Trĩ ngoại tắc mạch: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Tham vấn Y khoa:
Bs CK II Phạm Hưng Củng

Ngày đăng:
27 Tháng 9 2022

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng 12 2023

Số lần xem:
3232

Nếu bạn là người đang bị bệnh trĩ ngoại thì đây chính là bài viết dành cho bạn. Trĩ ngoại tắc mạch là một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh trĩ ngoại. Vậy làm thế nào để bạn có thể phòng ngừa được biến chừng này? Xem ngay bài viết dưới đây!

Giải đáp mọi thắc mắc về bệnh trĩ ngoại tắc mạch
Giải đáp mọi thắc mắc về bệnh trĩ ngoại tắc mạch

1. Trĩ ngoại tắc mạch là gì?

Tắc mạch trĩ ngoại hay còn được gọi với tên gọi khác là nhồi máu trĩ. Biến chứng của bệnh trĩ ngoại này thường xảy ra khi các tĩnh mạch ở trong lòng ống hậu môn (búi trĩ) bị chèn ép, phá vỡ và hình thành ra các cục máu đông. Các cục máu đông này chính là nguyên nhân gây ra tình trạng nghẽn mạch.

Thông thường biến chứng tắc mạch trĩ ngoại thường diễn biến khá âm thầm. Những trường hợp này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn hoặc thậm chí gây ra hoại tử búi trĩ. Do vậy, khi người bệnh biết bản thân đang gặp biến chứng tắc mạch trĩ ngoại cũng đồng nghĩa với việc bệnh đã bắt đầu chuyển biến nặng hơn và cần được điều trị ngay lập tức.

2. Nguyên nhân trĩ ngoại tắc mạch

Những nguyên nhân gây ra trĩ ngoại tắc mạch bạn cần biết
Những nguyên nhân gây ra trĩ ngoại tắc mạch bạn cần biết

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra biến chứng trĩ ngoại tắc mạch. Trong đó có một số nguyên nhân điển hình dưới đây: 

  • Do các yếu tố di truyền;
  • Do không vận động, đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ;
  • Do rối loạn nhu động ruột từ một số bệnh lý, táo bón kéo dài hoặc do thói quen rặn mạnh mỗi lần đi đại tiện,…. Chính vì thế nó đã gây ra tăng áp lực bên trong lòng ống hậu môn.
  • Do hội chứng ruột kích thích;
  • Do bạn đang mang thai và đặc biệt là những tháng cuối của thai kỳ rất dễ xuất hiện các biến chứng trĩ ngoại tắc mạch;
  • Do cơ thể bị tăng áp lực trong khoang bụng. Thông thường nguyên nhân này sẽ thường gặp đối với các bệnh nhân mắc viêm phế quản mãn tính, giãn phế quản, người bị bệnh suy tim hoặc những người xuyên làm việc nặng,…
  • Do ảnh hưởng từ những khối u ở khu vực hậu môn trực tràng. Những khối u này chính là nguyên nhân gây cản trở lưu thông máu, đặc biệt với những trường hợp để bị chèn ép quá mức thì bệnh trĩ có thể trở nên nguy hiểm hơn.
  • Do người bệnh bị mắc ung thư trực tràng.

Trên đây là một số nguyên nhân điển hình khiến bệnh trĩ ngoại sinh ra biến chứng tắc mạch. Vậy biến chứng trĩ ngoại tắc mạch hay nhồi máu trĩ có gây nguy hiểm cho người bệnh hay không?

3. Trĩ ngoại tắc mạch có nguy hiểm không?

Trĩ ngoại tắc mạch có nguy hiểm không?
Trĩ ngoại tắc mạch có nguy hiểm không?

Ở những người mắc các bệnh trĩ ngoại, bạn có thể nhìn thấy được mức độ nghiêm trọng của bệnh khi nhận thấy các dấu hiệu như: đau dữ dội, gặp khó khăn khi đi đại tiện, có tình trạng chảy dịch, máu, lở loét… Khi người bệnh phát hiện mình đã bị trĩ ngoại tắc mạch thì chứng tỏ bệnh đã và đang trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này, các triệu chứng kể trên sẽ ngày càng trở nên rõ ràng và nghiêm trọng hơn, cụ thể:

  • Các cơn đau buốt có thể kéo dài hơn;
  • Xuất hiện các mảng hoại tử khô trên bề mặt khu vực đang bị sưng tấy;
  • Khu vực hoại tử bị loét ra dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập.

Khi xuất hiện các biểu hiện này, người bệnh đã bắt đầu bị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như gặp khó khăn trong các sinh hoạt hàng ngày. Nếu biến chứng tắc mạch trĩ ngoại không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường và làm bệnh nhân ám ảnh tâm lý, gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình điều trị.

4. Các phương pháp điều trị trĩ ngoại tắc mạch

Như đã nói ở trên bệnh trĩ ngoại tắc mạch nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường như: nhiễm trùng, viêm nhiễm, viêm phần phụ đối với phụ nữ đang mang thai, nhiễm trùng huyết hoặc thậm chí là hoại tử hậu môn.

Các biện pháp điều trị trĩ ngoại tắc mạch
Các biện pháp điều trị trĩ ngoại tắc mạch

Một số phương pháp điều trị trĩ ngoại tắc mạch đó là: 

4.1. Điều trị tắc mạch trĩ ngoại bằng thuốc

Phương pháp đầu tiên khá đơn giản đó chính là điều trị trĩ ngoại tắc mạch bằng thuốc hay còn gọi là điều trị nội khoa. Thông thường, phương pháp này sẽ được chỉ định với các trường hợp bị trĩ ngoại tắc mạch nhẹ. 

Một số loại thuốc có thể được bác sĩ kê trong đơn để điều trị trĩ ngoại tắc mạch đó là: thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc chống phù, thuốc chống táo bón,… Người bệnh có thể kết hợp các sản phẩm uống cùng với bôi ngoài da để có tác dụng tốt hơn. Tuy nhiên người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối các chỉ định của bác sĩ cũng như vệ sinh thật sạch sẽ khu vực hậu môn để hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Thêm vào đó, với những sản phụ bị trĩ ngoại tắc mạch thì cần đến gặp bác sĩ để kê đơn và chỉ định, không được tự ý sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. 

4.2. Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa thường được chỉ định với các trường hợp bệnh nhân bị trĩ ngoại tắc mạch nặng hoặc với các bệnh nhân không đáp ứng điều trị nội khoa. Khi được chỉ định điều trị ngoại khoa, người bệnh sẽ được tiến hành phẫu thuật để loại bỏ toàn bộ phần máu đông ra ngoài. Tuy nhiên, với những trường hợp người bệnh bị trĩ ngoại tắc mạch dẫn đến nhiễm trùng thì người bệnh sẽ cần điều trị triệt để tình trạng nhiễm trùng sau đó mới được xếp lịch phẫu thuật.

5. Phòng ngừa tắc mạch ở bệnh trĩ ngoại

Phòng ngừa tắc mạch ở bệnh trĩ ngoại như thế nào?
Phòng ngừa tắc mạch ở bệnh trĩ ngoại như thế nào?

Để phòng ngừa biến chứng tắc mạch ở bệnh trĩ ngoại, người bệnh cần chủ động thực hiện đúng một số quy tắc sau trong sinh hoạt hàng ngày:

  • Không sử dụng các chất kích thích như: thuốc lá, rươu, bia,…
  • Loại bỏ các loại thực phẩm, thức ăn nhanh, đồ ăn cay nóng ra khỏi thực đơn.
  • Mỗi ngày cần bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể từ 1,5 đến 2 lít nước.
  • Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây vào thực đơn hàng ngày để hạn chế tình trạng táo bón diễn ra.
  • Xây dựng thói quen tập luyện các bài tập thể dục vừa sức để cải thiện chức năng tiêu hóa cũng như kích thích nhu động ruột.
  • Hạn chế khuân vác nặng trong thời gian bị trĩ để tránh làm tăng áp lực lên búi trĩ gây tắc mạch vô cùng nguy hiểm.

Bên cạnh những các phòng ngừa trên, khi mắc bệnh trĩ ngoại, bạn cũng nên bổ sung điều trị bằng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe với thành phần tự nhiên an toàn cho sức khỏe, không gây tác dụng phụ. Hiện nay trên thị trường có sản phẩm bổ sung chiết xuất từ các thành phần tự nhiên như: cao diếp cá, cao đương quy, tinh chất nghệ, rutin và magie với công dụng bao gồm:

  • Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ;
  • Cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ như: chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa,… và các biến chứng nguy hiểm như tắc mạch trĩ ngoại;
  • Hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng táo bón;
  • Giúp tăng sức bền và sức khỏe của tĩnh mạch.

Với những công dụng “vàng” đây không chỉ là một trong những cách phòng ngừa biến chứng tắc mạch trĩ ngoại dành cho cho bệnh nhân bệnh trĩ nặng mà đối với các bệnh nhân chỉ mới bị trĩ nhẹ cũng có thể sử dụng để cải thiện các triệu chứng khó chịu, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. 

Trên đây là các thông tin của hiện tượng trĩ ngoại tắc mạch – một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ. Nếu bạn cũng đang gặp một trong số các biểu hiện kể trên thì cần nhanh chóng đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và đưa ra phương án điều trị hợp lý với thể trạng. Tránh để bệnh trĩ kéo dài gây ra biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bản thân.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA