Cần làm gì khi uống thuốc xong bị chóng mặt buồn nôn?

Tham vấn Y khoa:
Bs Vũ Văn Lực

Ngày đăng:
9 Tháng mười 2024

Lần cập nhật cuối:
28 Tháng mười 2024

Số lần xem:
62

Tình trạng uống thuốc xong bị chóng mặt và buồn nôn khiến nhiều bệnh nhân cảm thấy lo lắng không biết hiện tượng đó có ảnh hưởng đến quá trình điều trị hay không. Vậy nếu bạn cũng đang gặp tình trạng này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời cho mình nhé!

1. Nguyên nhân uống thuốc xong bị chóng mặt buồn nôn

Uống thuốc xong cảm thấy chóng mặt là do đâu?
Uống thuốc xong cảm thấy chóng mặt là do đâu?

Một số loại thuốc có cơ chế gây ra các tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng buồn nôn, chóng mặt sau khi sử dụng thuốc có thể kể đến như:

  • Tác động đến hệ thần kinh phó giao cảm: Có thể một số nhóm thuốc bạn sử dụng nằm trong nhóm giảm đau có khả năng tác động đến hệ thần kinh phó cảm, gây tăng nhu động ruột. Khi điều này xảy ra thì người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn ngay sau khi uống thuốc.
  • Sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Đây là các loại thuốc có chứa các chất gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Khi đó, dạ dày sẽ tăng cường co bóp và đẩy thức ăn lên miệng. Bởi thế nên sau khi sử dụng nhóm thuốc này, bệnh nhân thường trải qua cảm giác cồn cào ruột sau khi đã nôn.
  • Giảm hấp thu thuốc ở người cao tuổi: Thông thường với những bệnh nhân lớn tuổi, khả năng hấp thụ thuốc sẽ ngày càng giảm đi. Điều này khiến thuốc lưu lại lâu ở dạ dày, dẫn đến kích ứng niêm mạc và gây ra cảm giác buồn nôn.
  • Tương tác giữa các loại thuốc: Ở một số trường hợp, bệnh nhân thường phải sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau dẫn đến thành phần của chúng tác động. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc bạn dùng thuốc xong có cảm giác muốn nôn ói.
  • Tá dược trong thuốc: Bên cạnh những thành phần chính trong thuốc, các sản phẩm thuốc đều có tá dược phụ trợ dẫn đến hiện tượng buồn nôn, chóng mặt sau khi uống thuốc. Hiện đã có ghi nhận một số trường hợp bị dị ứng, mẫn cảm với các thành phần tá dược của thuốc.

2. Một số nhóm thuốc gây chóng mặt buồn nôn sau khi uống

Các loại thuốc có thể khiến bạn bị chóng mặt sau khi sử dụng
Các loại thuốc có thể khiến bạn bị chóng mặt sau khi sử dụng

Một số nhóm thuốc dưới đây có thể gây chóng mặt buồn nôn sau khi sử dụng:

  • Thuốc kháng sinh nhóm macrolid như Erythromycin: Macrolid là một loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị các nhiễm trùng nấm và khuẩn. Trong đó, chóng mặt và buồn nôn chính là một trong những tác dụng phụ của thuốc.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Một số NSAID như Ibuprofen, Naproxen, Meloxicam, Celecoxib, và nhiều loại khác được sử dụng để giảm viêm nhiễm và giảm đau. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đã được ghi nhận khi sử dụng thuốc nhóm NSAID thì gặp phản ứng buồn nôn và chóng mặt.
  • Thuốc chẹn kênh canxi trong điều trị tăng huyết áp: Các loại thuốc như Amlodipine, Felodipine, Nicardipine, và Verapamil thường được sử dụng để kiểm soát áp lực máu.
  • Thuốc chống trầm cảm: Một số loại thuốc trong nhóm này có thể gây ra buồn nôn và chóng mặt. Tuy chúng có thể giúp cải thiện tâm trạng của người dùng, nhưng có thể các tác dụng phụ mà thuốc gây ra có thể khiến người bệnh không thoải mái.
  • Thuốc điều trị bệnh Parkinson: Một số thuốc được sử dụng để điều trị bệnh Parkinson có thể gây ra tình trạng buồn nôn và chóng mặt.
  • Thuốc điều trị ung thư: Cuối cùng mà các loại thuốc điều trị ung thư, đặc biệt là khi sử dụng hóa trị liệu hoặc các loại thuốc chống ung thư mục tiêu, có thể gây ra cảm giác buồn nôn và chóng mặt.

Tuỳ vào cơ địa mỗi người mà mỗi bệnh nhân khi sử dụng thuốc sẽ có những phản ứng chóng mặt và buồn nôn khác nhau theo từng mức độ. Nhưng nhìn chung, khi cơ thể xuất hiện những phản ứng này, bạn nên hỏi bác sĩ hoặc các chuyên gia về tác dụng phụ và cách để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu này.

3. Uống thuốc xong bị chóng mặt phải làm sao?

Có một số phương pháp phổ biến và khá đơn giản mà bạn có thể thực hiện để giảm thiểu những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc. Cụ thể:

Các biện pháp khắc phục chứng chóng mặt sau khi sử dụng thuốc
Các biện pháp khắc phục chứng chóng mặt sau khi sử dụng thuốc

3.1. Uống thuốc theo đúng hướng dẫn sử dụng

Việc đầu tiên mà bạn cần thực hiện để hạn chế tối đa tác dụng phụ của các loại thuốc đó chính là tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất hay bác sĩ chỉ định. Tránh tự ý thay đổi liều lượng hay đột ngột ngưng sử dụng thuốc.

Trước khi uống thuốc, bạn có thể ăn nhẹ một chút đồ ăn như: bánh quy, bánh mì… để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, hãy nhớ luôn uống thuốc với nước lọc, tránh sử dụng các loại nước khác bởi chúng có thể làm giảm khả năng hấp thụ thuốc. Sau khi sử dụng thuốc, bạn nên hạn chế nằm hay hoạt động mạnh để tránh tình trạng thuốc bị đẩy ngược ra ngoài.

3.2. Xây dựng thói quen ăn uống đúng cách

Hãy chia nhỏ bữa ăn trong ngày thay vì ăn luôn một bữa lớn. Cùng với đó khi đang trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hoá, hạn chế những món ăn nóng, cay…

Đảm bảo uống đủ nước trong ngày. Nếu trường hợp đã uống đủ nước mà bạn vẫn có cảm giác buồn nôn thì có thể cân nhắc sử dụng nước điện giải để bù nước.

3.3. Tránh sử dụng một số thực phẩm sau khi dùng thuốc

Một số loại thực phẩm có thể cản trở hấp thụ thuốc mà bạn không nên sử dụng sau khi uống thuốc đó chính là: sữa, trà xanh, cà phê,…

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo các sản phẩm thực phẩm bổ sung có công dụng gia tăng tuần hoàn máu, cải thiện hoạt động của não bột cũng như giảm tình trạng tổn thương do dây thần kinh. Tuy nhiên bạn nên lưu ý sử dụng các sản phẩm có thành phần tự nhiên lành tính như: Cao Blueberry, Ginkgo biloba, Natri chondroitin sulphat, Pyridoxine… để hạn chế tối đa tác dụng phụ.

Trên đây là một số phương pháp để bạn giảm thiểu triệu chứng uống thuốc xong bị chóng mặt buồn nôn. Nếu tình trạng buồn nôn, chóng mặt của bạn vẫn tiếp diễn thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp thay đổi liều lượng hay đổi thuốc.

Bài viết liên quan: Uống trinh nữ hoàng cung bị chóng mặt – Cần phải làm gì?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    Để lại một bình luận