Viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tham vấn Y khoa:
Ths.Bs Lê Thị Hải

Ngày đăng:
24 Tháng năm 2023

Lần cập nhật cuối:
27 Tháng mười hai 2023

Số lần xem:
998

Viêm đại tràng là bệnh đường tiêu hóa khá phổ biến có tỷ lệ tái phát cao do việc phòng ngừa và điều trị vẫn chưa được thực hiện đúng cách. Dưới đây là tổng hợp những điều cần biết về bệnh lý này, hi vọng sẽ giúp người bệnh hiểu về viêm đại tràng và có cách điều trị thích hợp, an toàn, hiệu quả.

1. Viêm đại tràng là gì?

Tìm hiểu chung về viêm đại tràng
Tìm hiểu chung về viêm đại tràng

Đại tràng là phần cuối cùng của ống tiêu hóa trong cơ thể dài khoảng 1,2m. Đại tràng có vai trò nhận thức ăn đã tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non, hấp thụ nốt lượng nước và muối khoáng từ thức ăn cùng với sự hỗ trợ của vi khuẩn tạo bã để phân hủy thức ăn thành phân. Khi thức ăn đã tiêu hóa hấp thụ đủ, đại tràng thực hiện co bóp bài tiết phân qua trực tràng và thải ra ngoài. Vì là bộ phận phân hủy thức ăn nên nên vi khuẩn có nhiều cơ hội sinh sôi rồi gây bệnh, dễ bị viêm nhiễm. Viêm đại tràng xảy ra khi quá trình viêm nhiễm gây ra tổn thương lên niêm mạc đại tràng với những mức độ nặng nhẹ khác nhau. Khi bị viêm đại tràng người bệnh sẽ có cảm giác đau tức vùng bụng dưới như có tảng đá đè lên, đại tiện bất thường, phân không thành khuôn, kèm theo đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng.

2. Nguyên nhân của bệnh viêm đại tràng

Bệnh viêm đại tràng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân mà phần lớn là do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa xuất phát từ thói quen ăn uống và sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh vô tình tạo điều kiện để các vi khuẩn và virus có cơ hội xâm nhập vào cơ thể. Với từng giai đoạn viêm đại tràng lại có những nguyên nhân khác nhau cấu thành bệnh, cụ thể là: 

Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng phần lớn là do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng phần lớn là do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Viêm đại tràng cấp tính: Nguyên nhân chính dẫn đến viêm đại tràng cấp tính được xác định phần lớn là do chế độ sinh hoạt và ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Một số trường hợp viêm đại tràng là do người bệnh bị ngộ độc thực phẩm và dị ứng với một số loại đồ ăn. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân nữa như nhiễm khuẩn đường ruột do người bệnh không cẩn thận sử dụng những thực phẩm nhiễm khuẩn, chưa được nấu chín hay do nguồn nước bị ô nhiễm. Một số loại vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh là các loại ký sinh trùng như giun đũa, giun tóc, giun kim, lỵ amip hay các loại vi khuẩn như vi khuẩn lao, vi khuẩn tả (Vibrio cholerae), vi khuẩn E.coli, vi khuẩn thương hàn (Salmonella), lỵ trực khuẩn (Shigella) hoặc các loại nấm hay siêu vi thường gặp như Rotavirus.

Viêm đại tràng mãn tính: Viêm đại tràng mãn tính thì được chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính là nhóm có nguyên nhân và nhóm không nguyên nhân.

  • Nhóm có nguyên nhân: Ban đầu là tình trạng viêm đại tràng cấp gây ra do người bệnh bị nhiễm độc hay nhiễm trùng đường ruột bởi một số vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra như vi khuẩn E.coli, vi khuẩn tả, lỵ amip… Nhưng do không được điều trị kịp thời và dứt điểm khiến bệnh trầm trọng hơn và phát triển lên thành viêm đại tràng mãn tính.
  • Nhóm không có nguyên nhân: Một số người bệnh bị viêm đại tràng mãn tính nhưng không tìm được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh.

3. Đối tượng dễ mắc bệnh viêm đại tràng

  • Tuổi tác: Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đại tràng là người trưởng thành và người cao tuổi. 
  • Tình trạng táo bón kéo dài: Với những người bị táo bón kéo dài trong một thời gian kèm theo là các triệu chứng như đi ngoài ra máu hay đau bụng âm ỉ cũng dễ dẫn đến viêm đại tràng.
  • Tâm lý căng thẳng: Người thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, stress kéo dài và chế độ ăn uống thất thường, không đảm bảo dinh dưỡng khiến tinh thần và thể chất bị ảnh hưởng cũng dẫn đến khả năng bị viêm đại tràng
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học: Những người có thói quen hút thuốc lá hay uống rượu bia, sử dụng các sản phẩm có chất bảo quản… thì có nguy cơ mắc viêm đại tràng cao hơn những người bình thường. Do những thành phần có trong những thực phẩm hay đồ uống trên có thể gây tổn thương đến lớp niêm mạc đại tràng và dẫn đến tình trạng viêm đại tràng.
  • Người bị bệnh Crohn hoặc bệnh lao: Người mắc hai bệnh lý này có nguy cơ mắc viêm đại tràng cao hơn những người khác.
Người bị bệnh Crohn có nguy cơ cao dễ mắc bệnh viêm đại tràng
Người bị bệnh Crohn có nguy cơ cao dễ mắc bệnh viêm đại tràng
  • Có bệnh lý về đường ruột: Bệnh lý như thiếu máu cục bộ đại tràng, viêm ruột… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng.
  • Thường xuyên sử dụng thực phẩm mất vệ sinh: Người thường xuyên ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thức ăn chưa được nấu chín hay do nguồn nước uống bị ô nhiễm thì đường ruột dễ bị nhiễm khuẩn và các loại vi khuẩn như E. coli, virus Rota, lỵ amip, sán… dễ xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm, tổn thương niêm mạc đại tràng.
  • Dùng thuốc kháng sinh kéo dài, không theo chỉ dẫn: Việc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh không theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể người bệnh nói chung và có thể mắc bệnh đại tràng.
  • Người bị nhiễm độc: Những người làm việc và sống trong môi trường bị nhiễm độc dễ bị viêm đại tràng cấp.

4. Triệu chứng viêm đại tràng

Những biểu hiện dễ nhận biết của viêm đại tràng
Những biểu hiện dễ nhận biết của viêm đại tràng

Có thể nhận biết viêm đại tràng qua những dấu hiệu, triệu chứng đặc trưng của từng trường hợp:

4.1. Triệu chứng viêm đại tràng mãn tính

Tùy theo các triệu chứng phối hợp với nhau mà chia ra các thể bệnh sau:

  • Thể tiêu lỏng và đau bụng: Người bệnh thấy đau bụng từng lúc, buồn đại tiện, đi tiêu xong thì mới hết đau, mỗi ngày đi tiêu 3 – 4 lần, thường vào buổi sáng lúc ngủ dậy và sau khi ăn xong, ít đi vào buổi chiều và không đi về đêm. Phân lần đầu có thể đặc nhưng không thành khuôn, những lần sau phân lỏng, nhầy, đa số trường hợp là phân nát hay phân sống. Những cơn đau trước mỗi lần đi tiêu thường bắt đầu dọc khung đại tràng nhưng thường ở hố chậu bên trái hoặc bên phải và sau khi đi tiêu được thì hết đau bụng. thấy dễ chịu.
  • Thể táo bón và đau bụng: Triệu chứng là táo bón, phân khô, ít và cứng, đau bụng, thường gặp ở người lớn tuổi và nữ giới.
  • Thể táo bón và tiêu lỏng xen kẽ nhau từng đợt: Táo bón rồi tiêu lỏng, diễn biến nhiều năm nhưng thể trạng người bệnh cũng như sinh hoạt vẫn bình thường, bụng thường đầy hơi.

4.2. Triệu chứng viêm đại tràng cấp tính

  • Viêm đại tràng cấp tính do lỵ amip: Triệu chứng của tình trạng này là người bệnh đau bụng quặn từng cơn, buồn đại tiện liên tục, nhưng mỗi lần đi tiêu chỉ có một ít phân, có máu và chất nhầy kèm theo phân.
  • Viêm đại tràng cấp do lỵ trực khuẩn: Triệu chứng thường thấy là sốt, đau bụng, đi ngoài phân lỏng có máu, trong một ngày đêm đi nhiều lần phân lẫn máu, phân có màu như máu cá. Đặc biệt, nếu do Shigella shiga thì số lần đi tiêu không thể đếm được (phân chảy ra theo đường hậu môn, không thành khuôn), mất nước và chất điện giải nhiều rất dễ gây trụy tim mạch.
  • Viêm đại tràng cấp do các nguyên nhân khác: Thể bệnh này có triệu chứng đau bụng là chủ yếu, đau thắt bụng dưới, đau từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng, đau do co thắt đại tràng, có khi gây cứng bụng, tiêu chảy xảy ra đột ngột, phân toàn nước (có thể có máu, nhầy), người mệt mỏi, gầy nhanh.

5. Các biến chứng của viêm đại tràng

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm đại tràng
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm đại tràng

Viêm đại tràng có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, làm tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong, thường gặp ở bệnh nhân viêm loét đại tràng và bệnh crohn. Các biến chứng người bệnh đại tràng có thể gặp là bị chít hẹp đại tràng, rò ruột, áp xe đại trực tràng, thủng ruột hoặc phình đại tràng nhiễm độc. Ngoài ra, các biến chứng ngoài đường tiêu hóa có thể gặp như loãng xương, tình trạng tăng đông, thiếu máu, sỏi mật, loét áp tơ, viêm đường mật xơ hóa nguyên phát, viêm khớp… Nếu không kịp thời phát hiện thì khả năng điều trị dứt điểm thấp, rất dễ tái phát và đặc biệt có nguy cơ phát triển.

Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh viêm đại tràng mãn tính làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng từ 20- 30% người bị viêm đại tràng đặc biệt nếu bệnh kéo dài. Ung thư đại tràng là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm đại tràng. Các chuyên gia cho biết, nguy cơ viêm đại tràng “ung thư hóa” sẽ tích lũy theo thời gian và có thể bắt đầu xuất hiện khi kéo dài từ 7-10 năm. Lúc này niêm mạc đại tràng bị viêm loét kéo dài và tái phát liên tục, các tế bào biểu mô có nguy cơ bị loạn sản và chuyển thành ác tính gây ra ung thư.

6. Viêm đại tràng có lây truyền được không?

Viêm đại tràng không phải là căn bệnh có khả năng lây truyền từ người này qua người khác, nếu chỉ thông qua tiếp xúc trong môi trường sống. Nhưng nếu người bệnh bị viêm đại tràng do nguyên nhân là từ chủng lỵ amip, lậu hay AIDS thì nguy cơ bị lây nhiễm là có thể xảy ra nếu có dùng chung bơm kim tiêm hay quan hệ tình dục.

Xem thêm: [CẨM NANG] Bệnh viêm đại tràng có di truyền không?

7. Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm đại tràng

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng thiếu máu, tình trạng nhiễm trùng hoặc các nguyên nhân miễn dịch khác.
  • Xét nghiệm mẫu phân: Xét nghiệm phân có thể biết hồng cầu, bạch cầu hoặc ký sinh trùng trong phân có thể giúp chẩn đoán nguyên nhân viêm đại tràng chính xác hơn.
Xét nghiệm mẫu phân giúp chẩn đoán bệnh viêm đại tràng chính xác hơn
Xét nghiệm mẫu phân giúp chẩn đoán bệnh viêm đại tràng chính xác hơn
  • Nội soi đại tràng: Bác sĩ sẽ xem toàn bộ ruột kết bằng một ống mỏng, linh hoạt, có ánh sáng và được gắn camera ở đầu. Trong quá trình nội soi, bác sĩ cũng có thể lấy các mẫu mô nhỏ (sinh thiết) nhằm khẳng định chẩn đoán chính xác hơn.
  • Nội soi đại tràng sigma: Bác sĩ sử dụng một ống nội soi mảnh, linh hoạt, có ánh sáng để kiểm tra trực tràng và đại tràng xích ma – phần dưới của đại tràng.
  • Chụp X-quang: Bác sĩ có thể chụp X-quang vùng bụng tiêu chuẩn để loại trừ các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như thủng ruột kết, tắc ruột nếu thấy người bệnh có các triệu chứng nghiêm trọng.
  • Chụp cắt lớp: Chụp CT vùng bụng hoặc xương chậu có thể được thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ biến chứng từ viêm đại tràng. Chụp CT cũng có thể tiết lộ mức độ viêm của ruột kết.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) ruột non và cộng hưởng từ (MR) ruột: Bác sĩ có thể đề nghị một trong những xét nghiệm không xâm lấn này khi muốn loại trừ bất kỳ chứng viêm nào trong ruột non. Các xét nghiệm này nhạy cảm hơn để xác định tổn thương cũng như biến chứng trong ruột non so với các xét nghiệm hình ảnh thông thường.

Xem thêm: Các xét nghiệm viêm đại tràng cần phải có khi điều trị

8. Điều trị viêm đại tràng

8.1. Điều trị nội khoa

Điều trị viêm đại tràng bằng thuốc dựa vào triệu chứng và nguyên nhân
Điều trị viêm đại tràng bằng thuốc dựa vào triệu chứng và nguyên nhân

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị dành riêng cho bệnh viêm đại tràng và bác sĩ thường kê đơn thuốc với mục đích giúp người bệnh giảm các triệu chứng khó chịu từ bệnh và hạn chế các triệu chứng bùng phát  nặng hơn. Theo đó, các nhóm thuốc sẽ được chia dựa theo triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh như:

  • Nhóm thuốc giảm đau, chống co thắt đại tràng
  • Nhóm thuốc chống viêm
  • Nhóm thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng, kháng nấm, kháng ký sinh trùng
  • Nhóm thuốc cầm tiêu chảy, trị táo bón;
  • Có thể bổ sung nước và các chất điện giải.

8.2. Phẫu thuật

Khi bệnh diễn tiến nặng và việc sử dụng thuốc không đem lại hiệu quả cho người bệnh thì phẫu thuật cắt bỏ một đoạn đại tràng bị viêm hay toàn bộ đại tràng có thể là một lựa chọn. Có 2 phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng là phẫu thuật mổ mở và phẫu thuật nội soi. Áp dụng cách phẫu thuật nào tùy vào tình trạng của người bệnh, vào vị trí vết viêm hay mức độ tổn thương. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ là giải pháp cuối cùng khi tình trạng viêm đã nghiêm trọng và không thể điều trị bằng bất kỳ phương pháp nào khác.

8.3. Chế độ sinh hoạt

Cùng với điều trị này thì người bệnh viêm đại tràng cần lưu ý:

  • Nên có thời gian biểu sinh hoạt một cách khoa học, phân chia thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh tình trạng căng thẳng.
  • Cần có chế độ dinh dưỡng bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như protein từ thịt gà, thịt lợn, thịt vịt; omega-3 từ cá; probiotics từ sữa chua, thức uống lên men; vitamin C từ hoa quả và luôn ăn chín, uống sôi. Người bệnh cần chú ý:
    • Người bệnh táo bón thì không nên ăn nhiều chất béo, tăng cường ăn rau củ quả để bổ sung chất xơ và chia nhỏ các bữa ăn
    • Người bệnh bị tiêu chảy thì nên tránh ăn chất xơ dạng không tan như cellulose, không ăn đồ sống, trái cây cần được gọt bỏ vỏ.
  • Bổ sung nước mỗi ngày để tránh để cơ thể mất nước nhưng cần uống nước hợp lý để không bị đầy bụng, trướng hơi.
  • Tăng cường các hoạt động thể chất, tập thể thao giúp cơ thể nâng cao sức khỏe và sảng khoái tinh thần.

Xem thêm:

9. Cách phòng ngừa bệnh viêm đại tràng

Mách bạn một số cách giúp phòng ngừa bệnh viêm đại tràng hiệu quả
Mách bạn một số cách giúp phòng ngừa bệnh viêm đại tràng hiệu quả

Viêm đại tràng là căn bệnh phổ biến và nguyên nhân chính là do vấn đề vệ sinh thực phẩm và những thói quen sinh hoạt xấu gây ra. Do đó điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như tự tạo cho bản thân thời gian biểu khoa học là chìa khóa giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng. Người bệnh nên hạn chế đồ ăn chế biến sẵn trong siêu thị, những thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, thực phẩm chứa cafein, đồng thời tránh xa rượu, bia và thuốc lá. Nên uống nhiều nước, dùng thực phẩm ít chất béo, tăng cường chất xơ trong chế độ ăn, đồng thời tránh căng thẳng, stress và nên vận động bằng cách thể dục hàng ngày. Nên đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh tật, phát hiện và điều trị sớm bệnh viêm đại tràng.

Để giúp việc điều trị viêm đại tràng thêm hiệu quả và ngăn ngừa bệnh tái phát thì người bệnh có thể bổ sung thêm lợi khuẩn từ men vi sinh. Nên chọn men vi sinh có chứa hai loại lợi khuẩn là probioticsprebiotics, được sản xuất bằng công nghệ lab2pro. Đây là công nghệ hiện đại sẽ giúp lợi khuẩn có thể sống tốt trong suốt quá trình tiêu hóa và phát huy tác dụng. Men vi sinh sẽ giúp người bệnh ăn ngon miệng, tránh được các bệnh đường tiêu hóa, hấp thu tốt nhất các dưỡng chất từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày và giúp cải thiện nhanh tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, đặc biệt là viêm đại tràng cấp, mãn tính. Chi tiết về sản phẩm xem TẠI ĐÂY.

Những điều cần biết liên quan đến bệnh viêm đại tràng được chia sẻ trên đây hi vọng sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về bệnh lý này và có cách điều trị hiệu quả tránh để bệnh có biến chứng. 

 

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 089650950919001259 hoặc Email : songkhoe@bacsituvan.vn

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí - Toàn bộ thông tin Vinh Gia cam kết giữ kín.

     

    Để lại một bình luận