Uống thuốc kháng sinh có bị rối loạn kinh nguyệt?

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
8 Tháng Mười Hai 2022

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
11720

Chào bác sĩ! Em trễ kinh đã 23 ngày rồi và chưa có quan hệ tình dục. Trước đó em có bị viêm dạ dày và được kê đơn điều trị bằng thuốc tây. Bác sĩ tư vấn giúp em uống thuốc kháng sinh có bị rối loạn kinh nguyệt không? Và làm sao thể khắc phục tình trạng này? Em đang rất lo lắng về sức khỏe của mình, mong bác sĩ giải đáp giúp. (Minh Thu – Ba Đình, Hà Nội).

Giải đáp: Uống thuốc kháng sinh có bị rối loạn kinh nguyệt không?
Giải đáp: Uống thuốc kháng sinh có bị rối loạn kinh nguyệt không?

Chào Minh Thu,

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Tôi không biết cụ thể bạn đang dùng loại thuốc nào nhưng những triệu chứng bạn gặp phải có thể là do tác dụng phụ của các loại thuốc bạn đang sử dụng. Đối với thắc mắc uống thuốc kháng sinh có gây rối loạn kinh nguyệt không, chúng tôi xin giải đáp cho bạn như sau:

1. Thuốc kháng sinh ảnh hưởng như thế nào tới chu kỳ kinh nguyệt?

1.1. Thuốc kháng sinh gây rối loạn kinh nguyệt

Thuốc kháng sinh có gây ra tác dụng phụ trong đó là rối loạn kinh nguyệt
Thuốc kháng sinh có gây ra tác dụng phụ trong đó là rối loạn kinh nguyệt

Trong quá trình tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, các loại thuốc kháng sinh lại vô tình diệt luôn các lợi khuẩn và làm rối loạn hệ vi sinh của cơ thể. Chính vì vậy, việc lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ làm giảm sức đề kháng và dẫn tới một vài tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt đối với nữ giới, sẽ làm thay đổi nội tiết tố, gây ảnh hưởng đến thời gian rụng trứng và làm rối loạn kinh nguyệt. Tùy thuộc vào cơ địa của từng người cũng như loại thuốc mà chị em sử dụng mà triệu chứng rối loạn kinh nguyệt sẽ khác nhau. Nhưng đa phần chị em sẽ thấy vòng kinh đến chậm hơn bình thường vài ngày, vài tuần, thậm chí là hàng tháng. Nhiều trường hợp còn bị mất kinh trên 6 tháng (vô kinh thứ phát).

Với một chu kỳ kinh nguyệt đều (từ 27-30 ngày) thì nang trứng sẽ bắt đầu phát triển và tiết ra nhiều hormone estrogen. Khi quá trình rụng trứng kết thúc, estrogen sẽ được kết hợp với progesterone từ thể vàng làm dày lớp nội mạc tử cung. Nếu chị em dùng thuốc kháng sinh trước kỳ kinh, thuốc sẽ tiết ra hormone gonadotropin tác động trực tiếp lên tử cung khiến lượng estrogen bị giảm gây rối loạn kinh nguyệt như việc chậm kinh.

Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh cũng ảnh hưởng đến sự trao đổi chất estrogen. Khi kháng sinh “ngấm” tới gan, tỉ lệ chuyển hoá estrogen cũng như progesterone sẽ bị ảnh hưởng. Từ đó việc cung cấp estrogen trong máu bị cản trở dẫn đến uống thuốc kháng sinh bị rối loạn kinh nguyệt.

1.2. Ảnh hưởng đến khả năng mang thai

Thuốc kháng sinh có thể làm giảm khả năng mang thai
Thuốc kháng sinh có thể làm giảm khả năng mang thai

Sử dụng thuốc kháng sinh liều cao trong thời gian dài gây rối loạn nội tiết tố trong cơ thể và là giảm khả năng thụ thai, trường hợp nặng có thể gây vô sinh thứ phát. Đồng thời, trong thời gian mang thai, sản phụ uống thuốc kháng sinh sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và có thể gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi hoặc nghiêm trọng hơn, bạn có thể phải chấm dứt thai kỳ. Do đó, nếu bị nhiễm trùng trong thời gian mang thai, bạn cần hỏi thật kỹ bác sĩ về các loại thuốc kháng sinh để đảm bảo an toàn.

1.3. Làm mất tác dụng của thuốc tránh thai

Thuốc kháng sinh có thể gây ảnh hưởng đến lượng estrogen và progestin có trong thuốc tránh thai, và làm mất tác dụng của thuốc tránh thai.

Ngoài nguyên nhân do sử dụng thuốc kháng sinh, bạn cũng cần lưu ý tới các nguyên nhân khác có thể gây rối loạn kinh nguyệt như: rối loạn nội tiết tố nữ, chế độ sinh hoạt không khoa học, thường xuyên thức khuya, ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, stress kéo dài… Ngoài ra, kinh nguyệt bị rối loạn cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Vì vậy, khi thấy xuất hiện hiện tượng bất thường về kinh nguyệt, bạn cần thăm ngay chứ không nên tự ý điều trị tại nhà.

Thuốc kháng sinh giảm tác dụng của thuốc tránh thai
Thuốc kháng sinh giảm tác dụng của thuốc tránh thai

Ngoài ra, thuốc kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như:

  • Dị ứng khi dùng thuốc kháng sinh quá nhiều: Một số trường hợp bị dị ứng với thành phần của thuốc kháng sinh sẽ gây mẩn ngứa, nổi mề đay, thậm chí nguy hiểm hơn có thể gây sốc phản vệ.
  • Kháng thuốc khi dùng thuốc kháng sinh: Việc lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ khiến vi khuẩn bị nhờn thuốc và dẫn đến kháng thuốc. Lúc này vi khuẩn không những không bị tiêu diệt mà còn có thể phát triển mạnh mẽ hơn, làm giảm sức đề kháng, cơ thể cũng dễ dàng bị tấn công và mắc bệnh hơn.

2. Để kinh nguyệt không còn bị rối loạn khi sử dụng thuốc kháng sinh

Để phòng ngừa tình trạng rối loạn kinh nguyệt cũng như các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, chị em cần hết sức lưu ý những điều dưới đây để ngăn ngừa những hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe.

2.1. Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa

Nên hỏi ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng phụ của thuốc kháng sinh
Nên hỏi ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, phát hiện đúng bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cũng như loại thuốc phù hợp.

Tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng để đảm bảo điều trị hiệu quả, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Không tự ý tăng giảm liều lượng hay ngưng sử dụng thuốc để tránh trường hợp nhờn thuốc khi điều trị.

2.2. Không tự ý mua thuốc về điều trị

Khi mắc 1 số bệnh như viêm họng, cảm cúm, sổ mũi, đau răng… bạn không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh. Tuy loại thuốc này được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nhưng không nên lạm dụng thuốc.

Trong trường hợp đang dùng kháng sinh mà bị rối loạn kinh nguyệt, bạn cần ngừng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ để được kiểm tra xem có tiếp tục dùng thuốc không và tham khảo ý kiến của bác sĩ về phương pháp điều trị khác, đồng thời kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học, sau một thời gian, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường. Còn nếu rối loạn kinh nguyệt do các bệnh lý phụ khoa thì chị em cần đi thăm khám để được điều trị tốt nhất.

2.3. Bổ sung estrogen thảo dược để hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt

Bổ sung estrogen thảo dược là giải pháp tối ưu chống kinh nguyệt rối loạn
Bổ sung estrogen thảo dược là giải pháp tối ưu chống kinh nguyệt rối loạn

Bên cạnh đó, để kinh nguyệt luôn ổn định, ngăn ngừa rối loạn kinh nguyệt làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý, sức khỏe, sắc đẹp, các chuyên gia sức khỏe khuyên chị em nên sử dụng các loại estrogen thảo dược như EstroG-100 (từ Đương quy, Tục đoạn, Cách sơn tiêu).

EstroG-100 được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ và Bộ Y tế Canada chứng nhận mang lại hiệu quả bổ sung nội tiết tố gấp 3 lần estrogen thông thường. Nhờ đó, mang lại hiệu quả cải thiện đáng kể các triệu chứng do thiếu hụt Estrogen, trong đó có rối loạn kinh nguyệt.

Loại estrogen thảo dược này được sử dụng hơn 400 năm tại Hàn Quốc và Trung Quốc như một phương thuốc dân gian và đến nay chưa ghi nhận một tác dụng nào. Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh EstroG-100 rất an toàn, không gây hại cho cơ thể, không làm tăng khối lượng tử cung, không gây chảy máu âm đạo. Đặc biệt, chúng không gây ung thư vú mà còn có tác dụng ức chế tế bào ung thư.

2.4. Xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý

Đối với trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt do yếu tố bên ngoài tác động như: tăng giảm cân quá nhanh, căng thẳng, sinh hoạt không điều độ, sử dụng chất kích thích… thì chỉ cần điều chỉnh giảm tác nhân hoặc qua giai đoạn sinh lý, kinh nguyệt sẽ trở nên bình thường.

Bên cạnh đó, bạn cần thực hiện chế độ sinh hoạt điều độ, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao điều độ và giữ tinh thần thoải mái sẽ góp phần cải thiện nhanh tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Và đừng quên bổ sung thêm vào trong bữa ăn hàng ngày những thực phẩm bổ máu, tăng nội tiết tố tự nhiên để kinh nguyệt luôn ổn định nhé.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên có thể giúp bạn Minh Thu có lời đáp cho thắc mắc “Uống thuốc kháng sinh có bị rối loạn kinh nguyệt không?” Để cơ thể luôn khỏe khoắn tràn đầy năng lượng, bạn nên chú ý nâng cao sức đề kháng. Chúc bạn sức khỏe!

>> Xem thêm: Stress gây rối loạn kinh nguyệt: Cần làm gì để khắc phục?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.