Hiện nay, thuốc giảm cân khá phổ biến trên thị trường và được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng bởi “khả năng” giảm cân tức thì. Vậy, thực chất, những loại thuốc giảm cân đó hoạt động như thế nào và uống thuốc giảm cân có bị táo bón không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân gây tình trạng táo bón
Nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón được chia thành hai loại chính là: táo bón nguyên phát và táo bón thứ phát.
1.1. Nguyên nhân táo bón nguyên phát
Các nguyên nhân táo bón nguyên phát bao gồm: táo bón vận động ruột bình thường, táo bón vận động ruột chậm, rối loạn chức năng sàn chậu. Cụ thể như sau:
- Táo bón vận động ruột bình thường là tình trạng phổ biến nhất của táo bón nguyên phát. Tuy phân đi qua đại tràng với tốc độ bình thường nhưng người bị bệnh vẫn cảm thấy khó khăn trong việc đi đại tiện.
- Táo bón vận động ruột chậm nghĩa là hoạt động vận động đại tràng bị giảm và thường xảy ra phổ biến ở nữ giới. Người bị táo bón bận động ruột chậm thường có triệu chứng chướng bụng nhẹ hoặc sờ thấy phân trong đại tràng sigma.
- Biểu hiện của táo bón do rối loạn sàn chậu là thời gian đi đại tiện kéo dài, cảm giác phân không ra hết hoặc phải sử dụng áp lực đè vào sàn chậu khi đi vệ sinh để phân thoát ra ngoài.
1.2. Nguyên nhân táo bón thứ phát
Nhóm nguyên nhân gây táo bón thứ phát bao gồm:
– Chế độ ăn uống không hợp lý, cụ thể như:
- Lượng nước uống không đủ khiến phân bị khô cứng
- Bữa ăn hàng ngày không có đủ chất xơ
- Sử dụng nhiều cà phê, trà đặc hoặc rượu. Đây là những chất có dụng lợi tiểu khiến người bệnh dễ bị mất nước gây táo bón.
- Ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất béo động vật và đường tinh luyện.
– Nhịn đi tiểu hoặc bỏ qua cảm giác buồn đi tiểu. Nếu điều này xảy ra thường xuyên có thể khiến người bệnh mất cảm giác muốn đi vệ sinh và gây ra táo bón.
– Không lên kế hoạch vận động cơ thể. Ít vận động cũng là nguyên nhân gây ra táo bón.
– Nguyên nhân do cấu trúc bao gồm: nứt hậu môn, trĩ huyết khối, to trực tràng vô căn, có khối u gây tắc nghẽn ống tiêu hóa.
– Các nguyên nhân toàn thân bao gồm: tăng calci máu, cường cận giáp, hạ kali máu, mang thai hay suy giáp.
Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến táo bón như: các vấn đề tâm lý, các bệnh mô liên kết, do thuốc uống hàng ngày,….
2. Cơ chế của thuốc giảm cân
Hầu hết các loại thuốc giảm cân được bày bán trên thị trường hiện nay đều có cơ chế hoạt động tương tự như thuốc xổ hoặc thuốc nhuận tràng. Nghĩa là thuốc có tác dụng giảm cân thông qua việc giảm lượng nước trong cơ thể. Trong khi đó, cơ thể chúng ta có đến 70% là nước và nước lại là thành phần chính của máu. Do vậy, việc cơ thể bị mất nước có thể khiến trọng lượng cơ thể giảm đi đáng kể và dẫn đến việc giảm cân. Tuy nhiên, đây không được coi là phương pháp giảm cân an toàn đối với sức khỏe người dùng.
3. Uống thuốc giảm cân có gây táo bón không?
Do hầu hết các thuốc giảm cân trên thị trường hiện nay đều hoạt động theo cơ chế gây mất nước thông qua việc đại tiểu tiện, cùng với đó là ức chế hệ thần kinh gây ra cảm giác chán ăn ở người sử dụng. Bên cạnh đó, các loại thuốc giảm cân này còn kích thích hệ thần kinh giao cảm, làm cho người dùng có cảm giác chướng bụng, không muốn ăn,…. Do vậy, người sử dụng thuốc giảm cân có thể bị táo bón, khó tiêu và các tác dụng phụ không mong muốn khác.
4. Cách trị táo bón khi uống thuốc giảm cân
Để điều trị táo bón khi sử dụng thuốc giảm cân, bạn có thể sử dụng một số loại thực phẩm dưới đây:
4.1. Các loại rau xanh, củ quả hỗ trợ điều trị táo bón
Rau xanh và một số loại củ quả cung cấp cho cơ thể một lượng chất xơ dồi dào, giúp giảm tình trạng táo bón hiệu quả. Khi bổ sung các loại rau củ quả vào thực đơn hàng ngày, cơ thể sẽ kích thích hoạt động của nhu động ruột đại tràng, từ đó quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ trở nên thuận lợi hơn, giảm triệu chứng khó tiêu khi dùng thuốc giảm cân.
Một số loại rau nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày như:
- Rau mồng tơi: là một loại rau khá quen thuộc trong những bữa ăn hàng ngày, rau mồng tơi chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và các loại khoáng chất cần thiết cho sự tiêu hóa thức ăn.
- Rau má: với rau má, bạn có thể sử dụng để làm salad hoặc ép nước uống đều có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng táo bón.
- Rau diếp cá: diếp cá là loại rau có tính hàn và có vị chua nên thường được sử dụng để trị bệnh táo bón, khó tiêu. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc xay sinh tố đều được.
- Củ khoai lang: chứa nhiều chất xơ giúp làm mềm phân, tăng cường tiêu hóa và kích thích cơ thể đào thải phân ra ngoài.
- Củ cải: giàu vitamin C và chất xơ nên có tác dụng tăng kích thước phân, đào thải các chất độc hại ra khỏi ruột già. Thêm vào đó, củ cải cũng có tác dụng rất tốt trong việc tăng dịch tiết tiêu hóa và tăng tiết dịch mật.
- Cà rốt: có lợi cho tình trạng táo bón, tuy nhiên không nên lạm dụng vì dễ gây vàng da.
4.2. Một số loại hoa quả nên sử dụng để tránh táo bón khi uống thuốc giảm cân
Một số loại hoa quả giàu chất xơ và vitamin dưới đây cũng có thể bổ sung vào thực đơn khi bị táo bón:
- Táo: trung bình một quả táo có chứa đến 4.4g chất xơ nên táo có thể hấp thụ nước dẫn vào ruột kết và làm mềm phần hiệu quả.
- Chuối: lượng chất xơ dồi dào trong chuối cũng có thể giúp làm mềm phân và hỗ trợ đào thải phân ra khỏi đại tràng một cách dễ dàng.
- Bơ: chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất khoáng tốt cho hệ tiêu hóa.
- Kiwi: chứa nhiều vitamin cùng với các loại enzyme kích thích nhu động ruột, giúp tình trạng táo bón được cải thiện đáng kể.
- Lê: chứa nhiều chất xơ, có tác dụng tăng nhu động ruột, giúp việc đi tiêu dễ dàng hơn.
- Chanh: hỗ trợ làm sạch ruột khiến việc đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn.
4.3. Những thực phẩm nên kiêng khi táo bón
Bên cạnh những loại thực phẩm có tác dụng tốt đối với tình trạng táo bón, nhưng cũng có một số loại thực phẩm mà bạn nên tránh như:
- Đồ cay nóng có thể gây hội chứng ruột kích thích và về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
- Thực phẩm khô cứng: một số loại thực phẩm khô cứng như bánh mì có thể gây ra tình trạng khó tiêu, ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa.
- Sữa: các loại sữa có thành phần lactose có thể gây ra cảm giác chướng bụng khó tiêu khiến tình trạng táo bón trở nên nặng hơn.
- Các loại thịt đỏ: chứa nhiều chất béo và protein khiến cho hệ tiêu hóa bị quá tải.
- Bia rượu, chất kích thích: làm giảm lượng hydrat khiến nhu động ruột ít hoạt động, bên cạnh đó, các chất này còn ức chế hormone chống lợi tiểu và làm cơ thể nhanh mất nước.
Bên cạnh việc bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bị bệnh táo bón, bạn cũng nên bổ sung thêm men vi sinh vào thực đơn hàng ngày. Đặc biệt là những loại men vi sinh có chứa 2 thành phần chính là Probiotic (vi khuẩn có lợi) và Prebiotic (chất xơ hòa tan) có tác dụng rất tốt trong việc cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Từ đó khiến hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa và cải thiện chứng táo bón rất hiệu quả. Thông tin chi tiết sản phẩm vui lòng xem tại đây.
Ngoài ra để hạn chế và phòng chống tình trạng táo bón lâu ngày dẫn đến trĩ, bạn có thể sử dụng viên uống thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên như: Cao Diếp cá, Nghệ, cao Đương quy,…. Các thành phần này có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm các triệu chứng táo bón do uống thuốc giảm cân. Xem thêm thông tin sản phẩm tại đây.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Uống thuốc giảm cân bị táo bón đúng hay sai” và gợi ý một số giải pháp giúp giảm tình trạng táo bón. Tuy nhiên, thay vì sử dụng thuốc giảm cân tiềm ẩn nhiều vấn đề sức khỏe, bạn hãy tìm đến các phương pháp giảm cân an toàn, hiệu quả dài lâu.
Bài viết liên quan:
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn