Hỏi: “Chào bác sĩ, bác sĩ cho em hỏi, viêm âm đạo có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không ạ? Em đang điều trị viêm âm đạo và thấy kỳ kinh nguyệt đến chậm.” (Chị Thanh Loan – Bắc Giang)
Trả lời: Chào chị Thanh Loan, cảm ơn chị đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi của chị, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
1. Viêm âm đạo có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?
Viêm âm đạo là một căn bệnh gây ra không ít sự khó chịu, phiền toái cho chị em phụ nữ. Nếu bệnh viêm âm đạo không được phát hiện và chữa trị kịp thời, có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến buồng trứng và khả năng sinh sản của chị em phụ nữ.
Cụ thể đối với chu kỳ kinh nguyệt, khi viêm nhiễm lan rộng ra các cơ quan sinh sản khác như tử cung, buồng trứng… sẽ gây viêm và ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng. Khi trứng không được phóng noãn sẽ gây rối loạn kinh nguyệt. Mặt khác, trong quá trình điều trị bạn có sử dụng thuốc kháng sinh, đây cũng là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh đến chậm hơn. Đối với viêm âm đạo ở mức nhẹ, nếu kịp thời chữa trị thì sẽ không gây ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt. Để đảm bảo an toàn, khi chị em có hiện tượng kinh nguyệt không đều hoặc có các dấu hiệu của bệnh viêm âm đạo thì cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm.
2. Nên làm gì khi bị rối loạn kinh nguyệt do viêm âm đạo
Việc chậm kinh do viêm âm đao có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó việc đầu tiên cần làm khi rối loạn kinh nguyệt do viêm âm đạo đó chính là chữa viêm âm đạo. Hiện nay có rất nhiều cách có thể chữa viêm âm đạo như:
2.1. Chữa viêm âm đạo bằng các mẹo dân gian
- Dùng lá trà xanh: xông hơi hoặc rửa vùng âm đạo bằng nước lá trà xanh ngày 2 -3 lần.
- Dùng muối biển: pha muối với nước ấm để vệ sinh “cô bé” hàng ngày.
- Dùng giấm táo: pha một chút giấm táo vào nước để ngâm mình mỗi ngày 10 – 15 phút để giúp vùng âm đạo đỡ bị viêm nhiễm.
2.2. Chữa viêm âm đạo bằng các loại thuốc tây
Chị em có thể tham khảo một số loại thuốc tây sau đây thường được các bác sĩ kê đơn:
- Neomycin, Nizoral… là các loại thuốc bôi ngoài da thường được sử dụng để bảo vệ và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm bên ngoài vùng kín.
- Doxycycline, Metronidazole, Fluconazole… là các loại thuốc được dùng để uống. Thuốc có tác dụng cao trong việc tiêu diệt vi khuẩn từ trong ra ngoài vùng kín. Đây là các loại thuốc có dược tính mạnh.
- Metromicon, Sadetabs, Canesten… là các loại thuốc được sử dụng để đặt âm đạo. Các loại thuốc này chị em cần hỏi ý kiến bác sĩ hướng dẫn sử dụng để đảm bảo đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị. Tuy nhiên nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú thì không nên sử dụng các loại thuốc đặt này.
2.3. Chữa viêm âm đạo bằng Đông y
Các loại thảo dược lành tính, an toàn cũng là một sự lựa chọn dành cho các chị em muốn chữa viêm âm đạo. Chị em cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây: 6g đỗ trọng, 12g chích cam thảo, 15g ngưu tất, 15g nhục quế, 15g câu kỷ tử, 15g thục địa, 15g đương quy. Sắc các vị thuốc này lên và uống thuốc ngay khi còn nóng để đạt được hiệu quả cao nhất. Lưu ý thuốc sắc xong nên sử dụng trong ngày, không để lưu thuốc sang ngày hôm sau.
3. Những lưu ý để phòng tránh bệnh viêm âm đạo
Để phòng tránh bệnh viêm âm đạo thường gặp ở phụ nữ, chị em cần lưu ý kỹ những điều dưới đây:
- Vệ sinh vùng kín: Vệ sinh vùng kín đúng cách bằng nước ấm ngày 2 -3 lần. Không thụt rửa âm đạo, không sử dụng thuốc xịt âm đạo, nước hoa hay xà phòng để vệ sinh bên trong âm đạo. – Sử dụng các loại đồ lót phù hợp: Lựa chọn những sản phẩm đồ lót có chất liệu mềm mại, thoáng khí, khả năng thấm hút mồ hôi tốt… để không gây kích ứng da cũng như khiến “cô bé” có mùi hôi khó chịu.
- Ăn sữa chua: Sữa chua có rất nhiều các vi khuẩn có lợi giúp tăng cường vi khuẩn có lợi cho vùng kín, cân bằng môi trường âm đạo, cải thiện triệu chứng viêm nhiễm hiệu quả.
- Khám phụ khoa định kỳ: Đặt lịch thăm khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần để phát hiện bệnh sớm và có phương án điều trị kịp thời.
Ngoài ra, trong trường hợp chị em phụ nữ đang bị viêm âm đạo có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần từ thảo dược như: Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây ký ninh,… đặc biệt là các sản phẩm có thành phần Immune Gamma. Đây là những thành phần có hiệu quả rất tốt trong việc hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của viêm âm đạo, đồng thời giúp cân bằng pH trong môi trường âm đạo để tránh bị vi khuẩn tấn công.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi của bạn Thanh Loan rằng: “Viêm âm đạo có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?”. Hy vọng mỗi chị em phụ nữ sẽ trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để phòng tránh được bệnh viêm âm đạo cũng như các bệnh phụ khoa khác. Chúc bạn mau khỏe!
Bài viết liên quan: Viêm âm đạo có lây không? – Đâu phải cặp đôi nào cũng để ý
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA NỮ VƯƠNG NEW CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA