Sữa là thức uống hằng ngày giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết. Tuy nhiên, điều này lại không đúng với một số người thường xuyên uống sữa bị tiêu chảy. Vậy nguyên nhân cũng như các lưu ý khi gặp phải tình trạng này là gì? Hãy tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết dưới đây.
1. Tại sao uống sữa bị tiêu chảy
Hiện tượng uống sữa bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân gây ra, ví dụ như:
1.1. Uống khi bụng đói
Thực tế cho thấy, không ít người có thói quen uống sữa lúc đói để lấp đầy bụng cũng như tiếp thêm năng lượng. Nhưng đây lại không phải là một thói quen tốt. Lý giải cho điều này thì khi bụng đói, dịch vị axit tiết ra nhiều, dịch vị dạ dày gặp casein có trong sữa sẽ kết tủa, sinh ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa và khả năng cao sẽ dẫn đến tiêu chảy.
1.2. Sữa kém chất lượng hoặc do bảo quản sai cách
Các loại sữa giả, sữa không đảm bảo vệ sinh do vi phạm quy trình sản xuất, bảo quản hay sữa hết hạn… có chứa các độc tố, vi khuẩn có hại cho hệ tiêu hóa. Khi uống phải, sẽ gây ra ngộ độc thực phẩm, dẫn đến tiêu chảy sau khi uống sữa.
1.3. Hội chứng không dung nạp Lactose
Lactase là một loại enzyme đóng vai trò tiêu hóa lactose trong cơ thể. Với những người không sản xuất đủ men lactase sẽ không có khả năng tiêu hóa được lactose có trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ bị tiêu chảy sau khi uống sữa, do đường ruột không hấp thụ, xử lý được chất này và phải đào thải ra ngoài.
Tùy thuộc vào lượng lactose mỗi người có thể dung nạp được mà biểu hiện và mức độ nặng nhẹ của bệnh sẽ khác nhau. Các triệu chứng phổ biến có thể kể đến như: đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn… Thời gian từ lúc ăn đến khi cảm thấy được các dấu hiệu này là từ 30 phút đến 2 tiếng.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng không dung nạp lactose có thể do bẩm sinh hoặc yếu tố khác tác động. Trong đó, một số bệnh đường ruột như viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích… làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất men lactose. Nguyên nhân phổ biến nhất là do sự suy giảm sản xuất lactase theo tuổi tác, tuổi càng cao thì khả năng sản xuất lactase sẽ giảm đi.
1.4. Dị ứng sữa
Dị ứng sữa là phản ứng miễn dịch của cơ thể với một trong nhiều protein có trong sữa. Phản ứng này thường do chất whey hoặc chất casein trong sữa gây ra. Và sữa bò là nguyên nhân gây dị ứng sữa thường gặp nhất trong các loại sữa của động vật có vú.
Khi bị dị ứng, triệu chứng phổ biến nhất là uống sữa bị tiêu chảy. Các dấu hiệu phản ứng thường xuất hiện trong khoảng từ 5 phút đến 3 giờ sau khi nạp thực phẩm chứa sữa. Các triệu chứng dị ứng ngay lập tức có thể bao gồm: khó thở, nổi mề đay và nôn. Tiếp theo là đau bụng, phát ban da (thường thấy quanh miệng), chảy nước mũi, đi ngoài nhiều lần, phân lẫn máu,…
Dị ứng sữa có thể bị nhầm lẫn với tình trạng không dung nạp lactose vì chúng có các triệu chứng tương tự nhau. Tuy nhiên, hai tình trạng này lại rất khác biệt.
1.5. Khác biệt giữa sự không dung nạp lactose và dị ứng sữa
Dị ứng sữa và không dung nạp lactose có những biểu hiện phản ứng tương tự nên khá nhiều người bị nhầm lẫn. Nếu bạn không dung nạp được lactose nghĩa là bạn gặp khó khăn khi tiêu hóa đường có trong sữa. Đây là vấn đề do hệ tiêu hóa.
Còn dị ứng sữa liên quan đến hệ miễn dịch. Kháng thể globulin miễn dịch – IgE nhận diện các protein trong sữa như là chất lạ và cố gắng loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể, gây ra các triệu chứng nôn ói, tiêu chảy.
Bạn không nên tự đoán bệnh mà hãy đến gặp bác sĩ, chỉ những người có chuyên môn mới có thể xác định được các vấn đề bất thường của cơ thể ví dụ tiêu chảy sau khi uống sữa nguyên nhân do bệnh lý nào. Nên xử lý sớm để không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
2. Phải làm gì để hết khó chịu khi uống sữa
Một số cách uống sữa không bị tiêu chảy như:
- Chia nhỏ lượng sữa: Nếu cơ thể chưa thể thích ứng ngay với một lượng sữa lớn thì tốt nhất bạn nên giảm lượng sữa mỗi lần uống để cơ thể tập làm quen dần. Bên cạnh đó, bạn nên uống sữa sau khi ăn. Điều này sẽ giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa các dưỡng chất có trong sữa, tránh trường bị tiêu chảy sau khi uống sữa.
- Sử dụng sữa chua: Quá trình lên men của sữa chua trong đường ruột sẽ giúp đường lactose dễ hấp thụ hơn, góp phần làm giảm các biểu hiện khó dung nạp lactose. Mặt khác, lợi khuẩn trong sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Bạn nên dùng sữa chua hàng ngày để kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
- Thay thế sữa: Các loại sữa tươi từ động vật có thể gây ra tình trạng khó tiêu. Thay vào đó bạn có thể thay thế chúng bằng các loại sữa hạt như sữa đậu nành hay sữa gạo, hạnh nhân… Vừa giúp bổ sung các vitamin và muối khoáng quan trọng cho cơ thể, vừa giúp giảm thiểu nguy cơ bị tiêu chảy khi uống sữa. Mặt khác, loại sữa này rất tốt cho người ăn kiêng, giảm cân…
- Không uống chung sữa với một số thực phẩm như chocolate, quýt, đường, nước ép hoa quả.
- Sử dụng men vi sinh: Đưa men vi sinh vào trong thói quen ăn uống hằng ngày là một cách hiệu quả để xây dựng một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng chống các tác nhân gây hại đến đường ruột. Đặc biệt, đây còn là một phương pháp giúp ngăn ngừa tình trạng bất dung nạp lactose – một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng bị tiêu chảy khi uống sữa.
Trên nguyên lý giữ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động tiêu hóa diễn ra bình thường, men vi sinh sẽ làm tăng cường sức đề kháng của đường ruột, đẩy lùi nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe khác.
Loại men vi sinh đảm bảo phát huy được những công dụng kể trên, trong thành phần phải chứa 2 lợi khuẩn là Probiotics và Prebiotics có nguồn gốc tự nhiên từ kim chi hoàn toàn lành tính.
Trong đó, Probiotics có vai trò là lợi khuẩn giúp kích thích sự phát triển của các lợi khuẩn khác trong đường ruột, làm gia tăng số lượng của “đội quân” lợi khuẩn này. Đồng thời đào thải và ức chế sự sinh sôi của các hại khuẩn. Hỗ trợ quá trình tiêu hóa được diễn ra thuận lợi, trung hòa các độ tố được sinh ra khi tiêu hóa thức ăn, phòng tránh được các vấn đề thường gặp như khó tiêu, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy. Men vi sinh cũng giúp tổng hợp các vitamin có lợi cho cơ thể, duy trì sức khỏe đường ruột ổn định, khỏe mạnh.
Tuy các nguyên nhân gây tiêu chảy khi uống sữa không nguy hiểm đến tính mạng nhưng điều này cũng ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Hi vọng với những thông tin bài viết chia sẻ có thể giúp bạn và gia đình bảo vệ được sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ bị tiêu chảy khi sử dụng sữa.
> Xem thêm: Phải làm gì khi ăn chùm ngây bị tiêu chảy?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn