Bật mí 7 cách trị cảm cúm bằng gừng hiệu quả tại nhà

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
5 Tháng mười hai 2023

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
3379

Gừng là gia vị phổ biến đối với người Việt. Ngoài ra đã có nhiều nghiên cứu khoa học thấy được gừng có thể chống viêm và kháng lại các vi khuẩn, virus gây bệnh trên đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng… Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 7 mẹo trị cảm cúm bằng gừng hiệu quả ngay tại nhà.

1. Tác dụng trị cảm cúm bằng gừng

Công dụng của gừng trong việc điều trị bệnh cảm cúm
Công dụng của gừng trong việc điều trị bệnh cảm cúm

Với lĩnh vực ẩm thực gừng là một nguyên liệu không thể thiếu, giúp gia tăng hương vị cho nhiều món ăn. Thành phần của gừng ước tính có khoảng 2 – 3% tinh dầu, 3,7% chất béo, 5% nhựa, tinh bột và chất cay (như Shogaol, Zingerone,…). Các dưỡng chất trong gừng mang đến tác dụng ức chế thần kinh trung ương, chống viêm loét, tăng kiện vận đường tiêu hóa, cải thiện tình trạng nôn mửa, giảm đau và ho, hạ nhiệt cơ thể,… cũng như sở hữu hoạt tính miễn dịch.

Theo Đông y, củ gừng có tính ôn, vị cay vào các kinh tỳ, phế và vị. Mang đến tác dụng giải độc, ôn trung chỉ tả, ôn phế chỉ khái, tán hàn giải biểu, điều vị. Gừng có thể ứng dụng làm khai vị, gia vị, trợ tiêu hóa. Thường được áp dụng trong các trường hợp đau bụng do ngộ độc tôm cua, nam tinh, bán hạ, nôn ói tiêu chảy, cảm mạo phong hàn.

Với những tác dụng kể trên, dân gian đã tạo nên cách chữa cảm cúm bằng gừng vô cùng an toàn, hiệu quả và dễ dàng thực hiện.

Xem thêm: Tổng hợp các cách chữa cảm cúm dân gian phổ biến hiện nay

2. Mách bạn cách trị cảm cúm bằng gừng đơn giản

Theo Đông y, gừng tươi hoặc gừng khô đều mang lại hiệu quả trong việc giảm triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh. Dưới đây là các cách sử dụng gừng trị cảm cúm an toàn, hiệu quả.

2.1. Uống trà gừng mật ong

Uống trà gừng kết hợp với mật ong chữa cảm cúm
Uống trà gừng kết hợp với mật ong chữa cảm cúm

Cả gừng và mật ong đều rất hữu ích cho người bị cảm cúm, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm đau họng, chống viêm hiệu quả. Nước trà ấm chứa tinh dầu gừng có thể làm dịu cổ họng bị viêm, hơn nữa với hương vị thơm ngon thì đây là cách làm dịu đi những triệu chứng của cảm cúm như ho, đau họng, hắt hơi.. một cách hiệu quả.

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có gừng tươi, 250 – 300ml nước lọc, 1 thìa to mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch gừng tươi, bỏ vỏ rồi thái mỏng hoặc giã dập.
  • Cho gừng tươi vào chiếc cốc sạch, đổ nước sôi vô và để yên trong 5 – 10 phút. Tiếp theo, cho 1 thìa mật ong vào khuấy đều rồi thưởng thức.

Lưu ý: Để phát huy hiệu quả tốt, bạn nên dùng trà gừng mật ong 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối. Duy trì đều đặn khoảng 1 – 3 ngày, bệnh cúm sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

2.2. Trà sả gừng

Nhấm nháp một ly trà sả gừng là một phương pháp chữa các triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm tại nhà rất đơn giản và phổ biến. Sả cũng có đặc tính chống viêm tốt, có thể giúp hỗ trợ điều trị cảm cúm, cảm lạnh và ho.

Cách thực hiện: Bạn chỉ cần cho gừng đã nạo vỏ và sả vào nước đang sôi, tắt lửa và đậy nắp trong 3 – 4 phút cho ngấm, thêm mật ong rồi thưởng thức.

2.3. Trà gừng chanh

Trị cảm cúm hiệu quả bằng trà gừng kết hợp với chanh
Trị cảm cúm hiệu quả bằng trà gừng kết hợp với chanh

Chanh kết hợp với gừng tăng cường tác dụng điều trị cảm cúm, cảm lạnh vì chanh giúp tống đờm ra ngoài. Vitamin C có trong chanh cũng tăng cường đề kháng cho cơ thể.

Cách thực hiện: Bạn nấu nước trà gừng như bình thường, sau đó thêm một ít nước cốt chanh rồi thưởng thức.

2.4. Ăn cháo gừng

Cháo gừng mang đến công dụng giải cảm và kích thích đổ mồ hôi nhanh chóng, đồng thời giúp người bệnh có lại cảm giác ngon miệng. Món ăn này rất tốt cho người sợ rét, đau nhức cơ thể, nhiễm phong hàn, cảm cúm,…

Để nấu cháo gừng bạn cần chuẩn bị 5 – 10 gam gừng tươi, lòng trắng của 3 – 5 quả trứng, gạo, tía tô, hành lá, gia vị.

Cách thực hiện:

  • Các nguyên liệu trên đem rửa sạch và thái nhỏ.
  • Cho gạo vào nồi rồi ninh thành cháo trắng. Khi cháo chín thì cho các nguyên liệu đã được sơ chế vào, đảo đều rồi múc ra tô để người bệnh ăn khi còn nóng.

2.5. Canh gừng trị cảm cúm

Làm món canh gừng trị cảm cúm
Làm món canh gừng trị cảm cúm

Một cách khác để dùng gừng tươi giảm các triệu chứng cảm cúm và tốt cho mùa lạnh là thêm gừng vào trong các món ăn. Ngoài các món quen thuộc như cá kho gừng, gà rang gừng,… bạn có thể thử món canh gừng thịt gà. Món canh này mang đến công dụng đào thải độc tố, lưu thông khí huyết, làm ấm người và giải cảm.

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm 1 củ gừng tươi, 100g thịt gà và gia vị.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch gừng tươi rồi giã nhỏ hoặc thái chỉ.
  • Cho gà đã thái miếng vừa ăn vào nấu canh như bình thường. Khi gà chín thì cho gừng vào khuấy đều, nêm gia vị rồi tắt bếp.
  • Thưởng thức món canh này khi còn nóng.

2.6. Chè gừng trị cảm cúm

Người bị cảm cúm không ra được mồ hôi nên ăn chè gừng. Món chè này giúp giải cảm và giảm triệu chứng ho nhanh chóng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có gừng tươi, nước lọc và đường phèn.

Cách thực hiện như sau:

  • Gừng tươi sau khi rửa sạch thì thái chỉ.
  • Tiếp theo, đun sôi nước từ 5 – 10 phút rồi cho gừng vào nấu cùng. Sau cùng thêm đường phèn để tạo vị ngọt dễ ăn hơn.

Lưu ý: Bạn nên chia món chè này thành nhiều phần và dùng dần trong ngày. Tốt nhất là ăn khi còn nóng.

2.7. Xông hơi với gừng để chữa cảm cúm

Xông hơi với gừng để chữa cảm cúm
Xông hơi với gừng để chữa cảm cúm

Ngoài cách dùng trực tiếp gừng tươi, pha trà gừng thì xông hơi cũng là một cách phổ biến mà dân gian hay dùng để chữa các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm. Tinh dầu gừng được hít vào khi xông sẽ khiến cơ thể cảm thấy thoải mái và giúp giải cảm một cách hiệu quả.

Nguyên liệu: Bạn có thể kết hợp gừng với một vài loại lá như hương nhu, sả, quế, bạc hà,…

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu, sau đó vò hoặc cắt nhỏ các loại lá rồi cho vào nồi nước.
  • Nấu sôi, vặn lửa nhỏ chờ sôi thêm 10-15p để các tinh dầu có thể lan tỏa tốt hơn.
  • Đặt nồi nước xông trước mặt, trùm chăn kín rồi từ từ mở hé vung nồi cho hơi nước thoát ra, sao cho độ nóng vừa ở mức chịu đựng được và tránh bị bỏng. Hít thở mạnh và sâu để hương tinh dầu vào sâu trong phế nang.

3. Những lưu ý khi trị cảm cúm bằng gừng

Để những phương pháp trị cảm cúm bằng gừng tại nhà phát huy tốt hiệu quả và không gây phản tác dụng, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Nếu bạn có tạng người nóng dễ bị táo bón, lở miệng thì không nên ăn hoặc uống gừng để chữa cảm cúm.
  • Chỉ nên ăn, uống các món từ gừng trong một khoảng thời gian ngắn. Vì dùng quá thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng chảy nước mắt sống.
  • Phụ nữ mang thai và những người đang gặp vấn đề sức khỏe khác nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi dùng cách trị cảm cúm bằng gừng.
  • Chọn gừng tươi được trồng đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Tránh dùng gừng hỏng, sâu, kém chất lượng.

Mong rằng với những cách trị cảm cúm bằng gừng vừa được chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe nhanh chóng và an toàn.

Bài viết liên quan:

Theo dõi DuocPhamVinhGia.Vn trên   

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.