Bệnh trĩ không còn là một căn bệnh quá xa lạ với nhiều người và bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Khi bệnh ở cấp độ nhẹ – trĩ nội độ 1 hãy chữa trị càng sớm càng tốt, tránh để bệnh kéo dài chuyển sang cấp độ trĩ nặng hơn điều trị sẽ khó hơn, lâu khỏi, thậm chí khỏi vẫn tái phát trở lại và nặng hơn.
1. Trĩ nội độ 1 là gì?
Trĩ nội độ 1 là giai đoạn đầu tiên của bệnh trĩ nội, các mạch máu tại hậu môn và trực tràng dưới bị sưng giãn bắt đầu hình thành búi trĩ. Búi trĩ lúc này có kích thước nhỏ, chưa bị sa ra ngoài, người bệnh thường không có cảm giác đau hay khó chịu, kể cả khi búi trĩ gây chảy máu.
Thường những triệu chứng trĩ độ 1 không biểu hiện rõ ràng, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Tuy nhiên, cũng bởi lý do này mà người bị bệnh trĩ thường chủ quan, không chữa trị bệnh ở giai đoạn này có cơ hội phát triển nhanh lên bệnh trĩ nội độ 2, độ 3, thậm chí độ 4 và gây biến chứng.
2. Nguyên nhân gây trĩ nội độ 1
Bệnh trĩ nội độ 1 xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Rối loạn đại tiện: Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài gây ra bệnh trĩ độ 1. Trong đó, táo bón khu vực trực tràng sẽ chịu áp lực do rặn quá mạnh, còn tiêu chảy kéo dài do đi đại tiện nhiều lần. Sự tác động đó hình thành nên bệnh trĩ độ 1 nhanh chóng.
- Phụ nữ mang thai và sinh nở: Tỷ lệ phụ nữ mang thai và sinh nở mắc bệnh trĩ khá cao. Khi mang thai, em bé trong bụng ngày một phát triển về kích thước và cân nặng khiến cho vùng xương chậu phải chịu một áp lực lớn, khiến các mạch máu ở trực tràng phình to hơn, hình thành nên các búi trĩ. Khi sinh nở, người phụ nữ cần rặn rất mạnh để đẩy em bé ra ngoài. Chính điều này ảnh hưởng đến các tĩnh mạch hậu môn trực tràng và nảy sinh nguy cơ hình thành búi trĩ.
- Béo phì, tăng cần nhiều: Những người béo phì hay tăng cân nhiều đều có nguy cơ bị bệnh trĩ nội độ 1. Bởi khi cơ thể tăng cân lên quá nhiều thì cơ thể có mức phát triển nhanh, mất kiểm soát hơn bình thường, các tĩnh mạch ở vùng hậu môn từ đó cũng giãn nở theo không kiểm soát và dẫn tới hình thành búi trĩ.
- Ngồi lâu: Việc ngồi lâu trong một thời gian dài sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn, làm suy giãn tĩnh mạch, gây phình, thậm chí chảy máu ở hậu môn, cuối cùng dẫn đến bệnh trĩ.
- Rối loạn đại tiện: Rối loạn tiêu hóa dẫn đến rối loạn đại tiện, đại tiện không kiểm soát, đi đại tiện được vài phút lại đi tiếp, từ đó cũng hình thành nên bệnh trĩ độ 1.
- Quan hệ tình dục bằng đường hậu môn: Nếu quan hệ tình dục qua đường hậu môn sẽ tác động trực tiếp đến hậu môn, khiến các tĩnh mạch bị giãn, gây ra tình trạng sa búi trĩ ở giai đoạn đầu, biểu hiện chính là tình trạng bệnh trĩ độ 1.
- Nguyên nhân khác: Mắc các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như viêm đại tràng, viết loét dạ dày hay các bệnh phụ khoa ở phụ nữ cũng là nguyên nhân hình thành bệnh trĩ độ nội 1.
3. Dấu hiệu của bệnh trĩ nội độ 1
Bệnh trĩ nội độ 1 diễn biến “âm thầm” khiến cho nhiều người bệnh bị mà không hay biết, khi bệnh tiến triển sẽ có những biểu hiện sau.
- Đi ngoài ra máu: Trĩ nội độ 1 có biểu hiện dễ nhận biết nhất là đi ngoài ra máu. Người bệnh có thể thấy máu đỏ tươi trong phân hoặc trên giấy vệ sinh. Tuy nhiên, người bệnh sẽ khó nhận ra tình trạng này nếu chỉ chảy máu nhẹ.
- Sa búi trĩ nội độ 1: Trĩ nội độ 1 là bệnh trĩ giai đoạn sớm, búi trĩ chưa sa ra ngoài nhiều nhưng thỉnh thoảng có cảm giác vướng víu khi đi đại tiện, gây khó chịu.
- Cảm giác đau rát và có dịch nhầy hậu môn: Trĩ nội độ 1 ở mức độ nhẹ chảy máu có thể gây cảm giác đau rát, dịch nhầy tiết ra gây ẩm ướt và mùi khó chịu.
4. Bệnh trĩ nội độ 1 có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ nội độ 1 không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh, khiến người bệnh mất tự tin dẫn đến trầm cảm. Bệnh kéo dài dẫn đến việc đi cầu ra máu nhiều sẽ khiến người bệnh bị thiếu máu, thường xuyên mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.
Nhiều người khi bị bệnh trĩ ở độ nhẹ thường chủ quan hoặc tâm lý xấu hổ mà giấu bệnh, để bệnh tiến triển nặng hơn, dẫn tới tình trạng sa búi trĩ, nứt kẽ hậu môn, hoại tử búi trĩ,… Khi đó việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn và phức tạp hơn, có nguy cơ biến chứng cao.
5. Chẩn đoán bệnh trĩ nội độ 1
Chẩn đoán bệnh trĩ nội độ 1 có 2 cách: kiểm tra trực quan và nội soi trực tràng. Việc này được bác sĩ thực hiện cụ thể như sau:
- Kiểm tra trực quan: Bác sĩ dùng gang tay chuyên dụng kiểm tra trực tràng để xác định sự hiện diện của búi trĩ, trương lực cơ cũng như các vấn đề liên quan khác.
- Nội soi trực tràng: Bác sĩ sử dụng ống nội soi mềm có gắn đèn và camera được đưa từ hậu môn vào trực tràng. Khi đó sẽ thu được hình ảnh thông qua camera chiếu lên màn ảnh giúp bác sĩ quan sát và chẩn đoán trĩ nội độ 1.
6. Cách điều trị và phòng ngừa trĩ nội độ 1
Bệnh trĩ nội độ 1 ở mức độ nhẹ nên không cần phẫu thuật, có thể điều trị bằng các biện pháp dưới đây.
6.1. Dùng thuốc
Bệnh nhân có thể dùng thuốc Tây hoặc các bài thuốc dân gian để chữa trĩ nội độ 1. Cụ thể:
Dùng thuốc Tây:
- Thuốc có tác dụng tại chỗ: Thuốc mỡ như Titanoreine, Proctolog,… Thuốc đặt như thuốc chữa A, Anusol,… Tuy có tác dụng giảm đau nhưng mà không có tác dụng lên tĩnh mạch toàn thân.
- Thuốc tác dụng lên hệ thống tĩnh mạch toàn thân: Thuốc Savi Dimin, Agiosmin, Venrutine,… có tác dụng làm tăng sức bền thành tĩnh mạch toàn thần, khắc phục nguyên nhân gây trĩ, cải thiện nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát hay chảy máu khi đi đại tiện. Tuy nhiên, các thuốc này gây ra tác dụng phụ như gây rối loạn tiêu hóa, rối loạn nhịp tim, các bệnh về da,…
Dùng bài thuốc dân gian:
Thuốc chữa trĩ được bằng phương pháp dân gian đã được ông cha ta áp dụng và hiệu quả. Các bài thuốc có thể sử dụng như:
- Diếp cá: Ăn sống hoặc nấu nước uống thay cho trà dùng hàng ngày.
- Đương quy: Kết hợp với sinh địa, xích thược, hoàng cầm, địa du, hòa hoa, kinh giới. Sắc uống mỗi ngày.
- Hoa hòe: Kết hợp Đương quy, Bạch thược, Sinh địa, Sinh địa, Đại hoàng, Chỉ xác, Đào nhân, Hồng hoa. Sắc uống mỗi ngày.
- Nghệ: Giã nhuyễn chắt lấy nước để thấm vào hậu môn hoặc búi trĩ.
Nếu bạn không có đủ thời gian để áp dụng các bài thuốc dân gian chữa trĩ nội độ 1 thì có thể sử dụng sản phẩm thực phẩm chức năng chứa các thảo dược giúp cải thiện bệnh trĩ hiệu quả. Đặc biệt, sản phẩm có chứa các thảo dược tốt đã được các chuyên gia y tế hàng đầu ngành chứng minh lại hiệu quả hỗ trợ điều trị và cải thiện bệnh trĩ như Diếp cá, Đương quy, hoa hòe, Meriva, Magie,…
6.2. Thay đổi lối sống
Song song quá trình điều trị bệnh trĩ nội độ 1, bệnh nhân cũng cần thay đổi thói quen sống lành mạnh.
Chế độ ăn uống:
- Ăn nhiều chất xơ, rau xanh, hoa quả.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
Chế độ vận động: Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe.
Lối sống sinh hoạt hợp lý:
- Đi đại tiện có giờ giấc cụ thể, cố định, hạn chế rặn mạnh lúc đi đại tiện.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là khi đi đại tiện.
Như vậy, trên đây là những điều bạn cần biết về bệnh trĩ nội độ 1. Mong rằng qua những điều trên đây bạn có thể chăm sóc tốt cho sức khỏe của bản thân và những người thân yêu xung quanh. Nếu cần sự trợ giúp, tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể nhé!
Phần tiếp theo: Bệnh trĩ nội độ 2 chữa như thế nào và cần lưu ý những gì?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA