“Viêm âm đạo và viêm cổ tử cung có giống nhau không?” là thắc mắc chung của rất nhiều người bởi đây là hai bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới và có nhiều triệu chứng tương đồng. Bài viết dưới đây sẽ có đáp án chính xác cho câu hỏi trên, giúp chị em sẽ dễ dàng hơn trong việc phát hiện và điều trị bệnh đúng cách.
1. Viêm âm đạo và viêm cổ tử cung có giống nhau không?
Không ít chị em không thể phân biệt được viêm âm đạo và viêm cổ tử cung, do hai bệnh này có một số điểm giống nhau, bao gồm:
- Nguyên nhân gây bệnh: Người bệnh mắc một trong hai bệnh này thường do thói quen vệ sinh không đúng cách, nguồn nước vệ sinh không đảm bảo, lạm dụng dung dịch vệ sinh, dùng sản phẩm vệ sinh không đúng nồng độ (pH quá cao hoặc quá thấp), quan hệ tình dục không an toàn…. Những điều này âm thầm tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập và gây viêm nhiễm
- Biểu hiện của bệnh: Cả hai bệnh đều có triệu chứng điển hình như ra nhiều khí hư, ngứa ngáy, sưng tấy, đau rát vùng kín, có mùi hôi…
- Tác hại của bệnh: Viêm âm đạo và viêm cổ tử cung có giống nhau không? Chúng giống nhau đó là nếu không được điều trị sớm thì biến chứng viêm nhiễm sẽ lây lan sang các bộ phận sinh dục khác, khó thụ thai và có thể dẫn đến vô sinh hiếm muộn, nguy hiểm hơn là gây ra ung thư âm đạo hay ung thư cổ tử cung.
2. Điểm khác nhau giữa viêm âm đạo và viêm cổ tử cung
Mặc dù viêm âm đạo và viêm cổ tử cung có những điểm giống nhau, tuy nhiên đây là hai bệnh hoàn toàn khác nhau. Chị em có thể phân biệt hai bệnh này qua các điểm sau:
2.1. Vị trí và tình trạng viêm nhiễm
- Viêm âm đạo: Âm đạo là một đường kênh hẹp, bao gồm một phần mô cơ và ống của cơ quan sinh dục nữ, cấu tạo từ các cơ bắt đầu dẫn từ cổ tử cung ra bên ngoài cơ thể. Viêm âm đạo sẽ xuất hiện ở vị trí âm hộ, cơ quan sinh dục bên ngoài. Chủ yếu do các tác nhân từ vi khuẩn, tạp trùng, nấm… xâm nhập và gây bệnh.
- Viêm cổ tử cung: Cổ tử cung là phần nối tiếp âm đạo và tử cung, đường kính khoảng 2,5 cm. Tử cung khỏe mạnh sẽ có màu hồng nhạt và chắc chắn, với một lỗ rất nhỏ ở trung tâm. Viêm cổ tử cung là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở vị trí cổ tử cung. Bệnh chủ yếu là do biến chứng của viêm âm đạo khi không được điều trị sớm.
2.2. Biểu hiện mắc bệnh
Ngoài các triệu chứng chung điển hình của viêm âm đạo và viêm cổ tử cung như vừa kể trên, thì mỗi bệnh lại có những biểu hiện đặc trưng khác:
- Viêm âm đạo: Người bệnh có thể nhận thấy tình trạng ngứa rát âm đạo rõ ràng hơn. Có thể ngứa dữ dội hoặc thành từng cơn, nổi bật nhất là ở những người bệnh bị viêm âm đạo do nấm. Khí hư bất thường có màu trắng đục, vàng xanh, đặc và dính, hoặc lợn cợn như sữa chua, kèm theo mùi hôi. Người bệnh cũng có thể bị tiểu rắt, tiểu khó… khi bị viêm âm đạo
- Viêm cổ tử cung: Khí như ra nhiều bất thường, màu vàng, chất loãng, mùi hôi tanh, kinh nguyệt không đều, chảy máu khi quan hệ tình dục, có thể đau bụng dưới… là những dấu hiệu khác biệt của người bệnh viêm cổ tử cung
2.3. Tác hại của bệnh
- Viêm âm đạo: Viêm âm đạo có thể dẫn đến biến chứng viêm nhiễm sang viêm cổ tử cung, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em
- Viêm cổ tử cung: Đây là bệnh nguy hiểm và khó chữa hơn viêm âm đạo. Người bệnh có nguy cơ bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
3. Điều trị viêm âm đạo và viêm cổ tử cung như thế nào?
Viêm âm đạo và viêm cổ tử cung có giống nhau không? Về phương pháp điều trị thì cả hai bệnh đều có các phương pháp giống nhau. Cụ thể:
- Thuốc Tây y: Tây y là phương pháp đơn giản và dễ thực hiện nhất. Đối với viêm âm đạo thì người bệnh chủ yếu sử dụng các loại thuốc Tây như thuốc bôi, thuốc đặt âm đạo, rửa ngoài…để tiêu diệt mầm bệnh. Còn đối với viêm cổ tử cung, thì có thể uống thêm thuốc kháng sinh
- Phương pháp ngoại khoa: Đối với viêm cổ tử cung, các phương pháp ngoại khoa áp dụng công nghệ hiện đại như đốt điện, áp lạnh, dao leep… sẽ giúp tiêu diệt tận gốc tác nhân gây bệnh tại vị trí viêm hiệu quả nhanh và triệt để hơn.
- Kết hợp phương pháp tăng cường hệ miễn dịch: Việc điều trị bằng thuốc tây có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng lại vô tình diệt luôn cả vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh âm đạo. Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh khó điều trị dứt điểm và hay tái phát.
Chính vì vậy, song song với việc điều trị bằng thuốc theo đơn của bác sĩ, chị em nên bổ sung thêm sản phẩm chứa các thảo dược tự nhiên gồm Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây kí ninh và chế phẩm Immune Gamma (chiết tách từ thành tế bào vi khuẩn có lợi Lactobacillus) vừa có tác dụng kháng viêm, tiêu diệt tác nhân gây bệnh như nấm, vi khuẩn, trùng roi… vừa giúp bổ sung vi khuẩn có lợi cho cơ thể, cân bằng hệ vi sinh âm đạo, nâng cao hệ miễn dịch để chống lại vi khuẩn có hại. Đồng thời giúp phục hồi tổn thương viêm nhiễm, hạn chế tác dụng phụ của thuốc kháng sinh và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi “Viêm âm đạo và viêm tử cung có giống nhau không?”. Để bảo vệ sức khỏe của mình, chị em hãy đi thăm khám phụ khoa định kỳ để phát hiện được bệnh và có phương pháp điều trị hiệu quả, ngăn ngừa bệnh tái lại.
Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn
TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA NỮ VƯƠNG NEW CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA