Uống thuốc tránh thai bị rong kinh không? Những điều cần biết về những tình trạng có thể xảy ra sau khi uống thuốc tránh thai là gì? Đây là những điều các chị em nên biết để lường trước mọi khả năng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn nắm được cụ thể vấn đề này.
1. Hiện tượng rong kinh là gì?
Hiểu một cách đúng đắn thì hiện tượng rong kinh thực chất là việc kinh nguyệt của các chị em diễn ra không đều như bình thường. Tức là kỳ kinh thường kéo dài, số ngày có máu kinh diễn ra trên 7 ngày. Lượng máu mất đi mỗi chu kỳ thường nhiều hơn 80ml. Rong kinh có thể chia thành 2 loại, bao gồm:
- Rong kinh cơ năng: Nguyên nhân rong kinh này thường do sự rối loạn của nội tiết tố bên trong cơ thể và rối loạn đông máu. Thông thường khi bị rong kinh theo trường hợp này, người bệnh thường có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường trên 7 ngày.
- Rong kinh thực thể: Nguyên nhân rong kinh theo trường hợp này thường do các tổn thương ở tử cung, buồng trứng. Đó có thể là các bệnh về u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, u nang buồng trứng…
2. Tại sao uống thuốc tránh thai hàng ngày bị rong kinh?
Sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày được xem như biện pháp quan hệ tình dục an toàn đối với nhiều chị em. Tuy nhiên, ngoài việc sử dụng khá an toàn ra thì thuốc tránh thai hàng ngày vẫn có một số tác dụng phụ không mong muốn nhất là khiến chị em bị rong kinh.
Các trường hợp khác:
- Vì sao ngừng uống thuốc tránh thai hàng ngày bị rong kinh?
- Có nên trị rong kinh bằng thuốc tránh thai không?
Vậy do đâu mà uống thuốc tránh thai bị rong kinh? Nhất là thuốc tránh thai hàng ngày? Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng uống thuốc tránh thai hàng ngày bị rong kinh. Cụ thể như sau:
2.1. Sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày sai thời điểm
Thuốc tránh thai hàng ngày đòi hỏi người sử dụng uống đúng một thời điểm nhất định, đều đặn. Nếu uống sai thời điểm, khiến cho khoảng thời gian uống thuốc trong ngày bị lệch nhau có thể gây ra tình trạng rong kinh.
Chính vì vậy, nếu chị em cần sử dụng thuốc tránh thai thì hãy chú ý tìm hiểu cẩn trọng. Cố định khung thời gian sử dụng thuốc tại các thời điểm nhất định để không bất cẩn quên uống thuốc. Hoặc có thể sử dụng các ghi chú, báo thức để cài thời gian nhắc nhở việc uống thuốc diễn ra hợp lý, khoa học hơn.
2.2. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai (progestin hay estrogen)
Thực tế, thành phần trong thuốc tránh thai chứa một lượng nhỏ các hormone sinh dục, gồm estrogen và progestin (progesterone tổng hợp). Chính vì vậy, sau khi sử dụng thuốc thì các thành phần này sẽ đi vào cơ thể để ức chế quá trình rụng trứng xảy ra. Từ đó ngăn ngừa việc có thai.
Đặc biệt, thuốc tránh thai sẽ làm thay đổi tính chất nhất quán của lớp chất nhầy ở cổ tử cung. Khiến chúng trở nên nhầy hơn, đặc hơn. Từ đó khiến cho tinh trùng không thể đi qua lớp tử cung này để kết hợp với trứng thành công.
Ngoài ra, lượng hormon này còn có chức năng giúp cho lớp niêm, mạc tử cung mỏng hơn, ngăn cản sự làm tổ của trứng được thụ tinh. Sử dụng thuốc tránh thai khiến cho lượng nồng độ hormone thay đổi, khi cơ thể chưa kích ứng với nồng độ hormone mới này thì hiện tượng rong kinh thường diễn ra.
2.3. Sử dụng thuốc tránh thai có thành phần kích ứng
Khi sử dụng các loại thuốc tránh thai có thành phần kích ứng với cơ thể, sự thay đổi các nội tiết tố, hormone trong cơ thể người dùng không ổn định. Điều này gây ra hiện tượng rối loạn nội tiết tố. Từ đó dẫn đến hiện tượng rong kinh xảy ra.
2.4. Mắc các bệnh lý nguy hiểm
Sau khi uống thuốc tránh thai mà chị em thấy hiện tượng rong kinh diễn ra bất thường thì rất có thể chị em đã mắc các bệnh lý nguy hiểm không mong muốn. Đó có thể là dấu hiệu mắc các bệnh lý như: Viêm nội mạc tử cung hoặc buồng trứng.
Khi bị mắc các bệnh lý này đều có thể khiến cho tình trạng rong kinh diễn ra bất thường, khó kiểm soát. Vì vậy, chúng tôi khuyên các bạn nên kiểm tra, lắng nghe ý kiến từ bác sĩ trước khi có ý định sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày.
Như vậy, qua những điều trên có thể thấy rằng thuốc tránh thai hàng ngày mặc dù có thể đem lại hiệu quả đến hơn 95% về khả năng hạn chế khả năng có thai sau quan hệ tình dục. Tuy nhiên, sử dụng thuốc này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị rong kinh bất thường nếu không được chỉ dẫn, nghiêm chỉnh sử dụng thuốc. Vì vậy, để đảm bảo cơ thể nữ giới, người dùng thuốc không phải hứng chịu các tác dụng phụ của thuốc không mong muốn thì cần tìm hiểu, biết cách sử dụng thuốc đúng chừng mực.
3. Ngăn ngừa tình trạng rong kinh sau khi uống thuốc tránh thai
Uống thuốc tránh thai có thể gây ra rất nhiều các tác dụng phụ không mong muốn cho người dụng. Đó có thể là: Khiến cho người sử dụng bị đau đầu, buồn nôn, chóng mặt. Thường xuyên cảm thấy khó chịu, nôn nao, tăng cân hoặc giảm cân bất thường. Đặc biệt là có thể gây ra hiện tượng rong kinh cực kỳ nguy hiểm.
Trong thời gian đầu khi mới sử dụng, cơ thể người dùng chưa thể quen ngay với việc nồng độ hormone thay đổi nên rong kinh là điều khó tránh khỏi. Tuy vậy, chị em có thể hạn chế hoặc thích nghi dần để tình trạng rong kinh dần biến mất.
Cụ thể, để ngăn ngừa tình trạng rong kinh sau khi uống thuốc tránh thai, chị em cần đảm bảo như sau:
- Nên uống thuốc tránh thai hàng ngày vào buổi tối hoặc đêm: Để hạn chế đến nhỏ nhất việc thuốc phản ứng với các loại thức ăn, từ đó giảm tác dụng phụ của thuốc. Hơn nữa, tối và đêm hầu như là thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi của chị em. Do vậy, sẽ dễ dàng nhớ lịch uống thuốc, đỡ quên hơn so với việc sử dụng vào sáng hoặc chiều.
- Nên nghỉ ngơi hợp lý: Sau khi uống thuốc vào một giờ cố định, chị em cần an tĩnh nghỉ ngơi. Những chị em hay lo lắng, suy nghĩ quá nhiều thường khiến cho cơ thể rất mệt mỏi. Thực tế cho thấy tâm lý bị áp lực stress, lo lắng, mệt mỏi cũng gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt hay rong kinh. Chị em có thể tập thể dục nhẹ nhàng để giảm căng thẳng, điều hòa kinh nguyệt và trẻ lâu hơn.
- Ăn uống điều độ: Một cách giúp giảm thiểu rong kinh khi uống thuốc tránh thai là chế độ dinh dưỡng đủ chất và lành mạnh. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, tránh xa đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều muối. Đảm bảo cân nặng duy trì trong khoảng chuẩn, tránh sự tăng giảm thất thường khiến nội tiết tố bị biến đổi, gây ra rong kinh.
- Uống thuốc tránh thai hàng ngày đúng giờ, đúng liều: Để tránh việc rong kinh do thuốc tránh thai, chi em cần cố định một khoảng thời gian nhất định để uống thuốc, không được quên uống thuốc, hoặc uống quá gần giữa các liều để tránh gây ra việc hormone thay đổi đột ngột dẫn tới chảy máu âm đạo bất thường. Có thể sử dụng giấy nhớ, đồng hồ báo thức để đặt lịch hẹn cho việc uống thuốc diễn ra đúng giờ, tuần hoàn. Có như vậy thì việc sử dụng thuốc tránh thai mới đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Không nên uống những đồ uống có cồn: Bạn nên tránh xa các loại thức ăn, uống có chứa cồn hay liên quan đến caffeine. Đây đều là các loại đồ uống có chứa chất kích thích có thể tổn hại đến cơ thể, tăng nguy cơ bị ngộ độc, phản ứng với các thành phần thuốc.
- Bổ sung những món ăn giàu sắt, protein: Các bạn gái nên bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt và protein như thịt đỏ, cá, rau bina, các loại hạt, các loại đậu… để giúp cơ thể đầy đủ lượng sắt. Tránh được tình trạng thiếu máu, thiếu sắt khi chu kỳ kinh nguyệt kéo dài nhiều ngày.
Bên cạnh việc sử dụng các loại thực phẩm chứa sắt, các bạn nữ trong tuổi dậy thì có thể bổ sung viên uống sắt mỗi ngày để giúp bổ sung sắt cho cơ thể một cách nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.
Rong kinh kéo dài gây mất máu, thiếu máu nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy, khi bị rong kinh cần bổ sung sắt kịp thời, vì sắt là yếu tố tạo máu, giúp cho cơ thể có đủ lượng máu cần thiết. Tuy nhiên nên bổ sung viên sắt ở dạng hữu cơ, sẽ giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn, kết hợp với bổ sung các dưỡng chất tạo máu như Acid folic, Vitamin B12, Vitamin E, Kẽm nano… giúp bổ máu, tránh tình trạng cơ thể mất máu nhiều, gây tổn hại đến sức khỏe. Khi uống sắt, các bạn nữ cũng nên chọn viên sắt có thêm Dầu mè đen sẽ giúp nhuận tràng, giảm táo bón trong quá trình uống sắt, mang lại hiệu quả cao hơn. (Chi tiết sản phẩm tại đây).
Tóm lại, khả năng uống thuốc tránh thai bị rong kinh là điều có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu chị em trang bị kiến thức chu đáo, cẩn thận và tuân thủ đúng đắn những điều trên đây thì vấn đề trên đây không còn là nỗi lo lắng.
Bài viết liên quan:
- Đặt vòng tránh thai bị rong kinh là hiện tượng gì
- Chị em bị rong kinh khi cấy que tránh thai
- Tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh phải làm sao?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn