Cong vẹo cột sống ở trẻ em thường biểu hiện dưới dạng cột sống cong về một phía, với mức độ từ nhẹ đến nặng. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến hình dáng bên ngoài của trẻ mà còn có tác động xấu đến sự phát triển tổng thể của cơ thể. Nếu không nhận biết và can thiệp kịp thời, cong vẹo cột sống ở trẻ em có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng trong cuộc sống sau này. Chính vì vậy, việc việc nhận ra các dấu hiệu ban đầu của bệnh và áp dụng biện pháp phòng ngừa, điều trị là vô cùng quan trọng.
1. Nguyên nhân vẹo cột sống ở trẻ
Hiện tượng vẹo cột sống ở trẻ em xảy ra khi cột sống bị cong về một phía, có thể cong về bên phải hoặc bên trái. Mức độ cong vẹo cột sống có thể từ nhẹ đến nặng và thường ảnh hưởng đến phần ngực hoặc thắt lưng của trẻ. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.
1.1. Nguyên nhân bẩm sinh
Nếu trong gia đình có người bị vẹo cột sống hay mắc bệnh lý dị hình thì khả năng truyền qua cho thế hệ sau là khá cao. Trong một số trường hợp, sự không đồng đều về kích thước của cột sống, đốt sống hay sự phát triển không chính xác của các cơ, dây chằng xung quanh cột sống trong quá trình thai nhi phát triển trong tử cung cũng có thể dẫn đến cong vẹo cột sống sau này ở trẻ.
1.2. Nguyên nhân sau sinh
- Ba mẹ bế sai tư thế.
- Tư thế ngủ, ngồi không đúng.
- Trẻ ít vận động và tập thể dục thể thao.
- Một số vấn đề về cơ và cân bằng cơ thể như: cơ yếu, cơ quá mạnh hoặc kém linh hoạt,…
- Tác động từ thói quen sinh hoạt không tốt như mang cặp sách quá nặng mỗi ngày, sử dụng điện thoại di động một cách không đúng tư thế,… có thể tạo ra áp lực không đều lên cột sống và gây ra vẹo cột sống.
1.3. Nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân kể trên, trẻ bị cong vẹo cột sống cũng có thể do một số yếu tố như:
- Trẻ bị tổn thương hoặc chấn thương xương.
- Mắc một số bệnh lý xương, bệnh lý cơ quan nội tạng, hoặc có bất thường về cơ bắp.
- Các yếu tố môi trường như: sử dụng các loại ghế không phù hợp, môi trường sống không đủ ánh sáng,…
- Một số rối loạn tăng trưởng như loãng xương, rối loạn hormone tăng trưởng,… cũng có thể dẫn đến vẹo cột sống ở trẻ nhỏ.
2. Dấu hiệu cong vẹo cột sống ở trẻ em
Triệu chứng cong vẹo cột sống xuất hiện những dấu hiệu bao gồm:
- Hai vai bị lệch, không cao bằng nhau
- Đầu của trẻ không ở chính giữa mà hơi nghiêng sang một bên
- Một trong hai bên bả vai nhìn rõ hơn so với bên còn lại
- Trẻ không mặc vừa các loại quần áo
- Trẻ thường bị gầy hơn ở một bên cơ thể
- Hai chân trẻ có độ dài không bằng nhau
- Một trong hai bên hông có thể sẽ nhô lên cao hơn so với bên còn lại
- Các xương sườn dài không đều nhau
3. Chẩn đoán cong vẹo cột sống ở trẻ em
Để chẩn đoán cong vẹo cột sống ở trẻ em sẽ cần thực hiện một số bước sau:
- Thăm khám lâm sàng: Khi trẻ cúi người về phía trước, bác sĩ sẽ nhận biết được tình trạng cong vẹo cột sống nhờ dấu hiệu cột sống của trẻ trông có vẻ sẽ nghiêng về bên phải hoặc bên trái. Bác sĩ sẽ dùng thước đo cột sống để xác định loại và độ cong vẹo cột sống.
- Chụp X-quang: Kết quả sẽ cho thấy rõ, chính xác về tình trạng biến dạng cột sống của trẻ.
Trong một số trường hợp, trẻ nhỏ có thể sẽ cần chụp Xương có cản quang. Đây là loại xét nghiệm sẽ tiêm chất phóng xạ vào tĩnh mạch, chúng sẽ tới xương, giúp bác sĩ phát hiện rõ phần xương đang bị ảnh hưởng.
Qua quá trình chẩn đoán này, bác sĩ có thể xác định được tình trạng cong vẹo cột sống ở trẻ và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhằm ngăn chặn sự biến dạng, hạn chế tác động tiêu cực lên sức khỏe và sự phát triển của trẻ trong tương lai.
4. Điều trị cong vẹo cột sống ở trẻ nhỏ
Phương pháp điều trị cong vẹo cột sống ở trẻ nhỏ bao gồm:
4.1. Chỉnh hình đôi-nẹp
Đây là phương pháp áp dụng cho trẻ bị cong vẹo cột sống trên 25 độ. Chỉnh hình đôi-nẹp gồm hai dạng:
- Phương pháp Milwaukee: Phương pháp này sử dụng một chiếc nẹp cổ cứng để nắn chỉnh lại độ cong bình thường của cột sống ở bất kỳ vị trí nào. Nẹp cổ sẽ được gắn vào đầu và cổ của bệnh nhân, tạo ra một lực kéo nhẹ để định hình lại cột sống theo hướng chính xác.
- Phương pháp sử dụng khung cố định cột sống ngực thắt lưng cùng: Đây là phương pháp để điều chỉnh dị tật liên quan đến các đốt sống vùng ngực và phần dưới. Một thiết bị khung cố định sẽ được đặt dưới cánh tay, bao quanh phần xương sườn, hông và lưng dưới của bệnh nhân. Thiết bị này giữ cho cột sống ở vị trí chính xác và tạo ra áp lực cần thiết để chỉnh hình lại cong vẹo.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ được yêu cầu sử dụng những thiết bị nẹp cố định vài tiếng mỗi ngày cho tới khi xương cột sống ngừng phát triển, tức là vào khoảng 17-18 tuổi đối với nữ và 18-19 tuổi đối với nam.
4.2. Phẫu thuật
Trong trường hợp trẻ bị cong vẹo cột sống nặng hơn 50 độ và không thể điều chỉnh bằng áo nẹp, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật. Hiện nay có hai phương pháp phẫu thuật được sử dụng là: phẫu thuật nội soi giải phóng ngực và phẫu thuật cột sống bị dính.
Thời gian để ổn định lại cột sống sau phẫu thuật là khoảng 12 tháng và sẽ gây một số bất tiện trong các hoạt động thể chất. Tủy theo mức độ cong của cột sống mà kết quả của quá trình điều trị ở mỗi trẻ sẽ khác nhau.
4.3. Sự hỗ trợ của bố mẹ
Bên cạnh các phương pháp trên, việc bố mẹ hỗ trợ trẻ để cải thiện tình trạng bệnh là vô cùng quan trọng. Các cha mẹ cần tham gia vào quá trình điều trị, trao đổi với bác sĩ cũng như kỹ thuật viên để hiểu rõ tình trạng cột sống của trẻ và phương pháp điều trị được đề xuất.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần tạo môi trường an toàn, thuận lợi để trẻ có thể thực hiện các phương pháp điều trị; hỗ trợ con trong các hoạt động thể chất; luôn ủng hộ, động viên tinh thần con; theo dõi ghi chép sự thay đổi của bé để bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị,…
Đặc biệt, các bố mẹ nên quan tâm việc bổ sung canxi, vitamin D cho trẻ nhỏ. Bạn nên tăng cường những loại thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn hằng ngày của trẻ, kết hợp bổ sung thêm các khoáng chất này qua một số thực phẩm chức năng để đảm bảo nhu cầu về canxi của bé.
Trong đó, bạn nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm có chứa bộ 3 Canxi nano, vitamin D3, MK7 kết hợp với các khoáng chất như kẽm, sắt, mangan, photpho,… có công dụng hỗ trợ xương răng chắc khỏe, hạn chế nguy cơ còi xương, thấp còi ở trẻ. Việc sử dụng canxi nano sẽ giúp cơ thể hấp thu được tối đa lượng canxi mà không gây tình trạng dư thừa, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
5. Phòng ngừa cong vẹo cột sống cho trẻ em
Ngoại trừ trường hợp vẹo cột sống bẩm sinh không thể phòng ngừa, bố mẹ có thể bảo vệ trẻ nhỏ trước nguy cơ cột sống bị cong vẹo bằng nhiều biện pháp đơn giản, ví dụ như:
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất cho bé. Đặc biệt nên chú trọng các thành phần như protein, vitamin và chất khoáng, cụ thể hơn là canxi.
- Tập cho trẻ thói quen thường xuyên rèn luyện thể chất để nâng cao thể trạng vốn có.
- Hướng dẫn bé ngồi học đúng tư thế, đồng thời không để bé ngồi học quá lâu.
- Không để trẻ mang cặp sách, balo quá nặng. Bên cạnh đó, hãy để cho trẻ dùng cặp sách có hai quai đeo thay vì túi xách chỉ có một dây đeo.
Mặt khác, bố mẹ cũng cần chú trọng việc thăm khám sức khỏe định kỳ cho bé. Điều này có thể giúp phát hiện sớm tình trạng cột sống biến dạng bất thường ở trẻ, từ đó tạo điều kiện cho quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn.
Hy vọng bài viết trên đã giúp các cha mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng vẹo cột sống ở trẻ, từ đó có phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả cho con.
Bài viết liên quan: Vẹo cột sống bẩm sinh: Nguyên nhân và cách điều trị thế nào?
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn