Bà bầu nên làm gì nếu bị viêm âm đạo khi mang thai?

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
24 Tháng Ba 2022

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng Mười Hai 2023

Số lần xem:
7058

Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa phổ biến và có thể xảy ra với cả chị em khi mang thai. Bà bầu nên làm gì nếu bị tình trạng viêm âm đạo khi mang thai để có thể khỏi bệnh và không ảnh hưởng đến thai nhi?

1. Triệu chứng viêm âm đạo khi mang thai

Bà bầu bị viêm âm đạo thường có những biểu hiện gì?
Bà bầu bị viêm âm đạo thường có những biểu hiện gì?

Để nhận biết có phải bị viêm âm đạo khi mang thai hay không, chị em có thể nhận biết qua các dấu hiệu, triệu chứng sau:

  • Vùng kín ngứa nhiều
  • Khí hư ra nhiều hơn bình thường
  • Khí hư màu trắng bột
  • Khí hư có mùi hôi
  • Đi tiểu có cảm giác nóng rát
  • Đau rát khi quan hệ tình dục

Xem thêm: Viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng cuối

2. Nguyên nhân gây viêm âm đạo ở bà bầu

Bị viêm âm đạo khi mang thai là do đâu?
Bị viêm âm đạo khi mang thai là do đâu?

2.1. Viêm âm đạo khi mang thai do nấm Candida

Nấm Candida cư trú ở âm đạo và hoàn toàn vô hại nếu độ pH âm đạo ở mức cân bằng. Nhưng trong thời gian thai nghén, sự tăng giảm nội tiết tố đột ngột trong cơ thể bà bầu làm thay đổi độ pH vùng âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Candida phát triển và gây bệnh. Tỷ lệ nhiễm nấm âm đạo là khoảng 10 – 75% với biểu hiện ngứa, đau, nóng rát, kích ứng âm hộ và thỉnh thoảng bị khó tiểu.

2.2. Bà bầu bị viêm âm đạo do lậu cầu khuẩn

Lậu cầu khuẩn là nguyên nhân gây viêm phụ khoa khá nguy hiểm khá cao, nhất là đối với bà bầu. Biểu hiện thường gặp là tiểu gắt, nước tiểu đục, kèm theo mủ, ra nhiều huyết trắng nặng mùi và bị đau vùng bụng dưới.

2.3. Viêm âm đạo khi mang thai do vi khuẩn Bacterial Vaginosis

Viêm âm đạo do vi khuẩn Bacterial Vaginosis xảy ra khi các vi khuẩn tự nhiên sống trong âm đạo phát triển quá mức do sự thay đổi của hormone trong thai kỳ. Bà bầu sẽ thấy có tiết dịch âm đạo chuyển sang màu xám, có mùi hôi tanh.

3. Viêm âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mẹ bầu bị viêm âm đạo gây ảnh hưởng gì đến thai nhi?
Mẹ bầu bị viêm âm đạo gây ảnh hưởng gì đến thai nhi?

Trong thời kỳ mang thai, bất cứ sự viêm nhiễm nào ở âm đạo cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Mức độ ảnh hưởng thế nào thì tùy từng trường hợp nhưng có thể kể ra các ảnh hưởng sau:

  • Trường hợp bà bầu viêm âm đạo thì khi sinh con qua âm đạo, nấm Candida có thể dính vào niêm mạc miệng của trẻ, gây đen miệng hoặc viêm da do nấm. Nguy hiểm hơn, trẻ sơ sinh dễ bị suy dinh dưỡng trong tử cung hoặc sinh non, sức đề kháng yếu, có thể bị viêm phổi…
  • Liên cầu (streptococcus) nhóm B có thể gây biến chứng nặng ở trẻ sơ sinh, và trong trường hợp hiếm gặp có thể gây tử vong.
  • Bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm như vỡ màng ối sớm, nhiễm trùng nước ối, tăng nguy cơ sảy thai khi thai nhi lớn, tăng nguy cơ sinh non, trẻ sinh ra bị nhẹ cân, người mẹ bị viêm màng tử cung sau sinh…
  • Viêm âm đạo khi mang thai do lậu cầu khuẩn nếu không được điều trị dứt điểm sẽ tác động xấu tới thai nhi: tăng nguy cơ sinh non, gây viêm màng ối, vỡ ối, suy dinh dưỡng bào thai nên trẻ sinh ra sẽ nhẹ cân,… Bên cạnh đó, khuẩn lậu còn dễ lây nhiễm cho trẻ sơ sinh trong quá trình sinh thường. Vi khuẩn lậu từ dịch tiết ở đường sinh dục có thể xâm nhập vào mắt bé, gây sung huyết, có nhiều mủ vàng, làm giảm thị lực và thậm chí dẫn tới mù lòa.

4. Điều trị viêm âm đạo khi mang thai như thế nào?

Điều trị viêm âm đạo khi mang thai hiệu quả và an toàn nhất cho cả bà bầu cũng thai nhi là nên theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc bôi tại chỗ hoặc viên đặt phụ khoa để làm giảm các triệu chứng của bệnh. Các thuốc nhóm imidazol tác dụng tại chỗ là lựa chọn hàng đầu cho bà bầu và thời gian điều trị là từ 7 – 14 ngày.

Điều trị viêm âm đạo khi mang thai bằng cách sử dụng thuốc đặt
Điều trị viêm âm đạo khi mang thai bằng cách sử dụng thuốc đặt

4.1. Thuốc Miconazol dạng đặt âm đạo

Miconazol dạng đặt âm đạo ít được hấp thu qua đường toàn thân nên không gây hại cho sức khỏe của người mẹ và thai nhi ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Miconazol viên đặt âm đạo 100mg hoặc kem bôi âm đạo 2% thích hợp sử dụng cho một đợt điều trị 7 ngày ở phụ nữ mang thai.

4.2. Clotrimazole dạng đặt âm đạo 

Clotrimazole dạng đặt âm đạo không gây hại cho thai nhi ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Kem bôi âm đạo Clotrimazol 2% thường được chỉ định dùng trong 7 ngày cho phụ nữ mang thai và có thể được điều trị trong 14 ngày với các trường hợp viêm âm đạo tái phát.

Sau sinh nếu không may viêm âm đạo tái phát thì chị em nên điều trị triệt để theo chỉ dẫn của bác sĩ và chọn dùng thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị. Sản phẩm có chứa Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá và Dây ký ninh. Các thảo dược này sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm âm đạo mà vẫn giữ nguyên lợi khuẩn để không làm thay đổi môi trường âm đạo. Ngoài ra viên uống còn có Immune Gamma được chiết xuất từ thành vách tế bào có lợi sẽ giúp tăng sức đề kháng vùng kín, ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây bệnh. Chị em có thể sử dụng viên uống này song song với đơn thuốc của bác sĩ, hỗ trợ điều trị viêm âm đạo và ngăn không cho bệnh tái phát.

5. Bà bầu nên làm gì để giảm nguy cơ viêm âm đạo trong thai kỳ?

Để có thể giảm nguy cơ viêm âm đạo trong thai kỳ chị em cần chú ý:

  • Chị em nên dùng nước ấm để rửa vùng kín và tránh dùng các loại dung dịch vệ sinh chứa các thành phần hương liệu…
  • Nên chọn mặc đồ lót có chất liệu mềm mại, thoáng mát để vùng kín không bị nóng bí. Hàng ngày thay đồ lót thường xuyên.
  • Khi rửa vệ sinh vùng kín thì nên lau vùng kín từ phía trước ra phía sau để tránh lây lan vi khuẩn từ hậu môn lên vùng kín.
  • Chị em nên bổ sung thêm lợi khuẩn từ thực phẩm để tăng lợi khuẩn tốt cho cả đường ruột lẫn vùng kín.

Bài viết liên quan:

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA NỮ VƯƠNG NEW CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA