Viêm cổ tử cung có gây chậm kinh ở chị em không?

Tham vấn Y khoa:
Bs Nguyễn Hồng Hải

Ngày đăng:
9 Tháng ba 2022

Lần cập nhật cuối:
26 Tháng Một 2024

Số lần xem:
1375

Viêm cổ tử cung là căn bệnh phổ biến ở nữ giới, nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng. Chị em thường có nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề này và một trong số đó là viêm cổ tử cung có gây chậm kinh không? Để giải đáp cho vấn đề này hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

1. Viêm cổ tử cung là gì?

Viêm cổ tử cung là một căn bệnh phụ khoa do các tác nhân như vi khuẩn, nấm men và ký sinh trùng gây ra. Bệnh tác động động trực tiếp đến sức khỏe và khả năng mang thai, sinh đẻ của chị em phụ nữ. Bệnh biểu hiện khá giống với các bệnh phụ khoa khác như là ra huyết trắng nhiều, màu sắc bất thường, có mùi khó chịu, bị ngứa, có cảm giác đau rát hay bị ra máu khi quan hệ tình dục, buốt khi tiểu tiện.

2. Viêm cổ tử cung có gây chậm kinh không?

Liệu viêm cổ tử cung có gây chậm kinh không?
Liệu viêm cổ tử cung có gây chậm kinh không?

Cổ tử cung bị viêm thường có biểu hiện khá mờ nhạt nên đa phần chị em bị bệnh không phát hiện ra. Một trong những biểu hiện chậm kinh cũng thường gặp của các bệnh viêm nhiễm vùng sinh sản. Liệu viêm cổ tử cung có gây chậm kinh?

Triệu chứng chính của viêm lộ tuyến cổ tử cung là tăng tiết khí hư. Nếu bị nhẹ có thể không có triệu chứng toàn thân, nhưng tình trạng kéo dài viêm lan dọc theo dây chằng tử cung đến khoang chậu, có thể gây đau vùng bụng, sưng vùng bụng dưới và bụng kinh. Viêm cổ tử cung cũng có thể gây chảy máu bất thường, đặc biệt là khi quan hệ.

Chị em bị viêm cổ tử cung kinh nguyệt cũng đến đúng lịch và không có bất thường gì. Viêm cổ tử cung không gây chậm kinh nhưng có thể khiến máu kinh ra ít do cổ tử cung dính chặt. Tuy viêm cổ tử cung không ảnh hưởng nhiều đến kinh nguyệt nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến khả năng mang thai, sinh đẻ “thiên chức làm mẹ”.

Viêm nhiễm tại cổ tử cung có thể lan đến các bộ phận sinh dục phía trên như vòi trứng, buồng trứng, vùng chậu và các cơ quan lân cận. Khi đó viêm nhiễm diện rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh phụ khoa nguy hiểm như viêm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung, viêm phần phụ và ảnh hưởng tới kinh nguyệt.

Ngoài ra, các bệnh lý khác cũng có liên quan tới hiện tượng trễ kinh như cường giáp, suy buồng trứng, đa nang buồng trứng, u xơ tử cung. Các nguyên nhân khác không phải bệnh lý cũng gây ra chậm kinh như chậm kinh sinh lý trong độ tuổi dậy thì hoặc tiền mãn kinh, thời gian cho con bú, tác dụng phụ khi uống thuốc tránh thai, thuốc trị trầm cảm, thuốc huyết áp, thuốc hóa trị, stress, căng thẳng quá độ, vận động thể chất quá nhiều, thiếu cân.

3. Cách trị viêm cổ tử cung hiệu quả

Cách chữa bệnh viêm cổ tử cung hiệu quả
Cách chữa bệnh viêm cổ tử cung hiệu quả

Viêm cổ tử cung có gây chậm kinh đã được giải thích ở trên và để điều trị hiệu quả chia bệnh làm 2 loại cấp tính và mãn tính. Mỗi trường hợp sẽ có cách điều trị khác nhau. Cụ thể cách điều trị như sau:

3.1. Viêm cổ tử cung cấp tính

Điều trị chủ yếu bằng thuốc kháng sinh, mục tiêu điều trị toàn thân, chữa khỏi bệnh triệt để, nhằm ngăn chặn nguy cơ phát triển thành dạng mãn tính. Loại thuốc được khuyến cáo cho bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung do lậu cầu là ceftriaxone (ceftriaxone sodium) và các loại thuốc thay thế bao gồm spectinomycin, penicillin, ofloxacin, levofloxacin, enoxacin, …cần điều trị đồng thời bằng bổ sung thêm doxycycline. Còn do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis và Neisseria gonorrhoeae thì phải điều trị cả bạn tình.

Lưu ý sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, dùng đúng liều, đúng lượng và đúng liệu trình, tránh tự ý mua thuốc và sử dụng bừa bãi, không theo chỉ định.

3.2. Viêm cổ tử cung mãn tính

Điều trị chủ yếu tại chỗ và sử dụng các phương pháp điều trị kết hợp khác cho các tổn thương khác nhau. Trong đó có thể kể đến các phương pháp phổ biến như: vật lý trị liệu và điều trị bằng thuốc.

Vật lý trị liệu

  • Nhiệt trị liệu: Trước khi tiến hành phương pháp điều trị này, cần vệ sinh sạch sẽ âm đạo, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê và dùng nhiệt nóng từ dòng điện cao tần để phá hủy mô niêm mạc viêm cổ tử cung và hạn chế nhiễm trùng.
  • Áp lạnh: Sử dụng chất nitơ lỏng bay hơi ở nhiệt độ cực thấp dưới 50 độ C. Luồng nito này được dẫn truyền qua một dụng cụ chuyên biệt để tiếp cận tới vùng viêm, đông cứng, hoại tử, thoái hóa và rơi ra khỏi mô bị viêm, đồng thời vết thương có thể được phục hồi nhằm mục đích chữa khỏi bệnh.
  • Laser: Phương pháp điều trị bằng laser CO2 để cacbon hóa và làm vỡ mô bị viêm, sau đó lớp bong ra, vết thương được bao phủ bởi biểu mô mới.
  • Liệu pháp vi sóng: Cách điều trị này rất mới, khi điện cực vi sóng chạm vào mô bệnh tại chỗ, nó sẽ tạo ra một dải nhiệt nhỏ trong tích tắc để đạt được mục đích đông máu.
  • Bức xạ hồng ngoại: Bức xạ hồng ngoại được sử dụng để làm đông máu, hoại tử và rơi ra khỏi các mô cục bộ tạo thành các vết loét nông không viêm. Phương pháp này ít tác dụng phụ, dịch âm đạo sau mổ ít hơn, vảy bong ra mỏng và nhanh.

Điều trị bằng thuốc

Điều trị viêm cổ tử cung bằng thuốc
Điều trị viêm cổ tử cung bằng thuốc

Thụt rửa âm đạo: Sử dụng thuốc tím 1: 5000 rửa âm đạo trước khi dùng thuốc.

Bôi thuốc tại chỗ:

  • Bạc nitrat: Sau khi rửa âm đạo, có thể nhúng 10 – 20% bạc nitrat vào tăm bông rồi bôi lên vùng kín, bôi thuốc 1 lần/tuần, 2 – 4 lần mỗi đợt điều trị. Sau khi bôi thuốc, dùng bông gòn thấm nước muối sinh lý chà xát một phần.
  • Dung dịch kali dicromat: Có tác dụng khử trùng, giảm sưng tấy. Cách làm đơn giản, dung dịch thuốc dễ bào chế, liều lượng ít, ít tác dụng phụ, dễ thực hiện, phù hợp với các đơn vị cơ sở hoặc sau khi khảo sát tổng quát.
  • Diressulin (liệu pháp Aibo): Buổi tối rửa sạch âm hộ, nhỏ 1 viên vào sâu trong âm đạo, bôi thuốc 12 lần cho một đợt điều trị, sau khi hết thuốc thì kiểm tra lại sau khi hành kinh.

Liệu pháp miễn dịch: Cách này rất đơn giản chỉ cần thay đổi thói quen vệ sinh, chế độ dinh dưỡng và tập luyện để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống chọi lại mầm bệnh.

Điều trị bằng thảo dược: So với các phương pháp điều trị trên, điều trị bằng thảo dược sẽ an toàn hơn, không gây tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài. Các thảo dược được ứng dụng rộng rãi điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung đó là Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây ký ninh như một loại “kháng sinh tự nhiên” giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh, đồng thời tăng cường sức đề kháng của cơ thể, cân bằng môi trường âm đạo và làm lành tổn thương do viêm nhiễm. Đặc biệt, khi kết hợp với Immune Gamma được chiết xuất từ vách vi khuẩn có lợi sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch, tăng cường sản sinh lợi khuẩn, ức chế hại khuẩn và ngăn chặn bệnh tái phát.

4. Phòng ngừa mắc bệnh viêm cổ tử cung ở nữ giới

Viêm cổ tử cung có gây chậm kinh trong và sau khi điều trị cũng cần phải có biện pháp phòng ngừa để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Chị em cần chú ý:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày với dung dịch vệ sinh chuyên dụng, nên chọn loại chứa Nano bạc, pH = (4-6), chè xanh, tinh dầu bạc hà, dịch chiết mít giúp giảm ngứa, kháng khuẩn và khử mùi hôi hiệu quả.
  • Rửa vùng kín nhiều hơn vào những ngày có kinh, trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, cần bổ sung cho cơ thể thật nhiều nước và vitamin C để tăng cường sức khỏe.
  • Vận động tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, hỗ trợ cho quá trình điều trị.
  • Khám phụ khoa định kỳ để phát hiện bệnh, chữa trị kịp thời, dứt điểm.

Như vậy, chị em đã giải đáp được thắc mắc “viêm cổ tử cung có gây chậm kinh?” cũng như biết cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

Bài viết liên quan: [Giải đáp] bị viêm cổ tử cung có lây cho chồng không?

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

    TÌM HIỂU VÀ ĐẶT MUA NỮ VƯƠNG NEW CHÍNH HÃNG TẠI DP VINH GIA