Đau bụng kinh trong ngày “đèn đỏ” trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em vừa khó chịu vừa mệt mỏi, chỉ muốn nằm yên để có cảm giác thoải mái. Tuy nhiên, nằm như thế nào để vừa giảm đau, vừa tốt cho sức khỏe. Bài viết dưới đây giới thiệu những tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh nên áp dụng để ngủ ngon hơn.
1. Tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh
Đau bụng kinh mỗi tháng trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em. Vì thế, nhiều chị em cũng đã tìm riêng cho mình bí quyết riêng để giảm đau bụng kinh, trong đó có những tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh được rất nhiều chị em áp dụng sau:
1.1. Nằm nghiêng, co người
Tư thế nằm giảm đau bụng kinh mà chị em có thể áp dụng chính là nằm ngửa, co người. Tư thế này nằm nghiêng sang một bên, hai chân co lại giúp chị em trong tư thế bảo vệ vùng bụng, làm trùng các cơ ở khu vực này lại nên giảm đau vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó còn giúp chị em có được giấc ngủ sâu, không sợ những cơn co bóp lên xuống của tử cung làm phiền.
1.2. Nằm ngửa, kê gối dưới chân
Tư thế này được xem là một tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả được nhiều chị em lựa chọn. Nằm ngửa khi ngủ giúp chị em tránh khỏi tình trạng đau lưng và đau bụng dưới ngày “đèn đỏ”. Chị em đặt một chiếc gối dưới đầu gối giữ cho cột sống thấp hơn, giúp đem lại cho cơ thể sự thoải mái, giúp phần cột sống bớt nhức mỏi, hạn chế cơn đau
1.3. Tránh tư thế nằm sấp
Nhiều chị em có thói quen nằm sấp để hạn chế đau bụng kinh và ngăn không cho máu kinh chảy ra giường. Tuy nhiên, tư thế này các bác sĩ khuyến cáo không nên áp dụng vì khi nằm sấp sẽ gây chèn ép cho tim, bàng quang và các cơ quan nội tạng khác gây khó thở, trằn trọc và thức dậy trong mệt mỏi, đau đầu, đau vai. Không những thế nằm sấp ảnh hưởng đến cột sống, vai. Tốt nhất chị em không nên nằm ở tư thế này để tránh chèn ép tới nội tạng, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và nguy hại cho sức khỏe.
2. Lưu ý khác để ngủ ngon mà không bị đau bụng kinh “làm phiền”
Ngoài tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh, chị em cần lưu ý dưới đây để cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp ngủ sâu giấc và không bị cơn đau làm phiền tỉnh giấc.
2.1. Chọn đồ ngủ rộng rãi, thoải mái
Đồ ngủ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ cũng như tình trạng đau bụng kinh. Mặc đồ ngủ rộng rãi, thoải mái sẽ giúp chị em thoải mái, dễ ngủ và giảm tình trạng đau bụng kinh.
2.2. Chườm nóng bụng
Chườm nóng giúp giảm đau nhanh, xoa dịu cơn đau trong thời kỳ “đèn đỏ”. Chườm có tác dụng giãn mạch, tăng tuần hoàn, giảm co thắt nên sẽ cho chị em thư giãn nhẹ nhàng, hết mệt mỏi, căng thẳng. Chị có thể chườm nóng bằng chai hoặc túi nước nóng.
2.3. Làm nóng ấm bàn chân
Bàn chân có rất nhiều huyệt đạo liên quan đến vùng bụng,việc làm nóng ấm bàn chân sẽ kích thích các huyệt đạo, giảm đau bụng kinh. Đồng thời còn giúp thư giãn cơ thể, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu.
2.4. Nên nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng
Đau bụng kinh cần ưu tiên nghỉ ngơi nhiều hơn, cùng với tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh ở trên. Bên canh việc nghỉ ngơi, chị em cũng lưu ý chế độ vận động, vận động nhẹ nhàng, lựa chọn những bài tập tốt cho điều trị đau bụng kinh như yoga.
2.5. Chế độ ăn uống, ăn đủ chất
Chế độ ăn uống hợp lý giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, đồng thời giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả, chị em cần phải chú ý. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn khó tiêu.
2.6. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Ngày bình thường chị em vệ sinh vùng kín thế nào thì ngày “đèn đỏ” chị em cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ hơn. Thay băng vệ sinh liên tục để giữ khô thoáng, sạch sẽ và chống viêm nhiễm phụ khoa. Vệ sinh vùng kín bằng dung dịch vệ sinh dành riêng cho chị em phụ nữ có độ pH=(4-6), chứa tinh chất chè xanh, bạc hà và nano bạc giúp làm sạch và ngăn ngừa viêm nhiễm.
2.7. Giữ tinh thần thoải mái
Loại bỏ những stress, áp lực, căng thẳng để có tâm lý thoải mái nhất. Khi tinh thần vui vẻ sẽ giúp cho tình trạng đau bụng kinh giảm đi rất nhiều.
2.8. Sử dụng thuốc giảm đau
Nhiều chị em có thói quen sử dụng thuốc giảm đau khi bị đau bụng kinh. Thường các thuốc được chị em dùng giảm đau bụng kinh nhiều đó là Paracetamol, Naproxen, Ibuprofen, Diclofenac, …Tuy nhiên các thuốc này chỉ giảm đau tức thì, lạm dùng quá nhiều có thể gây viêm loét dạ dày.
2.9. Sử dụng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai được rất nhiều chị em sử dụng bổ sung hormone sinh dục nữ, giữ ổn định nội tiết trong cơ thể, giảm kích ứng lên niêm mạc tử cung và từ đó giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên, thuốc tránh thai dùng lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần như đau ngực, đau đầu, thay đổi tâm trạng, buồn nôn,…
Thay vì sử dụng thuốc tránh thai giúp cân bằng nội tiết cơ thể nhưng bị tác dụng phụ, chị em nên tìm tới biện pháp an toàn cho mình bằng việc sử dụng sản phẩm bổ sung Estrogen từ thảo dược. Chọn sản phẩm Estrogen loại EstroG-100 được chiết xuất từ 3 loại thảo dược quý của Hàn Quốc là Tục đoạn, Cách sơn tiêu và Đương quy cho hiệu quả hấp thu cao và tác dụng tốt nhất, cải thiện các triệu chứng do suy giảm và mất cân bằng Estrogen.
2.10. Bổ sung sắt
Kỳ kinh nguyệt, cơ thể mất máu nhiều kết hợp với các tình trạng sức khỏe như đau bụng kinh thường khiến chị em mệt mỏi, mất sức sống. Hơn nữa chảy máu nhiều khiến cơ thể thiếu máu đau bụng kinh sẽ tồi tệ hơn, khi đó bổ sung sắt là cần thiết để trị lâu dài và hiệu quả. Chị em nên bổ sung viên sắt chứa Sắt dạng hữu cơ, Acid folic, Vitamin B12, Vitamin E, Kẽm nano, Dầu mè đen giúp quá trình sản xuất hồng cầu diễn ra tốt hơn, cơ thể hấp thu dễ dàng và tránh tình trạng táo bón thường gặp do tác dụng phụ của sắt.
Hy vọng thông tin gợi ý những tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả trên đây sẽ giúp ích cho chị em. Trường hợp bị đau bụng kinh dữ dội trong thời gian dài, đau quằn quại dai dẳng thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.
Bài viết liên quan:
- Đau bụng kinh uống thuốc gì tốt nhất hiện nay?
- Bấm huyệt giảm đau bụng kinh có hiệu quả hay không?
- Đau bụng kinh chườm nóng hay lạnh? Thực hiện như thế nào?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn