Trĩ hỗn hợp là một trong ba loại bệnh trĩ thường gặp nhất hiện nay. Bản chất trĩ hỗn hợp là sự kết hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại. Nếu đang gặp vấn đề với trĩ hỗn hợp, hãy cùng bài viết đi tìm hiểu những vấn đề liên quan đến bệnh lý này nhé.
1. Thế nào được gọi là trĩ hỗn hợp?
Trĩ hỗn hợp là tình trạng búi trĩ xuất hiện cả bên trong và bên ngoài ống hậu môn. Đây là hậu quả của việc để trĩ nội và trĩ ngoại diễn biến đến giai đoạn nặng. Nếu như trĩ hỗn hợp tiếp tục không được điều trị, búi trĩ sẽ phát triển xung quanh thành hậu môn thành trĩ vòng khiến cho việc chữa trị sẽ gặp nhiều khó khăn, đau đớn và tốn kém hơn.
2. Cách nhận biết trĩ hỗn hợp
Trĩ hỗn hợp là sự kết hợp của cả trĩ nội và trĩ ngoại. Do đó những dấu hiệu, triệu chứng của loại trĩ này cũng rất đặc trưng. Dưới đây là cách nhận biết trĩ hỗn hợp.
- Đi ngoài ra máu: Khi đi đại tiện, hậu môn chảy máu nhiều và diễn ra thường xuyên. Dưới áp lực của việc đi cầu, búi trĩ bị nứt khiến máu chảy thành giọt thậm chí thành tia. Chính vì vậy, đa số bệnh nhân mắc trĩ hỗn hợp sẽ bị “ám ảnh” sau mỗi lần đi đại tiện.
- Hậu môn nhiều dịch nhầy và ngứa do biến chứng viêm hậu môn: Những tổn thương búi trĩ làm tăng dịch nhầy ở vùng hậu môn. Không những thế dịch nhầy còn gây viêm nhiễm hậu môn gây ra những biến chứng tại khu vực “đầu ra”.
- Ngứa hậu môn: Trĩ hỗn hợp thường xảy ra khi bệnh trĩ nội diễn biến ở cấp độ 3 đến cấp độ 4. Khi đó, vùng hậu môn bị tổn thương sẽ kích thích quá trình tự sinh tế bào gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
- Sưng nề vùng hậu môn do búi trĩ sa ra ngoài, có thể tự co hoặc lấy tay đẩy: Trĩ hỗn hợp xảy ra khi búi trĩ bị sa ra ngoài. Trong trường hợp mắc trĩ hỗn hợp do tác động từ trĩ nội độ 3, người bệnh phải dùng tay đẩy nhẹ mới có thể đưa búi trĩ vào bên trong. Nếu như trĩ hỗn hợp xuất phát từ trĩ nội độ 4, vùng hậu môn sẽ bị sưng nề do búi trĩ hoàn toàn nằm ở bên ngoài.
- Đau rát hậu môn bất thường, đau nhiều về đêm: Hậu môn đau bất thường thậm chí đau nhiều về đêm là do hai búi trĩ (trĩ nội và trĩ ngoại) đã liên kết với nhau. Do đó, đau rát hậu môn thường là một trong những triệu chứng đặc thù của trĩ hỗn hợp.
- Người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt: Mất máu nhiều do trĩ hỗn hợp gây ra làm người bệnh mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt. Vì vậy, mỗi người cần chú ý đến sức khỏe vùng hậu môn nếu thấy đi cầu ra máu kèm theo chứng hoa mắt chóng mặt.
3. Điểm danh nguyên nhân gây bệnh trĩ hỗn hợp
Có nhiều nguyên nhân gây ra trĩ hỗn hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
- Táo bón, tiêu chảy do rối loạn nhu động ruột: Trĩ hỗn hợp thường xảy ra do thành hậu môn bị bào mòn quá mức. Chính vì đó, những người bị rối loạn nhu động ruột thường phải đối mặt với nguy cơ bị trĩ hỗn hợp cao hơn gấp nhiều lần so với người bình thường.
- Khối u ở khu vực hậu môn trực tràng: Người bệnh có khối u trực tràng thường đi kèm với bệnh trĩ hỗn hợp. Nguyên nhân là do khối u vùng trực tràng gây tổn thương hệ tĩnh mạch đường lược (khu vực giữa trực tràng – hậu môn) từ đó hình thành những búi trĩ hỗn hợp.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn uống không lành mạnh thường gây ra táo bón. Khi đó, khối cơ và hệ tĩnh mạch vùng hậu môn sẽ phải chịu áp lực lớn gấp 10 lần khi đi cầu bình thường từ đó gây ra trĩ hỗn hợp.
- Ngồi nhiều, ít vận động: Theo thống kê, những người ít vận động, ngồi nhiều thường phải đối mặt với trĩ nội cao hơn gấp nhiều lần những người bình thường. Nếu thói quen đó duy trì lâu, trĩ nội và trĩ ngoại (trĩ hỗn hợp) sẽ là vấn đề tiếp theo mà những người này phải đối mặt.
- Tính chất công việc phải ngồi nhiều, đứng lâu, mang vác nặng: Ngồi nhiều, đứng lâu, mang vác nặng làm tăng áp lực lên hệ tĩnh mạch vùng hậu môn. Khi đó tĩnh mạch và khối cơ vùng hậu môn sẽ bị căng phồng, tổn thương và gây ra trĩ hỗn hợp.
- Tâm lý, stress: Những người thường xuyên bị stress khiến hệ tuần hoàn hoạt động không ổn định. Khi đó, hệ tĩnh mạch vùng hậu môn sẽ thường xuyên bị căng giãn quá mức và làm tăng nguy cơ mắc trĩ hỗn hợp.
- Người cao tuổi: Theo thời gian khối cơ và hệ tĩnh mạch vùng hậu môn sẽ bị thoái hóa. Chính vì lý do đó mà những người cao tuổi thường phải đối mặt với nguy cơ mắc trĩ hỗn hợp cao hơn khi còn trẻ.
- Phụ nữ có thai: Bà bầu là đối tượng có nguy cơ mắc trĩ hỗn hợp rất cao. Nguyên nhân là do sức nặng của bào thai làm tăng áp lực lên vùng ổ bụng khiến hệ tĩnh mạch vùng hậu môn căng phồng quá mức gây nên trĩ.
4. Những tác hại khôn lường của trĩ hỗn hợp
Một số bệnh nhân thường chủ quan với những nguy cơ do trĩ hỗn hợp gây ra. Hãy nhìn thẳng vào những tác hại của trĩ hỗn hợp để có thêm “động lực” giải tỏa và điều trị bệnh lý này hiệu quả.
- Sa búi trĩ: Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên điều trị ngay nếu không may mắc trĩ hỗn hợp. Vì nếu không điều trị, hai búi trĩ (trĩ nội và trĩ ngoại) sẽ liên kết lại dẫn đến sa búi trĩ (lòi dom).
- Ảnh hưởng tới chức năng hậu môn, trực tràng: Búi trĩ bị sưng tấy, viêm nhiễm trực tiếp ảnh hưởng đến hậu môn và trực tràng. Chính vì thế, chức năng hậu môn, trực tràng ở những bệnh nhân trĩ hỗn hợp thường kém hơn so với người bình thường.
- Thiếu máu: Búi trĩ ở những bệnh nhân trĩ hỗn hợp thường bị nứt, tổn thương dẫn đến xuất huyết. Vấn đề này sẽ trở nên nghiêm trọng khi đi cầu hay lao động nặng. Nếu như không được điều trị, bệnh nhân trĩ hỗn hợp thậm chí còn phải đối mặt với bệnh thiếu máu mãn tính.
- Dễ gây viêm nhiễm: Búi trĩ chính là những tĩnh mạch bị căng phồng quá mức. Những búi trĩ này rất dễ bị nứt, xuất huyết và dẫn đến viêm nhiễm. Do đó, viêm nhiễm vùng hậu môn luôn là nguy cơ thường trực đối với những bệnh nhân trĩ hỗn hợp.
- Nguy cơ kích thích ung thư hậu môn: Trĩ hỗn hợp gây tổn thương và làm chết những tế bào thành hậu môn. Cơ chế tự sinh của tế bào được diễn ra để bù đắp lại những tế bào chết. Quá trình này làm tăng nguy cơ sản sinh ra những tế bào ác tính gây ung thư hậu môn.
5. Các biện pháp điều trị trĩ hỗn hợp hiệu quả
Trĩ hỗn hợp là trường hợp bị bệnh trĩ đã diễn biến tương đối phức tạp. Do đó, người bệnh không nên tự điều trị ở nhà mà trước tiên, cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Trên cơ sở thăm khám, xác định diễn biến, cấp độ của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.
- Thuốc tây: Trường hợp trĩ hỗn hợp ở mức độ nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc tây để kháng viêm, kháng sưng, co búi trĩ.
- Chữa trĩ hỗn hợp bằng thủ thuật: Những thủ thuật như tiêm xơ, thắt búi trĩ sẽ được áp dụng khi trĩ hỗn hợp ở mức độ trung bình. Điểm chung của thủ thuật này làm teo hoặc làm rụng búi trĩ.
- Phẫu thuật cắt trĩ: Phương pháp này áp dụng khi trĩ hỗn hợp diễn biến ở mức độ nặng. Hiện nay phương pháp cắt búi trĩ bằng tia laser rồi khâu treo (PPH) và phương pháp dùng sóng cao tần làm đông máu quanh búi trĩ rồi cắt (HCPT) là hai phương pháp phổ biến được áp dụng cho phẫu thuật cắt trĩ.
6. Cách phòng tránh bệnh trĩ hỗn hợp
Bệnh trĩ hỗn hợp hoàn toàn có thể phòng tránh nếu mỗi người đều tuân thủ theo lối sống, sinh hoạt lành mạnh. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh hiệu quả.
- Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học: Ăn uống, nghỉ ngơi khoa học bảo đảm cho cơ thể luôn khỏe mạnh giúp phòng ngừa hiệu quả các loại bệnh trong đó có bệnh trĩ hỗn hợp.
- Tích cực tập thể dục thể thao: Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại những tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, thể dục còn giúp cơ thể có hệ tuần hoàn khỏe mạnh giúp phòng ngừa hiệu quả các bệnh liên quan đến tĩnh mạch trong đó có bệnh trĩ.
- Đi khám và điều trị kịp thời: Trĩ hỗn hợp thường là diễn biến tiếp theo của bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ. Do đó, nếu vùng hậu môn có dấu hiệu khác thường, cần đi thăm khám và điều trị kịp thời để tránh trĩ hỗn hợp “ghé thăm”.
>> Xem thêm: Thầy thuốc ưu tú, BS Phạm Hưng Củng, Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế tư vấn cách đẩy lùi bệnh trĩ hỗn hợp an toàn, hiệu quả nhất TẠI ĐÂY.
Bài viết liên quan:
- Trĩ nội: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị
- Bệnh trĩ ngoại: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa
- Cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại qua các biểu hiện
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA AN TRĨ VƯƠNG CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA