Trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh phải đau đầu khi tìm cách khắc phục. Vậy nguyên nhân trẻ lười bú là gì? Phải làm sao để trẻ bú ngoan và tăng cân đều đặn? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Trẻ 0 – 6 tháng bú bao nhiêu là đủ? Khi nào được coi là bé lười bú?
Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới WHO, mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Tùy thuộc vào ngày tuổi của trẻ, thể trạng mà nhu cầu sữa cũng khác nhau. Vì vậy, rất khó để xác định chính xác lượng sữa mà trẻ cần bú mỗi ngày. Dưới đây là các cữ bú mà mẹ có thể tham khảo:
- Trẻ từ 0 tháng – 2 tháng: Trong những tháng đầu đời, trẻ cần được bú khoảng 8 – 12 cữ/ ngày, mỗi cữ cách nhau từ 2 – 3 giờ.
- Trẻ từ 2 tháng – 3 tháng: Khi bước vào giai đoạn này, mẹ nên cho trẻ bú từ 6 – 8 cữ, mỗi cữ cách nhau từ 3 – 5 giờ.
- Trẻ từ 4 tháng – 5 tháng: Mỗi ngày trẻ thường bú từ 5 – 6 cữ, mỗi cữ cách nhau từ 3 – 5 giờ.
- Trẻ từ 6 tháng trở lên: Ở giai đoạn này, số lần cho trẻ bú giảm xuống còn 4 – 5 lần/ ngày, cách 4 – 5 giờ. Lúc này mẹ có thể bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm với các loại thức ăn lỏng và thô.
Đối với trẻ sơ sinh, những tháng đầu đời nguồn dinh dưỡng chính của trẻ là từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Chính vì thế, khi trẻ lười bú sẽ không nhận được lượng dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến chậm phát triển về thể trạng. Vì thế, ba mẹ cần để ý các dấu hiệu trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân để khắc phục kịp thời:
- Bé không chịu ti mẹ hoặc cữ bú của trẻ thường kéo dài hơn 30 phút.
- Trẻ bú ít hơn 1/2 so với lượng sữa hàng ngày của bé.
- Bé ngậm ti mẹ và chơi đùa và không hề có dấu hiệu bú mẹ tiếp.
- Bé từ chối việc ti mẹ hoặc bú bình, đôi khi còn quấy khóc khi được cho bú.
- Bé không tăng cân liên tục trong 3 tháng liên tục hoặc có dấu hiệu sụt giảm cân nặng.
2. Trẻ sơ sinh chậm tăng cân có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi trẻ sẽ có tốc độ tăng trưởng riêng. Trong những tháng đầu tiên, một số trẻ tăng cân rất nhanh, ngược lại có không ít bé tăng cân chậm hơn. Vì thế, để đánh giá trẻ sơ sinh biếng ăn chậm tăng cân có nguy hiểm hay không còn phải xem xét bé có bất thường gì về sức khỏe hay chậm tăng cân tự nhiên.
Nếu trẻ sơ sinh tăng cân chậm nhưng cân nặng trẻ vẫn đạt tiêu chuẩn thì không gây nguy hiểm. Trường hợp trẻ chậm tăng cân hoặc không tăng cân trong thời gian dài kèm theo các dấu hiệu như hay nôn trớ, quấy khóc, không chịu bú, lờ đờ,… thì cần cho bé đi khám ngay. Tình trạng này ít nhiều cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ như:
- Trẻ hay mệt mỏi, cơ thể ốm yếu, phản xạ kém, không linh hoạt như các trẻ cùng tuổi.
- Trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng.
- Hệ miễn dịch của trẻ kém phát triển, trẻ thường xuyên bị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, viêm nhiễm hơn các trẻ khác.
- Thể chất còi cọc, thấp bé, nhẹ cân.
- Ảnh hưởng đến giai đoạn phát triển sau này.
3. Nguyên nhân trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân
Một vài nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân, bao gồm:
Trẻ bị bệnh
Trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém nên rất dễ mắc các bệnh như cúm, cảm lạnh, sổ mũi, viêm phế quản, đau họng,… Khi cơ thể không khỏe bé sẽ lười bú, bỏ bú. Đây chính là nguyên nhân mà sau mỗi trận ốm trẻ sẽ bị sụt cân, chậm tăng cân.
Bên cạnh đó, trẻ đến giai đoạn mọc răng, đau nướu cũng dẫn đến tình trạng bú ít, giảm bú.
Trẻ bị căng thẳng và mất tập trung
Bé lười bú có thể là do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như tiếng ồn, tiếng quát mắng,… làm gián đoạn quá trình bú sữa.
Trẻ ngủ quá nhiều
Thời gian ngủ của trẻ quá nhiều sẽ làm bé vô tình “quên” mất việc bú sữa, lâu dần sẽ tạo thói quen khiến trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân. Vì thế, cứ cách 2-3 tiếng, mẹ nên đánh thức trẻ dậy để bú cữ tiếp theo.
Mẹ cho trẻ bú sai tư thế
Trẻ được cho bú đúng tư thế sẽ giúp bé dễ dàng nhận đủ lượng sữa cần thiết sau mỗi cữ bú. Ngược lại, nếu cho bé bú sai cách, bé sẽ thấy khó chịu dẫn đến bú ít và bú không đủ sữa.
Mẹ không đủ sữa
Sữa mẹ về chậm, về ít, mẹ bị tắc sữa,… khi trẻ bú sẽ không nhận đủ lượng sữa cần thiết sẽ trở nên gắt gỏng, khó chịu. Lâu dần, bé sẽ có xu hướng lười bú mẹ hơn.
Do sữa mẹ có vị lạ
Trẻ không chịu bú mẹ cũng có thể do sữa mẹ có vị lạ khiến bé không thích ứng được. Tình trạng này có thể do mẹ sử dụng thực phẩm nặng mùi, ăn quá nhiều gia vị cay nóng hoặc quá chua,… làm thay đổi mùi vị của sữa.
Phản ứng của mẹ
Trong quá trình bú, nhiều trẻ có thói quen cắn đầu vú mẹ. Nếu mẹ phản ứng như quát tháo, mắng, thậm chí là đánh để bé nhả ra. Điều này sẽ khiến bé bị giật mình, tủi thân và không chịu bú.
Sữa công thức không phù hợp
Trong trường hợp bé phải bú sữa ngoài do mẹ thiếu sữa hoặc mất sữa nhưng loại sữa mẹ chọn không phù hợp với trẻ, hoặc sữa công thức có vị lạ do mẹ pha sai cách, khi bé uống sẽ gây đau bụng, trướng bụng, táo bón, đi ngoài cũng khiến trẻ không muốn ti sữa công thức.
Xem thêm: Bé bú mẹ chậm tăng cân không phải do lười bú
4. Bé biếng bú chậm tăng cân phải làm sao?
Bé lười bú sẽ làm ảnh hưởng đến cân nặng và sự phát triển của bé. Do đó, mẹ hãy áp dụng các giải pháp dưới đây để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh biếng ăn chậm tăng cân:
Với trẻ bú mẹ hoàn toàn
- Mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Đồng thời, hãy chắc chắn rằng bữa ăn của mẹ không có món nào lạ ảnh hưởng đến mùi sữa cho bé.
- Duy trì cữ bú hợp lý cho trẻ, trung bình trẻ sơ sinh sẽ bú khoảng 8-10 lần/ngày, mỗi cữ nên cách nhau khoảng 2-3 tiếng. Mẹ không nên để bé đói rồi mới cho bú và không ép bé bú khi đã no.
- Trường hợp đầu ti không phù hợp, hoặc sữa mẹ quá nhiều thì mẹ có thể hút sữa và cho bé uống bằng muỗng hoặc bình sữa.
- Nếu vấn đề do sữa mẹ ít, mẹ có thể thử dùng tay massage bầu ngực nhẹ nhàng, cho bé kề da 30 phút trước khi bú. Cách này sẽ giúp giúp kích thích hormone giúp “gọi sữa” về nhiều hơn.
Với trẻ bú sữa công thức
- Nếu trẻ bú ngoài, mẹ cần chọn các loại sữa có hương vị giống sữa mẹ, không chứa lactose trong bảng thành phần.
- Sữa công thức cần phù hợp với độ tuổi và nhu cầu hiện tại của bé.
- Chọn các sản phẩm sữa đã được kiểm chứng chất lượng. Không mua các loại sữa không thương hiệu hay không rõ nguồn gốc xuất xứ.
5. Cách giúp bé ăn ngon, tăng cân tốt
Bé biếng bú chậm tăng cân phải làm sao? Để giúp trẻ sơ sinh lười bú trở nên hứng thú với việc bú mẹ và phát triển khỏe mạnh, mẹ cần lưu ý thực hiện một số yêu cầu sau:
Đảm bảo bé ngủ đủ giấc
Thời điểm từ 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng là lúc hormone tăng trưởng tiết ra gấp 4 lần so với bình thường, giúp cho trẻ lớn nhanh, khỏe mạnh, tăng cân đều. Vì vậy, mẹ nên cố gắng tạo môi trường tốt để bé có thể ngủ ngon giấc trong thời gian này.
Chia thời gian bú hợp lý
Dù bé bú mẹ hay bú sữa công thức thì mẹ cũng cần đảm bảo bé được bú đủ số lần và nhận được lượng sữa cần thiết.
Cho bé bú cữ đêm
Việc thường xuyên bỏ qua các cữ bú đêm có thể làm giảm lượng sữa của mẹ và khiến trẻ lười bú hơn, gây ảnh hưởng đến sự phát triển cân nặng của trẻ. Do đó, mẹ nên cho bé bú cả cữ ban đêm để bé tăng cân tốt.
Nâng cao chất lượng sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Vì thế, mẹ không nên giảm cân hay ăn kiêng trong giai đoạn cho con bú. Thay vào đó, hãy xây dựng một chế ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và tăng cường các loại thực phẩm giàu chất kẽm, sắt, magie, canxi, vitamin D và acid folic,… để đảm bảo chất lượng sữa cho bé.
Tiếp xúc gần gũi với trẻ
Cha mẹ nên chú trọng duy trì tiếp xúc gần gũi và tương tác với con thường xuyên để bé cảm thấy được yên tâm.
Xử lý các bệnh lý liên quan khiến trẻ lười bú
Trường hợp bé bị bệnh dẫn đến khó chịu và lười bú, mẹ cần theo dõi các triệu chứng khó chịu của trẻ và đưa trẻ đi khám để tìm ra bệnh lý và kịp thời xử lý.
Điều chỉnh tư thế bú cho trẻ
Thay đổi tư thế cho con bú sẽ giúp bé thoải mái và bú nhiều hơn. Mẹ hãy hạn chế cho bé nằm bú để tránh bị sặc và nôn trớ. Thay vào đó, mẹ nên ngồi dựa lưng vào tường để cho bé bú, việc này sẽ giúp mẹ đỡ mỏi và cũng giúp bé bú sữa thuận lợi hơn.
Để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, nâng cao sức khỏe đường ruột của con thì cha mẹ nên bổ sung lợi khuẩn cho trẻ mỗi ngày. Đặc biệt là các lợi khuẩn Probiotics và chất xơ Prebiotics cùng công nghệ bào chế bao kép Lab2Pro có trong men vi sinh từ kim chi Hàn Quốc. Các vi khuẩn có lợi này sau khi vào ruột sẽ giúp tổng hợp và tăng tiết enzym để giúp việc tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời, lợi khuẩn cũng tổng hợp ra nhiều vitamin, đặc biệt các vitamin nhóm B, giúp tăng cường cảm giác thèm ăn. Từ đó giúp cơ thể trẻ có thể hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển, nhờ đó mà bé sẽ tăng cân đều đặn. Chi tiết xem thêm sản phẩm tại đây.
Hy vọng những thông tin về vấn đề trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân mà bài viết chia sẻ sẽ giúp cho các bậc phụ huynh tìm ra giải pháp và áp dụng thành công với bé yêu của mình.
Xem thêm:
- Sữa mẹ loãng con chậm tăng cân và sự thật đằng sau câu chuyện này
- Mẹ nên chọn sữa cho bé sơ sinh chậm tăng cân như thế nào?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn