻ ngủ bị mộng du, khi ngủ sẽ giật mình, tỉnh giấc vào giữa đêm, điều này khiến trẻ khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
  • Trẻ mặc tã, bỉm bị ướt, giường chiếu và quần áo không sạch khiến trẻ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
  • Trẻ ngủ ở phòng có ánh sáng không thích hợp, nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh cũng khiến trẻ khó ngủ.
  • Trẻ ngủ nhiều vào ban ngày nên sẽ rất khó ngủ khi về đêm.
  • Môi trường xung quanh ồn ào, bật nhạc quá to,… dễ làm cho trẻ giật mình, tỉnh giấc.
  • Trẻ bú ít, không đủ sữa nhanh đói làm cho trẻ thức giấc dậy để bú mẹ, điều này khiến cho trẻ mất ngủ.
  • Trẻ đã quen được bố mẹ bồng bế hoặc đưa võng khi ngủ, nếu không được bế ẵm hoặc không được nằm nôi sẽ rất khó ngủ.

3. Nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh khó ngủ

Trẻ sơ sinh bị khó ngủ có những dấu hiệu đặc trưng nào dễ nhận thấy?
Trẻ sơ sinh bị khó ngủ có những dấu hiệu đặc trưng nào dễ nhận thấy?

Mẹ muốn biết trẻ sơ sinh khó ngủ hay không có thể dựa vào những dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ thức dậy liên tục hoặc hơn 3 lần/đêm.
  • Trẻ ngủ hay giật mình.
  • Trẻ thức dậy khó ngủ trở lại.
  • Trẻ ngủ trong khoảng thời gian rất ngắn, diễn ra từ 5 – 15 phút.

4. Cách xử trí khi trẻ sơ sinh khó ngủ

Mẹ sau khi tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu trẻ sơ sinh khó ngủ thì dưới đây là cách xử trí:

4.1. Tập thói quen ngủ ngoan cho trẻ

Mẹ cần tập thói quen ngủ ngoan cho trẻ để hạn chế chứng khó ngủ ở trẻ sơ sinh
Mẹ cần tập thói quen ngủ ngoan cho trẻ để hạn chế chứng khó ngủ ở trẻ sơ sinh

Nhận biết dấu hiệu cho thấy trẻ buồn ngủ

Trẻ sơ sinh sau sinh, trong 8 tuần đầu không thể thức hơn 2 tiếng liên tục vì sau đó trẻ sẽ quá mệt mỏi và trở nên khó ngủ. Mẹ cho trẻ ngủ khi có các dấu hiệu như chớp mắt liên tục, lim dim, kéo dài, ngáp hay quầng thâm dưới mắt,…

Tập cho trẻ cách phân biệt ngày đêm

Khi còn trong bụng mẹ có một số trẻ sơ sinh có thói quen thức đêm và khi ra đời cũng duy trì thói quen như vậy. Trong vài ngày đầu sau sinh không thể thay đổi thói quen của trẻ ngay được mà chỉ có thể bắt đầu dạy khi trẻ được 2 tuần tuổi.

Ban ngày khi trẻ còn thức mẹ cần chơi với trẻ càng nhiều càng tốt, nói chuyện và hát cho trẻ nghe vào các cữ bú ban ngày. Đảm bảo phòng ngủ ánh sáng phù hợp, không cần loại bỏ tiếng ồn thông thường ban ngày như tiếng tivi, radio,… nhẹ nhàng đánh thức trẻ dậy khi trẻ thiu thiu ngủ. Ban đêm cần giữ yên tĩnh và nói khẽ với trẻ bú cữ đêm, giữ phòng tối và yên tĩnh.

Tập cho bé tự ngủ

Dạy trẻ tự ngủ khi trẻ được 6 – 8 tuần. Mẹ nên đặt trẻ vào nôi hay giường khi trẻ buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Cho trẻ ngủ bằng cách hát ru, nghe nhạc, vỗ nhẹ mông, gãi nhẹ đầu,… Không nên cho trẻ ngủ trên tay rồi mới đặt xuống giường vì sẽ thói quen xấu cho trẻ.

4.2. Chuẩn bị giấc ngủ cho trẻ

Để khắc phục khó ngủ cho trẻ sơ sinh cần chuẩn bị kỹ càng nhiều thứ
Để khắc phục khó ngủ cho trẻ sơ sinh cần chuẩn bị kỹ càng nhiều thứ

Chuẩn bị cho trẻ có một giấc ngủ ngon và sâu giấc rất quan trọng. Mẹ có thể chuẩn bị theo các bước sau đây.

  • Cho trẻ ăn no trước khi đi ngủ.
  • Tạo không khí yên tĩnh giúp trẻ đến với giấc ngủ.
  • Cho trẻ ngủ sớm vào khoảng 8 giờ tối để tạo thành nếp tốt, thuận lợi cho trẻ khi đến tuổi đi học.
  • Dỗ giấc ngủ cho trẻ theo từng độ tuổi.
  • Tránh tạo sự kích thích quá mức lên giác quan khi trẻ ngủ.
  • Sắp xếp giường ngủ cho trẻ với chăn và gối thật êm.
  • Tạo sự thoải mái cho trẻ trước khi đi ngủ như không gian ngủ có ánh sáng mờ và nhiệt độ phù hợp, tắt tivi và giảm âm lượng nhạc,…

Nếu trẻ sơ sinh khó ngủ và ngủ không sâu giấc không loại trừ bệnh lý. Mẹ cần tiếp tục theo dõi và quan sát những biểu hiện khác của trẻ để chủ động đưa trẻ đi khám sớm nếu thấy có dấu hiệu bất thường.

Trẻ sơ sinh khó ngủ kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi. Thông qua bài viết, hi vọng các mẹ hiểu được nguyên nhân khiến con khó ngủ và có cách giúp trẻ ngủ ngon.

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.